TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: [Tham Khảo-Tổng Hợp] Tàng thư về Pháp giới và Pháp khí

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Hang gấu
    Bài viết
    192
    Xu
    0

    [Tham Khảo-Tổng Hợp] Tàng thư về Pháp giới và Pháp khí

    Phần 1 : Ý nghĩa của từ Pháp giới và Pháp khí

    Pháp:

    Chữ PHÁP có rất nhiều nghĩa, tùy theo trường hợp mà giải thích.

    Nghĩa thông thường thì Pháp là Pháp luật, khuôn phép đặt ra để mọi người tuân theo cho có trật tự và ổn định, an toàn trong cuộc sống trong quốc gia xã hội.

    Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, chữ Pháp có nghĩa rất rộng. Tiếng Phạn là DHARMA dịch ra Hán văn là PHÁP:

    "Bất kỳ việc chi, dầu nhỏ dầu lớn, dầu hữu hình hay vô hình, tốt hoặc xấu, chơn thật hay hư vọng, đều có thể gọi là Pháp. Từ những nguyên tắc, những lẽ thường, lý nhỏ cho đến tôn giáo, cái luật chung bao gồm vũ trụ làm một với hư không, cũng gọi là Pháp. Song, người ta thường dùng chữ Pháp để chỉ về Đạo lý của Phật."

    Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy chư Tỳ Kheo:

    "Đối với cái Pháp, chớ nên chấp có, mà cũng chớ nên chấp không. Hãy giữ cho tự nhiên. Cái Pháp mà Đức Phật thuyết để độ chúng sanh, chẳng khác chiếc bè. Hễ giác ngộ rồi thì chẳng còn nương vào pháp nữa."
    Trong Trí Độ Luận có chép rằng:

    "Tất cả Pháp phân ra làm ba món: Hữu vi pháp, Vô vi pháp, Bất khả thuyết pháp. Ai có đủ ba món pháp ấy thì có tất cả Pháp."
    Trong Vô Lượng Thọ Kinh có nói:

    "Bồ Tát giác ngộ và hiểu rõ ràng các Pháp, mọi sự vật như mộng (giấc chiêm bao), ảo (trò biến hóa), hưởng (tiếng dội), lại biết rằng Pháp như điển (lằn điển chớp), ảnh (cái bóng của thân hình). Rốt cuộc thì được đạo Bồ Tát, có đủ các công đức căn bổn, được thọ ký thành Phật. Các Ngài đều thông đạt cái tánh của các Pháp, tất cả đều không, vô ngã,"
    Trong Kinh Du Già có biên năm thứ Pháp:

    1. Giáo pháp (pháp dạy).
    2. Hạnh pháp (pháp thi hành).
    3. Nhiếp pháp (pháp giữ lấy).
    4. Thọ pháp (pháp lãnh thọ)
    5. Chứng pháp (pháp tu đắc)."

    Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PG VN:
    "Pháp là từ chỉ chung hết thảy mọi sự vật, hiện tượng, dù là to nhỏ, hữu hình vô hình, chân thực hư vọng. Sự vật cũng là vật, đạo lý cũng là vật, tất cả đều là Pháp cả."
    Tóm lại, chữ Pháp có nghĩa rất rộng, sau đây là 6 nghĩa thường dùng nhứt:

    1. PHÁP: Pháp luật, các Luật đặt ra để quản lý việc Đời hay việc Đạo. Td: Hiến pháp. Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, Pháp chánh, Pháp nhân, Pháp lý, v.v....
    2. PHÁP: Cách thức giải quyết công việc. Td: Phương pháp, Giải pháp,....
    3. PHÁP: Giáo lý, giáo thuyết của một nền tôn giáo. Td: Giáo pháp, Thuyết pháp, Hoằng pháp, Pháp môn, Pháp thí, Bí pháp, Thể pháp,....
    4. PHÁP: Phép thuật, các phép bí tích. Td: Hành pháp Giải oan, Hành pháp Đoạn căn,....
    5. PHÁP: Một bảo trong Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

    Pháp là quyền năng biến hóa vô đối của Đức Chí Tôn Thượng Đế. Đức Chí Tôn là Phật, Đức Chí Tôn khai Bát quái mà tác thành CKTG nên mới gọi là Pháp, Pháp có mới sanh CKVV rồi mới có người nên gọi là Tăng. Đức Chí Tôn là Phật chủ cả Pháp và Tăng.

    6. PHÁP: Nghĩa tổng quát: Pháp là tất cả các sự, các việc, các vật, các hiện tượng, dù nhỏ dù lớn, dù thấy được hay còn ẩn kín không thấy được, dù hữu hình hay vô hình, tốt hay xấu, thiện hay ác, chơn hay giả, đơn giản hay phức tạp.

    Td: Tự nhiên pháp là tất cả hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên như: Gió, mưa, bão, thủy triều,.... Các pháp nầy chẳng tạo ra mà chẳng mất đi, chỉ là sự biến hóa từ trạng thái nầy sang trạng thái khác.
    CKTG: Càn Khôn Thế giới.
    CKVV: Càn Khôn Vạn vật.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Banhmitrung, ngày 23-11-2009 lúc 16:50.
    ---QC---
    TẠM THỜI QUY ẨN


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Hang gấu
    Bài viết
    192
    Xu
    0

    Mặc định



    Pháp bảo (Pháp bửu):法寶
    Bảo hay Bửu là quí báu. Pháp bảo hay Pháp bửu có 4 nghĩa sau đây:
    1. Pháp: là một trong Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.
    Pháp bảo là ngôi Pháp quí báu. Đó là ngôi thứ nhì trong Thượng Đế ba ngôi: Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thứ nhì ấy chính là Đức Phật Mẫu.
    "Đức Chí Tôn là Phật, Phật chiết tánh biến ra Pháp, là ngôi thứ nhì thuộc Âm, là Phật Mẫu. Nhưng chúng ta không biết cái bí mật ấy, là khí Âm Dương phối hiệp biến hình, mà Phật Mẫu dùng gì để tạo nên cơ quan hữu vi nầy, vì bởi Phật Mẫu dùng khối Sanh quang có năng lực vận hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được. Khi biến ra hữu tướng là nước, lửa, gió, rồi nước lửa gió vận hành biến ra vạn vật, đi từ Hỗn Nguơn Khí, Hư Vô Khí, đến Huyền Ảnh Khí, rồi mới biến ra vạn vật, tức là Huyền Ảnh Khí biến ra nhơn hình vậy, ấy là Tăng." (TĐ ĐPHP)
    Vậy trong CKVT có ba ngôi gọi là Tam Bảo:
    • Ngôi thứ nhứt là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là Phật bảo: Ngôi Dương.
    • Ngôi thứ nhì là Đức Phật Mẫu, tức Pháp bảo: Ngôi Âm
    • Ngôi thứ ba là Tăng, tức là Vạn linh trong CKVT.
    2. Pháp: là phép thuật huyền diệu.
    Pháp bảo (Pháp bửu) hay Bửu pháp là những vật có pháp thuật huyền diệu của các Đấng thiêng liêng.
    • Đức Hộ Pháp có 2 pháp bửu là: Giáng Ma Xử và Kim Tiên.
    • Đức Thượng Phẩm có 2 pháp bửu: Long Tu Phiến và Phất chủ
    • Đức Thượng Sanh có 2 pháp bửu: Thư Hùng Kiếm và Phất chủ
    • Đức Quyền Giáo Tông tức Lý Thiết Quả có hai pháp bửu là: Hồ Lô và Gậy sắt.
    • Tám món pháp bửu của Bát Tiên được gọi là Bát bửu.
    Pháp xa: chiếc xe huyền diệu, tức là chiếc xe Tiên.
    3. Pháp: Giáo lý. Pháp bửu là giáo lý quí báu.
    Khi Đức Phật Thích Ca còn sanh tiền, Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử rằng: Khi Ta tịch rồi, Ta để cái Pháp lại. Hãy coi nó như Ta. Tôn kính Ta thế nào thì sùng thượng cái Pháp cũng thế ấy....
    Cái Pháp của Phật, tức là giáo lý của Phật để lại cho nhơn loại, cứ đúng theo đó mà tu thì được giải thoát luân hồi.
    Giáo lý ấy quí báu hơn tất cả vàng bạc châu báu nên mới được gọi là Pháp bảo.
    4. Pháp: là những món cần dùng.
    Trong các chùa Phật, các vị sư xem các món sau đây rất quí báu như: Tượng Phật, Kinh điển, Chuông mõ, áo cà sa, cây tích trượng, bình bát, nên gọi các thứ ấy là pháp bảo của chùa.
    TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
    CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
    TẠM THỜI QUY ẨN

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  5. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Hang gấu
    Bài viết
    192
    Xu
    0

    Mặc định

    Cửu Thiên Huyền Nữ - Cửu Thiên Nương Nương:

    • 九天玄女 - 九天娘娘
    • A: Buddha-Mother.
    • P: Buddha-Mère
    Cửu: Chín, thứ chín. Thiên: từng Trời. Huyền: sâu kín, huyền diệu, mầu nhiệm. Nữ: người phụ nữ.
    Nương Nương: tiếng gọi bà Hoàng Hậu ở thế gian; còn nơi cõi thiêng liêng, Nương Nương là tiếng gọi người phụ nữ cao trọng nhứt, đó là Ðức Thiên Hậu, Ðức Mẫu Hậu mà Ðạo Cao Ðài thường gọi là Ðức Phật Mẫu.
    Cửu Thiên là từng Trời thứ 9, từng Trời cao nhất trong Cửu Trùng Thiên, có tên là Tạo Hóa Thiên.
    Cửu Thiên Huyền Nữ, nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9. Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.
    Cửu Thiên Nương Nương, nghĩa đen là Ðấng Thiên Hậu ở từng Trời thứ 9. Ðây cũng là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.
    Nhơn loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu. Sử ký chép như sau:
    Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.
    Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.
    Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.
    Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.
    Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.
    Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.
    Trong buổi Lễ Hội Yến DTC lần đầu tiên tổ chức tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư ở số 134 đường Bourdais SàiGòn vào Trung Thu năm Ất Sửu (1925), Ðức Phật Mẫu cùng Cửu Vị Tiên Nương giáng cơ, mỗi vị cho một bài thi, mà bài thi của Ðức Phật Mẫu khoán thủ bốn chữ: Cửu Thiên Huyền Nữ, chép ra như sau:
    CỬU kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên,
    THIÊN Thiên cửu phẩm đắc cao huyền.
    HUYỀN hư tác thế Thần Tiên Nữ,
    NỮ hảo thiện căn đoạt cửu Thiên.Viết ra Hán văn:Phần Hán văn chưa thực hiện được.
    Xin kính cáo.Nghĩa là: Ðức Phật Mẫu thọ sắc lịnh của Ðức Chí Tôn giáng trần kiếp thứ 9 vào thời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu,
    Nơi cõi Trời, Cửu phẩm Thần Tiên đều cao siêu và huyền diệu.
    Ðức Phật Mẫu huyền diệu nơi cõi Hư Vô tạo ra các cõi trần và các Ðấng Thần Tiên Nữ phái,
    Người phụ nữ nào có lòng tốt và có căn lành thì đoạt đặng phẩm vị trong 9 từng Trời.
    DTC: Diêu Trì Cung.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Diêu Trì Kim Mẫu - Phật Mẫu Diêu Trì:

    • 瑤池金母 - 佛母瑤池
    • A: Buddha-Mother.
    • P: Bouddha-Mère.
    Kim Mẫu: là từ nói tắt của danh hiệu: Kim Bàn Phật Mẫu, nghĩa là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung. Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu chứa các nguyên chất để tạo ra chơn thần cho vạn linh.
    * Diêu Trì Kim Mẫu là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
    * Phật Mẫu Diêu Trì là Đức Phật Mẫu ở Diêu Trì Cung.
    Đây là hai danh hiệu của Đức Phật Mẫu.


    I. Đức Phật Mẫu là ai?
    Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, khi chưa có Trời Đất, còn trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí).
    Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng.
    Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực duy nhứt, là Đại Hồn của một Đấng duy nhứt được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường gọi là Đức Chí Tôn.
    Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi: Dương Quang và Âm Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Chí Tôn mà thôi. Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.
    Vậy, nguồn gốc của Đức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Đức Chí Tôn. (Khi Đức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu thì Đức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Đấng khác để chưởng quản tới đó).
    Vũ trụ tới đây đã có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Đấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
    Sau đó, Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ.
    Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. (Vạn linh gồm đủ Bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn).
    Rồi Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. (Chúng sanh gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại).
    PMCK:Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.
    * Mỗi một người nơi cõi thiêng liêng đều có 2 thể:
    • Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Đức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh, có được sự sống và biết gìn giữ sự sống ấy.
    • Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay Hình hài thiêng liêng, do Đức Phật Mẫu tạo ra và ban cho để làm hình thể vô vi, bao bọc Chơn linh.
    Do đó, con người nơi cõi thiêng liêng gọi Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, gọi Đức Phật Mẫu là Đại Từ Mẫu. Ấy là 2 Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cõi Hư linh.
    Khi con người ấy đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy:
    * Một con người nơi cõi phàm trần có 3 thể:
    • Chơn linh (đã giải ở trên) do Đức Chí Tôn ban cho.
    • Chơn thần (đã giải ở trên) do Đức Phật Mẫu tạo ra.
    • Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra.
    Như thế, một con người nơi cõi phàm trần, ngoài hai Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng, còn có thêm hai vị cha mẹ phàm trần nữa.
    Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong CKVT hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di-Lạc, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Chúa Jésus, vv...Tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.
    Hiện nay, Đức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.
    Theo DLCK, Đức Phật Mẫu cùng các vị Phật: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cõi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.
    Đức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh hiệu khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây:
    • Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.
    • Diêu Trì Kim Mẫu, vì Đức Phật Mẫu ngự tại DTC.
    • Kim Bàn Phật Mẫu, vì Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
    • Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Đức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.
    • Đức MẸ thiêng liêng,
    • Đại Từ Mẫu,
    • Thiên Hậu,
    • Địa Mẫu,
    • MẸ sanh.
    Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nhì; còn NGÔI DƯƠNG là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức Ngôi Thứ Nhứt.
    Đây là một Triết lý hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có. Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.
    Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay của Đạo Cao Đài còn tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô TTTN, vì Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì sẽ chánh thức thờ Đức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ làm đền thờ các bậc vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc tiền bối có đại công với Đạo, để hậu sanh tỏ lòng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ (nhà thờ báo ơn).
    II. Quyền năng của Đức Phật Mẫu:
    Quyền năng to lớn của Đức Phật Mẫu được cho biết trong hai bài kinh: Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, và trong các bài Thánh Ngôn của Đức Phật Mẫu giáng cơ ban cho (Thánh Ngôn của Đức Diêu Trì Kim Mẫu có chép trong phần sau).
    Một số quyền năng của Đức Phật Mẫu được biết kể ra:
    1. Chủ Âm Quang:
    Đức Chí Tôn làm chủ Dương Quang, Đức Phật Mẫu làm chủ Âm Quang, nghĩa là Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu làm chủ phần Âm trong toàn cả CKVT.
    PMCK:Chủ Âm Quang thường tùng Thiên mạng.
    2. Chưởng quản Kim Bàn:
    Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu dùng chứa các nguyên chất để tạo Chơn thần (Xác thân thiêng liêng) cho con người nơi cõi thiêng liêng.
    KĐ9C:Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,
    Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.
    3. Chưởng quản Vườn Đào Tiên:
    Đức Phật Mẫu lập ra Vườn Đào Tiên và dùng các quả Đào Tiên ban thưởng cho các Chơn linh tu hành đắc đạo khi trở về cõi Thiêng liêng Hằng sống.
    PMCK:Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn.KĐ2C:Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,
    Chén trường sanh có lịnh ngự ban.
    Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,
    Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.
    Hằng năm, đến kỳ Đào Tiên chín, Đức Phật Mẫu mở Hội Yến Bàn Đào nơi Diêu Trì Cung, dùng các quả Đào Tiên và Tiên tửu, đãi các Đấng Tiên Phật nơi cõi thiêng liêng.
    4. Tận độ nhơn sanh:
    Toàn cả nhơn loại, nhứt là 92 ức nguyên nhân đang còn trầm luân nơi cõi trần, đều là con cái thương yêu của Đức Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu tận dụng các hình thức giáo hóa để cứu độ tất cả con cái của Ngài, đem trở về cõi thiêng liêng, giao cho Đức Chí Tôn phán định phẩm tước và ngôi vị.
    PMCK:Nghiệp hồng vận tử hồi môn,
    Chí Công định vị vĩnh tồn Thiên Cung.
    5. Chưởng quản Tạo Hóa Thiên:
    Tạo Hóa Thiên là từng Trời rất huyền diệu, cao nhứt trong Cửu Trùng Thiên.
    Theo DLCK: "Tạo Hóa Huyền Thiên hữu: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu, năng tạo năng hóa Vạn linh, năng du Ta-bà Thế giới, dưỡng dục quần sanh, qui nguyên Phật vị.
    Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thính Ngã dục tu phát nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh; nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi hình đắc A-Nậu Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề xá lợi tử qui nguyên Phật vị, tất đắc giải thoát."
    Nghĩa là: Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Chín vị Nữ Phật, như các cấp vô số Phật, tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, có khả năng tạo hóa tất cả Chơn linh, có khả năng đi đây đi đó đến các cõi trần, nuôi nấng chăm sóc chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.
    Nếu như có người nam lành, người nữ lành, nghe theo lời Ta, muốn tu hành thì phát ra lời nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu nuôi nấng chăm sóc tất cả các Chơn linh ; nếu như có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không có kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như không có lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật, ắt được giải thoát.
    6. Quyền làm MẸ Vạn linh:
    Đức Phật Mẫu là bà MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, mà Vạn linh thì gồm đủ Bát Hồn (tức là 8 phẩm Chơn linh) gồm: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.
    Nhưng tại sao quyền hành của Đức Phật Mẫu lại nhỏ hơn quyền hành của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật hay Đức Di-Lạc Vương Phật?
    Đức Hộ Pháp thuyết đạo Con đường TLHS giải như sau:
    "Bần đạo đi ngang Cung Hỗn Nguơn Thượng Thiên , là nơi Đức Di-Lạc đã thâu pháp, đã định vị nơi ấy. Bần đạo có tả mà trong tâm còn mờ hồ, không biết tại sao, vì lẽ gì, Đức Phật Mẫu là MẸ mà phải chịu dưới quyền con là Đức Di-Lạc, trong bụng coi hơi bất mãn.
    Liền khi ấy, Bần đạo ngó thấy cái tướng hình của Đức Phật Mẫu đứng đằng trước, còn Đức Di-Lạc ở đằng sau lưng, quì xuống, đưa hai bàn tay lên, đặng tỏ cho Bần đạo hiểu, dầu cho người con ấy mạnh mẽ, quyền hành thế nào, mà quyền MẸ vẫn là quyền MẸ, không thế gì qua được. Ngài chỉ tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu đặng trị thế mà thôi."
    Cũng trong Con đường TLHS, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo, thuật lại lúc Ngài vào Diêu Trì Cung bái kiến Đức Phật Mẫu, thấy cái huyền năng vô biên của Đức Phật Mẫu:
    Bần đạo cùng các bạn kỳ trước đã ghé nơi Tạo Hóa Thiên, tức Tòa Thiên Cung Phật Mẫu là Diêu Trì Cung.
    Bần đạo có nói một điều làm cho chúng ta nên suy nghĩ nhiều là: Huyền bí vô biên của Phật Mẫu.
    "Bần đạo nói sơ lược huyền năng thế nào, mà khi chúng ta vào kiến diện Đức Phật Mẫu, ta ngó trên mặt Ngài, ta thấy mặt bà mẹ ta, sanh ta, đương như buổi sống, đương lo buổi trở về. Bần đạo tưởng ngó thấy bà mẹ sanh Bần đạo, tưởng cả thảy cũng đều ngó thấy người mẹ của họ vậy.
    Nếu lấy theo cái trí học tưởng tượng không biết con mắt thiêng liêng có chiếu hình mẹ ta chiếu diệu ra không? hay là Huyền diệu vô biên của Phật Mẫu cho chúng ta thấy như vậy.
    Bà mẹ hình hài chúng ta đây là nhơn viên của Đức Phật Mẫu bên phái nữ đó....
    Có điều trọng hệ là dầu nam nữ cũng vậy, ráng giữ một điều nầy: Coi chừng đừng thất hiếu với cha mẹ. Ngày mình ngó thấy hình ảnh Đức Phật Mẫu thì thấy người Mẹ nhơn từ, hiền hậu vô cùng, hạnh phúc mình được hưởng đó, còn trái ngược lụng lại, nếu ta thất hiếu, ta dòm vào hình ảnh của Phật Mẫu, ta thấy nét mặt nghiêm nghị và lãnh đạm, chúng ta sẽ hết sức đau khổ đó."
    Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Trong Báo Ân Từ, Đức Phạm Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu theo sự tích Hớn rước Diêu Trì, tức là vua Hớn Võ Đế cầu Đức Phật Mẫu giáng xuống Hoa Điện:
    Sự tích: Hớn rước Diêu Trì:
    Vua Hớn Võ Đế hay Hán Vũ Đế (141-87 trước Tây lịch) là vị vua thứ 5 của nhà Hớn (Hán) bên Tàu, có hùng tài đại lược, nhưng cũng rất tín ngưỡng Trời Phật.
    Khi Hớn Võ Đế mới lên ngôi, Ngài có phát nguyện lập một cảnh chùa thật tráng lệ gọi là HOA ĐIỆN để sùng bái Trời Phật. Gọi là Hoa Điện, vì chùa nầy được chạm khắc hình các thứ hoa trên các vật liệu xây dựng, nên mới trông vào thấy như là một Cung Điện toàn bằng hoa.
    Ngôi chùa lớn lao cực kỳ xinh đẹp như thế, nhưng nhà vua chưa quyết định thờ Đấng nào, chỉ để trống, chủ tâm là chờ đợi đến chừng nào nhà vua thấy được sự huyền diệu hiện tượng ra thì nhà vua mới sùng bái.
    Đến năm Hớn Võ Đế được 61 tuổi, nhà vua tổ chức một Lễ Khánh thọ Đáo tuế long trọng, Ngài có sở vọng cầu khẩn thế nào cho có Đức Phật Mẫu giáng xuống chứng lễ, nên nhà vua lập bàn hương án trước sân chùa cầu khẩn ngày đêm, mà không biết Đức Phật Mẫu ngự ở nơi nào và có thấu biết chăng?
    Lúc bấy giờ có Ông Đông Phương Sóc, tu đắc đạo thành Tiên, mà trước kia Ông có làm quan trong triều đình của Hớn Võ Đế, sau về núi tu luyện, đang ngồi tịnh, chợt động tâm, liền đoán biết hiểu rõ mọi việc của Võ Đế nơi triều đình. Ông liền xuống núi, đi đến kinh đô, vào triều đình yết kiến Võ Đế.
    Vua Hớn Võ Đế gặp Đông Phương Sóc thì rất mừng rỡ, thuật hết mọi việc cho Đông Phương Sóc nghe và nói rõ ước vọng của nhà vua nhân cuộc Lễ Khánh thọ Đáo tuế là sở cầu Đức Phật Mẫu đến chứng lễ, mà không biết Đức Phật Mẫu ở nơi nào, và nhờ ai đi thỉnh, may mắn có Đông Phương Sóc tới, vậy nhờ khanh giúp trẫm đi thỉnh Đức Phật Mẫu được chăng?
    Ông Đông Phương Sóc tâu rằng:
    - Bệ Hạ đã định thì hạ thần phục mạng, dầu khổ nhọc thế nào, hạ thần cũng đến Diêu Trì Cung thỉnh Đức Phật Mẫu, nhưng kết quả được cùng chăng là do lòng thành cầu nguyện của Bệ Hạ. Vậy xin Bệ Hạ ban chiếu cho Thần đi thỉnh.
    Đoạn Đông Phương Sóc lãnh chiếu chỉ ra đi.
    Ông dùng huyền diệu Tiên gia, chỉ trong chốc lát, Đông Phương Sóc đã đến được Diêu Trì Cung nơi cõi Tạo Hóa Thiên.
    Đông Phương Sóc xin vào yết kiến Đức Phật Mẫu và tâu bày hết các việc của vua Hớn Võ Đế khẩn cầu.
    Đức Phật Mẫu cảm động và phán:
    - Phật Mẫu sẽ giáng phàm vào đêm Trung Thu chứng lễ Khánh thọ của Hớn Võ Đế theo sự khẩn cầu, sẽ đem theo 4 Tiên đồng nữ nhạc đờn ngâm bài chúc thọ, và tặng 4 quả Đào Tiên . Khi Phật Mẫu đến có Thanh loan báo tin trước.
    Phương Sóc rất vui mừng, bái tạ Đức Phật Mẫu, rồi cấp tốc trở lại trần gian, tâu bày các việc cho vua Võ Đế biết.
    Nhà vua rất vui mừng và hỏi: - Thanh loan là gì?
    Đông Phương Sóc đáp: - Thanh loan là con chim loan màu xanh, đó là con chim lịnh của Đức Phật Mẫu, dùng để chở Đức Phật Mẫu du hành khắp nơi.
    Xin Bệ Hạ chỉnh trang cho long trọng, trang nghiêm, tinh khiết để nghinh tiếp Đức Phật Mẫu, phải lập bàn hương án bên trong và bên ngoài, xông hương khử trược.
    Đêm rằm Trung Thu năm đó, trăng sáng vằng vặc, đầu giờ Tý, Hớn Võ Đế quì trước Hoa Điện, thành tâm cầu khẩn.
    Xảy thấy một con chim Thanh loan đáp xuống sân Hoa Điện. Liền khi đó, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và bốn Tiên đồng nữ nhạc giáng lâm trước Hoa Điện.
    Hớn Võ Đế cung nghinh Đức Phật Mẫu vào ngự nơi Chánh điện của Hoa Điện.
    Đức Phật Mẫu dạy bốn Tiên đồng nữ nhạc trao tặng cho Hớn Võ Đế 4 quả Đào Tiên và ca ngâm bài chúc thọ. Ông Đông Phương Sóc quì, hai tay nâng cái dĩa lên để rước lộc (rước 4 quả Đào Tiên).
    Bốn vị Tiên đồng nữ nhạc ấy có tên là: Hứa Phi Yến, An Phát Trinh, Đổng Song Thành và Vương Tử Phá.
    Sau khi chứng lễ Đáo tuế của Vua Hớn Võ Đế xong, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và 4 Tiên đồng nữ nhạc cỡi chim Thanh loan trở về DTC nơi cõi Thiêng liêng.
    Vua Hớn Võ Đế ghi nhớ hình ảnh của Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên, cho thợ khéo, tạc hình Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên nơi Hoa Điện để ghi nhớ sự tích và phụng thờ Đức Phật Mẫu.
    Sự tích nầy được truyền tụng đến ngày nay.
    Do đó, nơi thờ Đức Phật Mẫu được gọi là ĐIỆN chớ không gọi là ĐỀN.
    Do theo sự tích nầy, Đức Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương nơi Báo Ân Từ như sau:
    " 1. Trên hết là chơn dung Đức Phật Mẫu (ĐPM) cỡi thanh loan, tức là con chim loan màu xanh.
    2. Kế đắp 9 pho tượng của Cửu vị Tiên Nương.
    3. Đắp thêm 4 pho tượng của 4 Nữ nhạc theo hầu ĐPM.
    4. Pho tượng ông Đông Phương Sóc quì bưng bằng hai tay một cái dĩa nâng lên khỏi đầu, trên dĩa có 4 quả đào Tiên do ĐPM ban tặng. Ông Đông Phương Sóc quì bên hữu ĐPM.
    5. Pho tượng Đức Cao Thượng Phẩm quì trước sân Hoa Điện.
    Trong khuôn tượng, đắp lên một cảnh chùa cổ tự, kiểu xưa gọi là Hoa Điện.
    Đáng lẽ tạo hình Hớn Võ Đế, nhưng vì đời Hớn Võ Đế đến nay quá xa thẳm, lại nữa, nguyên căn của Hớn Võ Đế là chơn linh Hớn Chung Ly trong Bát Tiên giáng phàm. Nay là thời Hạ nguơn Tam Chuyển, bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, Bát Tiên lãnh lịnh giáng phàm làm tướng soái cho Đức Chí Tôn mở Đạo, Đức Cao Thượng Phẩm chính là chơn linh Hớn Chung Ly giáng phàm kỳ nầy, nên tạo hình Đức Cao Thượng Phẩm thay vào chỗ Hớn Võ Đế thì thuận hơn."
    Thánh ngôn của Đức Phật Mẫu giáng dạy cũng khá nhiều, sau đây xin chép ra một bài tượng trưng:
    Đàn cơ tại Thảo Xá Hiền Cung, ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931)
    Phò loan: Đức Hộ Pháp - Bảo Văn Pháp Quân.
    DIÊU TRÌ KIM MẪU

    Thiếp chào chư Hiền đồ Nam Nữ.
    Có Từ Bi giá ngự, Thiếp nhượng cho Người, mà Người nhượng lại cho Thiếp giáng trước giáo hóa đôi điều. Thiếp phải tuân mạng. Chư Hiền đồ bình thân.
    THI:

    Từ Hỗn độn Chí Tôn hạ chỉ,
    Cho Thiếp quyền quản Khí Hư Vô,
    Lấy Âm quang tạo phách tăng đồ,
    Muôn vật cả lo cho sanh hóa.
    Nuôi nấng lấy xác thân hòa hỏa,
    Thuận Âm Dương căn quả hữu vi,
    Chưa ai vào đến cõi trần nầy,
    Chẳng thọ lấy Chơn Thần tay Thiếp.
    Sanh dưỡng đã biết bao căn kiếp,
    Rồi dắt dìu cho hiệp với CHA.
    Kìa mớm cơm vú sữa cũng là,
    Sanh một kiếp người ta đáng mấy!
    Dầu hài cốt trăm năm cũng vậy,
    Khối tình thương chẳng lấy chi nhiều.
    Huống tạo Thiên đùm bọc chắt chiu,
    Sanh một đứa liều ngàn thế kỷ.
    Chịu mất trẻ cũng vì Tà mị,
    Cướp con thương bỏ vị quên ngôi,
    Ôi! Thương nhiều phen phải chịu ngậm ngùi,
    Thấy thân trẻ nổi trôi biển khổ.
    Trân trọng lấy hình hài dơ ố,
    Còn thiêng liêng vô số tiếc thương,
    Hằng trông mong con đặng phi thường,
    Đem vào đặng con đường hằng sống.
    Kể từ trước Thiếp là hình bóng,
    Biết thương con chẳng mộng con thương,
    Đạo dìu Đời bởi Thiếp lo lường,
    Trên mới thuận khoáng trương phổ tế.
    Kể từ trước Đạo còn bị bế,
    MẸ thương con chẳng thế dắt dìu,
    Nay cõi trần nghiệt chướng giảm tiêu,
    Ngọc Hư định đã nhiều phép cứu.
    Thiếp từ đặng Phái Vàng chí bửu,
    Lịnh Chí Tôn khai mối Tam Kỳ,
    Hằng ngày lo cho đám Nữ nhi,
    Chẳng đủ trí sánh bì Nam tử.
    Ơn nhờ có con là Long Nữ,
    Đến thay thân Thiên sứ Từ Hàng,
    Đùm bọc em, con ráng bước một đàng,
    Đặng cho MẸ dễ dàng cứu rỗi.
    Kìa Cực Lạc Niết Bàn đem đổi,
    Lấy thân phàm làm mối giải oan,
    MẸ trông con về cảnh an nhàn,
    Ở trần thế muôn ngàn sầu thảm.
    Cõi Thiên vị cho con còn dám,
    Huống dạy khuyên mô phạm căn tu,
    Chỉnh tiếc con chẳng rõ hiền ngu,
    Đặng tự định công phu trọn phận.
    Con thì đứa đường đời lẩn bẩn,
    Con thì hay vay trở cơ mầu,
    Mối huyền vi nào rõ cao sâu,
    Cứ đeo đẳng mạch sầu nguồn thảm.
    Con ví biết mình cao bực phẩm,
    Thì phải toan cho dám phế đời,
    Các em con chỉ để con ngươi,
    Coi con bước mấy dời nối gót.
    Lời cần yếu MẸ than cho trót,
    Muốn dạy em, con khá xót xa chừng,
    Phải hằng ngày ở dựa bên lưng,
    Nhắc từ chuyện, khuyên răn từ việc.
    Cửu Nương vốn nhọc nhằn chẳng tiếc,
    Chỉ trách con chưa biết nhập trường,
    Phải hiểu rằng lòng MẸ hằng thương...
    THĂNG
    CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
    TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
    DTC: Diêu Trì Cung.
    TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.
    PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.
    DLCK: Di Lạc Chơn Kinh.
    KĐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.
    KĐ9C: Kinh Ðệ Cửu cửu.
    Lần sửa cuối bởi Sơn Minh, ngày 23-11-2007 lúc 14:14.
    TẠM THỜI QUY ẨN

  6. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  7. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Hang gấu
    Bài viết
    192
    Xu
    0

    Mặc định

    Vừa đi công tác về,ngứa tay up thêm 1 bài nữa cho bà con xem chơi...
    QUỈ (QUỶ)
    1. QUỈ: Ma quỉ.
    Td: Quỉ Dạ xoa, Quỉ khí.

    2. QUỈ: Dối trá, lừa dối.
    Td: Quỉ quyệt, Quỉ kế.

    MA

    MA: Những linh hồn và chơn thần người chết chưa siêu thăng hay chưa định phận, còn ở lại cõi trần, thường quanh quẩn bên cạnh người sống hay ở bãi tha ma để phá khuấy người sống.
    Td: Ma chướng quỉ tai, Ma hồn quỉ xác.


    Ma hồn quỉ xác:
    • 魔魂鬼殼
    Ma: Những linh hồn và chơn thần người chết chưa siêu thăng hay chưa định phận, còn ở lại cõi trần, thường quanh quẩn bên cạnh người sống hay ở bãi tha ma để phá khuấy người sống. Hồn: linh hồn. Quỉ: ma quỉ. Xác: thể xác.
    Ma hồn quỉ xác là chỉ những người sống mà linh hồn là của ma, thể xác là của quỉ, chuyên đi phá hại người tu, gây hiềm khích chia rẽ trong cửa Đạo.
    TNHT:ma hồn quỉ xác nó cứ theo phá khuấy các con là nó muốn phá Đạo đó.
    TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

    ( đang design hình mà bùn ngủ quá...up tạm ...sáng mai up cho bà con coi các loại vũ khi binh chủng chia theo các loại...)
    TẠM THỜI QUY ẨN

    ---QC---


  8. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status