Tôi không nhầm thì những bài thảo luận thế này, mục đích là cung cấp những tài liệu mà mọi người có thể sưu tầm được, bản thân topic này không có ý nghĩa là tranh cãi xem vị tướng này đứng ở đâu trong lịch sử.

Ai nhắc đến nhà Trần cũng không thể phủ nhận một điều. Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại lớn và hưng thịnh nhất trong lịch sử ngàn năm dựng nước của Đại Việt.
Những năm chinh chiến kéo dài từ phía giặc Bắc, cũng như sự xâu xé của các chế độ đô hộ và đồng hóa đã gần như xóa đi hết những chiến công và tài liệu về thời đó. Những điều mà đến thế hệ chúng ta biết được có lẽ đã mai một và thay đổi quá nhiều rồi.

Thứ nhất tôi muốn nói về sự hưng thịnh. Các bạn đọc lịch sử hẳn cũng biết, triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc tuy rối ren giữa các thế lực nội, ngoại, nhưng về căn bản vẫn là một triều đại có nhiều thành tựu và hưng thịnh vô cùng.
Về chiến thắng quân Nguyên. Từ ngàn năm nay, Đại Việt luôn là mảnh đất đc các triều đại lớn của Trung Quốc nhòm ngó. Triều đại nhà Trần cũng không thoát khỏi ngoại lệ. Huống hồ đế chế Mông Cổ vốn thiện chiến và có tài chinh phạt. Việc chống lại một đạo quân về sức người và của cực lớn đối với nước Đại Việt rất nhỏ bé và ít dân nói đến đó cũng đủ thấy khó khăn tới nhường nào. Nước Việt ta vị trí địa lý là theo chiều dài Bắc Nam, chỉ cần hình dung đến thôi, ai cũng cảm nhận được sự khó khăn trong việc bố trí quân đội vô cùng rồi. Nhưng chúng ta vẫn thắng, mà không phải là một lần. Chiến thắng ấy là ở đâu? Nguyên nhân? Yếu tố lịch sử?
Thứ ba phải nói đến là những thành tựu trong quá trình dựng nước, những cải biến hình thức chính trị "Nội tông" của nhà Trần là sự độc quyền khó chấp nhận trong sự cai trị và đảm bảo nền chính trị. Nhưng thực tế, nhà Trần có đủ người tài để xây dựng và phát triển một quốc gia hưng thịnh về nhiều mặt. Riêng về vấn đề "luân thường", chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, theo sử việt ký toàn thư, thì nhà Trần chính là phát xuất từ Trung Quốc, việc hình thành một dòng giống và phát triển nó tại một quốc gia mới là phức tạp và trải qua nhiều những khó khăn, theo đó cũng không khó hiểu nếu họ Trần kiên quyết không "truyền bá giống nòi" mình ra bên ngoài.

Từ rất nhiều các yếu tố khách quan và tài liệu khoa học khác nữa, tôi mong mọi người nhìn nhận đúng, khách quan và công bằng cho con người, triều đại nhà Trần. Chúng ta đừng nên khẳng định, cũng đừng gán buộc cho những con người và triều đại đó. Vì tất cả những gì chúng ta biết được chỉ là những TÀI LIỆU, mà qua nghiên cứu, sưu tầm người ta còn tìm lại được ở đâu đó.