TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối
Kết quả 51 đến 55 của 76

Chủ đề: Cảnh Thịnh Đế tân truyện - Ngô Thu - Truyện Việt Hoàn Thành

  1. #51
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 45: Quốc hiệu Việt Nam và sai lầm của Nguyễn Ánh


    Chương 45: Quốc hiệu Việt Nam và sai lầm của Nguyễn Ánh


    Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại

    Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam


    <Trích Bạch Vân Am Thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm>

    Dịch thơ:

    Ngửa trông sao sáng trên cao

    Trước sau rực sáng, chiếu vào Việt Nam


    Từ rất lâu, danh xưng Việt Nam đã được dùng để làm Quốc hiệu của Đại Việt. Trải qua bao thăng trầm của dòng chảy lịch sử, nó đã được thay đổi mấy lần. Tên gọi này tưởng đâu đã chìm vào quên lãng. Hôm nay đây, một lần nữa, nó lại là một đề tài được bàn luận của người đời.

    Gia Định ngày 25 tháng 10 năm 1800.

    Giữa buổi chầu triều vào sáng sớm, Gia Long ngồi trên Ngai vàng theo dõi bá quan tranh luận. Hôm nay vốn dĩ cũng bình thường như bao ngày khác. Sau những bản tấu nhàm chán của bá quan, Hộ bộ Hữu Tham tri Trịnh Hoài Đức làm dấy lên một trận tranh cãi dữ dội ngay giữa chính điện. Ông nói:

    - Khởi bẩm Bệ hạ , thần có việc cần tấu.

    - Chuẩn tấu.

    - Tâu Bệ hạ! Mấy năm nay, nhờ sự anh minh của cùng với sự chiếu cố của trời cao, nước ta được hưởng thái bình dù chỉ là tạm thời, người dân no ấm. Khắp các hành tỉnh, lúa thóc đầy kho, kinh tế ngày càng phát triển. Ta lại có giao thương buôn bán với người phương Tây, sự tình rất thuận lợi. Thế nhưng, hiện đất nước đang phản hai miền nam bắc. Cả ta và giặc Nguỵ đều dùng tên Đại Việt để giao thương với nước bạn. Điều này gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có. Bởi vậy, thần nghĩ, chúng ta nên dùng một tên khác để làm Quốc hiệu. Trước là để tiện bề giao thương, sau nữa là để chứng tỏ chúng ta nay đã khác, sẽ trở thành một quốc gia hùng mạnh hơn xa các triều đại trước.

    - Thay đổi Quốc hiệu là một việc lớn. Trẫm không thể cứ thế mà quyết được. Chư vị Khanh gia thấy thế nào?

    - Tâu Bệ hạ - Lê Quang Định nói. - Nếu dựa vào những gì đại nhân Trịnh Hoài Đức nói thì chúng ta không cần phải đổi Quốc hiệu.

    - Sao Khanh nói vậy?

    - Một lý do thôi thưa Bệ hạ. Chúng ta là chính thống, tại sao lai phải đổi tên để cho giặc Nguỵ dùng tên Đại Việt. Há chẳng phải là ta e sợ giặc mà nhượng bộ hay công nhận chúng.

    - Thần cũng không đồng ý. Bệ hạ chẳng phai nhiều lần đã nói sao? Chúng ta giao thương với người phương Tây nhưng phải hạn chế tối đa. Phải xem Ấn Độ là tấm gương để tự cảnh tỉnh chính mình. Bởi vậy, ta không cần phai giao thiệp với họ nên cũng chẳng cần phai đổi tên.

    - Ông nói sai rồi - Trịnh Hoài Đức phản bác. - Đồng ý là chúng ta hạn chế giao thương với họ nhưng không phải là đang có quan hệ tốt với Phú Lang Sa sao? Chẳng phải vừa rồi Duệ Thái tử Cảnh mang về từ Pháp năm chiến thuyền sao? Đó là do họ đồng ý bán trả chậm cho ta hay sao?

    - Hừ, làm gì có chuyện tốt đến thế - Định cãi lại. - Duệ Thái tử chẳng phai là đã đánh đổi bằng mấy năm phục vụ cho quân đội Phú Lang Sa hay sao? Vả lại, họ bán trả chậm cho ta cũng là vì nhắm đến lợi ích sau này. Nói chung là không đáng tin.

    - Bệ hạ, thần ngược lại, đồng ý với Đức đại nhân - người đứng ra là Ngô Tòng Châu, một trong nhị thập tinh tú đất Gia Định khác. - Hạn chế giao thương không có nghĩa là đoạn tuyệt quan hệ. Việc chúng ta đổi tên còn có một cái lợi khác. Nếu sau này người Phú Lang Sa dây dưa với ta về Hiệp ước Marseill khi xưa thì thế nào? Ta có thể nói đó là Đại Việt ký, chúng ta có Quốc hiệu khác.

    - Hừ, nhưng chữ ký trên bản Hiệp ước đó là của Bệ hạ, họ vịn vào đó mà phản bác thì sao? - Định vẫn kiên trì.

    - Nếu vậy thì ta nói với họ, ấy là Bệ hạ ký với vua Louis XVI, hãy nói ông vua đó ra nói chuyện - Đức đáp.

    - Không được, vậy há là ta có thể chịu tiếng xấu là kẻ chuyên nuốt lời sao?

    - Cũng chưa hẳn, Louis XVI là kẻ bị phế truất và treo cổ, tức là có tội với người Phú Lang Sa.
    Cuộc tranh cãi còn diễn ra gay gắt hơn. Trong suốt thời gian này, Gia Long chỉ ngồi trên bệ rồng mà lắng nghe. Cuối cùng, ông ta lên tiếng:

    - Được rồi, các Khanh ai cũng có lý do của mình hết. Và xem ra, chúng đều rất hợp lý. Thật ra, ngay từ đầu Trẫm đã muốn đổi cái tên khác. Trẫm muốn thoát khỏi hoàn toàn sự anh hưởng của người phương Bắc. Chư vị Khanh gia ngẫm lai xem, Đại Việt nghe có giống như Đại Hán, Đại Đường, Đại Minh, Đại Thanh hay không? Trẫm không muốn gọi là Đại Việt nữa, như thế chẳng khác nào chúng ta là một phần của Trung Hoa. Nay ý Trẫm thế này, đồng ý đổi Quốc hiệu nhưng phải có chữ Việt, đó là gốc gác của ta. Các Khanh bàn xem ta nên lấy tên là gì?

    Mọi người đến lúc này mới chịu thôi tranh cãi. Ai cũng nhăn mặt lại, ra chiều suy nghĩ. Một lúc sau, Đức mới nói:

    - Bệ hạ! Thần thấy nên dùng Nam Việt. Ý chỉ người Việt ở phương Nam.

    - Không được - Định lại một lần nữa phản bác. - Ông quên đó là tên của quốc gia cổ Nam Việt ở Trung Hoa sao? Vả lại, vua của nó là Triệu Đà, kẻ đã đô hộ chúng ta nghìn năm trước hay sao?

    - Thế thì ông giỏi thì nghĩ ra cái tên đi!

    Giữa hai ông dường như không ai chịu ai. Lúc này, một người khác cũng trong nhóm thập nhị tinh tú tên Hoàng Minh Khánh xen vào.

    - Bệ hạ, thế thì chúng ta hãy đảo ngược lại, gọi là Việt Nam. Thần chợt nhớ đến năm xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thế này:

    Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại

    Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam


    - Đúng... Đúng... Tôi cũng vừa nghĩ ra như ông - Định cười lớn.

    - Ai da! - Trịnh Hoài Đức lại châm chọc - Nếu đã nghĩ ra thì sao không nói từ sớm, phải đợi Khánh Đại nhân nói ra rồi mới vơ vào mình.

    - Ông... Ông... Ông...

    Định chỉ tay vào Đức, miệng lắp ba lắp bắp. Đức nói đúng quá rồi còn gì, ông ta có nghĩ ra được gì đâu.

    - Được rồi, hai vị Khanh gia không cần phải tranh cãi nữa, Quốc hiệu mới sẽ là Việt Nam. Hai ngày sau sẽ tế trời, công bố cho toàn dân.

    Vậy là hai ngày sau, ngày 27 tháng 10 năm 1800, Vua Gia Long cho làm lễ tế cáo trời đất, bố cáo thiên hạ đổi Quốc hiệu thành Việt Nam. Mỉa mai thay, đây cũng là ngày cậu con trai của Quang Bàn ra đời. Phải chăng đây là một điềm báo trước về cục diện nước Nam sau này?

    Buổi lễ tế trời thành công tốt đẹp. Cũng nhân dịp này, Nguyễn Ánh cũng thay y phục đi thăm thú kinh thành. Phải nói, thành Gia Định mấy năm gần đây đã thay một diện mạo mới. Nếu so về độ phồn vinh thì Gia Định còn phồn vinh gấp hai lần so với Phú Xuân. Lý do rất đơn giản. Nhà Nguyễn định đô ở một vùng đất trù phú, lúa gạo dư thừa. Các thương buôn lúa gạo và nông sản vì thế mà làm ăn phát đạt. Cơ sở chính của họ đều đặt tại thành Gia Định. Chính bởi thế, nơi đây càng ngày càng xuất hiện nhiều gia đình trọc phú. Để phục vụ nhu cầu mới, nhiều loại hình kinh doanh giải trí cũng mọc lên.

    Thành công trong kinh doanh nông sản không có nghĩa là cũng thắng lợi ở những mảng kinh doanh khác. Các mảng kinh doanh khác hầu như bị bỏ quên. Cả công nghiệp cũng vậy, tất cả hầu như chỉ tập trung trong tay triều đình, người dân không được quyền đụng đến. Bởi thế mà chỉ có ngành thủ công vốn tập trung trong các làng nghề nhưng cũng bị hạn chế ít nhiều. Vì sao ư? Đơn giản lắm, cũng bởi chính sách hạn chế thương buôn phương Tây mà ra. Chính họ mới có nhu cầu thu mua các mặt hàng này. Thế mà hầu như chỉ có những người Phú Lang Sa là còn được tự do buôn bán nhưng cũng chut yếu là giao thương với triều đình.

    Trở lại với chuyến thị sát của nhà vua. Đi ngang qua một con đường nhộn nhịp, nơi tập trung nhiều người Hoa, từ đằng xa, Nguyễn Ánh thấy có một cuộc cãi vả lớn tiếng. Lại gần hơn, đoàn thị sát nhìn thấy ba người Phú Lang Sa bị bao vây bởi khoảng hai mươi người Hoa. Hỏi ra mới biết, những người phương Tây này mới mở một cửa hàng vải vóc trên con đường này. Cửa hàng mới khai trương được ba ngày, hôm nay, có một nhóm anh chị người Hoa đến thu "phí bảo kê". Tranh cãi nổ ra khi mà những người chủ cửa hàng không đồng ý khoản phí vô lý này. Điều gì đến đã phải đến. Nhóm "anh chị" kia gọi thêm nhiều người đến đập phá, mặc kệ sự kêu la của mấy người Phú Lang Sa.

    Mọi việc chỉ dừng lại khi có một tiếng nổ chát chúa vang lên. Một người Phú Lang Sa rút súng bắn thẳng vào thủ lãnh của những người gây rối. Người này ngã xuống trong vũng máu. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến không ai kịp phản ứng. Sau phút giây bàng hoàng, những người Hoa lao vào tấn công tới tấp. Lại hai tiếng súng nổ vang, lần này là từ hai người Phú Lang Sa còn lại.

    Quan sát đã đủ, Nguyễn Ánh bảo đoàn người quay trở về. Họ không muốn nhúng tay vào giải quyết vụ việc, đây là phần việc của quan địa phương. Ánh và đoàn người suy nghĩ rất nhiều, sự việc này sẽ được mổ xẻ trên triều vào ngày hôm sau.

    Không như mọi người nghĩ, ngay vào buổi chiều, Nguyễn Ánh triệu Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu và Hoàng Minh Khánh đến Ngự thư phòng. Nguyễn Ánh hỏi ngay:

    - Các Khanh có biết hôm nay được triệu đến là vì việc gì không?

    Lê Quang Định nói trước:

    - Phải chăng Bệ hạ muốn nói đến vụ rắc rối sáng nay ở phố người Hoa?

    - Đúng vậy. Các Khanh nghĩ thế nào?

    Lê Quang Định nói tiếp:

    - Theo thần thấy, rắc rối do những người Hoa kiều gây ra. Việc nổ súng là do những người Phú Lang Sa tự vệ.

    - Thần thấy cũng chưa hẳn. Có thể những người Phú Lang Sa đã có chuẩn bị. Họ biết trước việc này sẽ xảy ra. Bằng chứng là tại sao họ lại mang theo súng. Không ai vô duyên vô cớ mà mang súng theo mình hết.

    Người vừa lên tiếng là Trịnh Hoài Đức. Ông ta mặc đu là người cấp tiến, muốn mở rộng giao thương với phương Tây nhưng việc liên quan đến mạng người thì cần suy xét kỹ.

    Hoàng Minh Khánh cũng tiếp lời:

    - Theo thần thì người Phú Lang Sa đã tính toán từ trước. Họ cố tình gây rối, ép chúng ta thu nhỏ địa bàn hoạt động của người Hoa mà nhường cho họ. Họ dám lam thế vì hiện tại chúng ta còn cần họ hỗ trợ trong việc bình định Giang sơn.

    - Thần cũng có suy nghĩ như vậy - Định lên tiếng. - Kết hợp với việc họ bán trả chậm năm chiến thuyền cho ta thì thấy rõ đây là một âm mưu.

    - Khanh nói là âm mưu. Vậy Khanh phân tích thử xem.

    - Muôn tâu. Nếu như Đức đại nhan đã nói, nếu xử không khéo, họ sẽ ép chúng ta trả toàn bộ số tiền kia. Bằng ngược lại, họ lấy cớ đó mà dùng chính những chiến thuyền này mà tấn công ta từ bên trong. Lúc đó, chúng ta sẽ trở tay không kịp.

    - Vậy các Khanh có kế sách gì không?

    Ngô Tòng Châu bây giờ mới lên tiếng:

    - Bệ hạ. Giờ chúng ta đã ở trên lưng cọp, không thể xuống nữa. Người Phú Lang Sa muốn có một địa bàn, chúng ta cho họ là được chứ gì. Theo thần, chúng ta cứ cho họ một khu vực. Họ có buôn bán gì cũng được, miễn nộp thuế đầy đủ là được. Mặc khác, ta cũng bí mật khuyến khích bá tính không sử dụng hay buôn bán hàng hoá gì của họ cả. Lâu dần, họ không thấy có lợi ích gì ở đây thì mọi chuyện sẽ êm đẹp ngay thôi.

    - Ý Khanh cũng có lý. Các Khanh gia, các Khanh thấy thế nào?

    Cả bốn người cùng nhau bàn bạc. Tính tới tính lui chỉ thấy cách của Châu là khả thi nhất nên cũng đồng ý. Vậy là, mọi chuyện đã được định đoạt, Nguyễn Ánh cũng giao cho Ngô Tòng Châu thay mặt Việt Nam đàm phán.

    Ở đời không có việc gì dễ dàng cả. Người Phú Lang Sa cũng không phải là những kẻ ngốc. Họ yêu cầu có một khu vực riêng cho mình ở Gia Định và gọi là "Tô giới". Khu vực được chọn là vùng Sài Gòn. Trong Tô giới, mọi việc triều đình đều không được can thiệp nếu chưa có sự thỏa thuận với người đứng đầu của họ. Chưa hết, người Phú Lang Sa còn cho xây dựng một cảng lớn trên sông Sài Gòn và gọi là cảng Sài Gòn với lý do để thuận tiện buôn bán và vận chuyển hàng hoá. Thực tế, họ cho xây dựng một cảng nước sâu, cho phép nhiều tàu lớn ra vào và neo đậu, đặc biệt là các chiến thuyền. Đây là sai lầm lớn nhất của triều thần vua Gia Long, thể hiện rõ sau này.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---
    Truyện đang sáng tác: CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
    Link truyện:
    Hidden Content Link góp ý:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=122609&p=19475954#post19475954


  2. Bài viết được 41 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,caoky9x,changai12,Darkzergling,dtthanh4321,han than,handsome,hbk_123,hieu29891,HoangThiênLong,hutruclata,lamlai123,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,Miên Lý Tàng Châm,Minh Đức Long,motsach1710,Ngân Nhãn Lang,nguyenchidung9,nguyenhongthai3a1991,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,Thạch Anh,theawesome,tieulydochanh,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,tumatuongnhu,VISTAAN,_Kai_,
  3. #52
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 46: Chuẩn bị cho chiến tranh


    Chương 46: Chuẩn bị cho chiến tranh

    Sau khi cho phép người Phú Lang Sa thành lập Tô giới ở Sài Gòn trong năm mươi năm, Nguyễn Ánh cùng triều thần ráo riết chuẩn bị những bước sau cùng để phân định thắng thua với nhà Tây Sơn ở phía Bắc. Vào thời điểm này, Việt Nam đang phải đối mặt với hai nguy cơ lớn. Đó chính là khả năng nam tiến của nhà Tây Sơn và nguy hiểm hơn là sự xâm phạm của người Phú Lang Sa ngay trong lòng Gia Định.

    Xét trên nhiều khía cạnh, mối nguy cơ lớn nhất đối với Việt Nam chưa phải là những người cùng nguồn gốc con rồng cháu tiên mà là kẻ địch đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, ông bà ngày xưa dạy đố sai: “Người ngoài thì sáng, kẻ trong cuộc u mê”. Điều này đến với quân thần Việt Nam như một lẽ tự nhiên. Từ sau thất bại nặng nề của trận đánh đầm Thị Nại năm xưa, Nguyễn Ánh không còn tin tưởng sự ưu việt của những chiến thuyền phương Tây cũng như năng lực quân sự của họ. Cũng bởi thế, việc giao thương với người Châu Âu vì thế mà cũng bị ảnh hưởng. Cả triều đình tin rằng những người da trắng kia chẳng qua cũng chỉ có thế, không chịu nổi một đòn của người Việt khi mà những chiếc tàu đồng mua về phải chịu thiệt thòi trước hỏa lực của quân địch. Việc giao thương vì thế mà ngày càng thu hẹp dần. Giờ đây, sự kiện Tô giới lại càng làm cho triều đình cảm thấy người phương Tây không còn đáng tin cậy nữa.

    Kết quả của những việc đó là thành Gia Định hoàn toàn đóng cửa đối với các nước Châu Âu. Họa chăng chỉ còn cảng Sài Gòn là hoạt động và với quy mô ngày càng lớn. Đây quả là nghịch lý. Tô giới ngày càng phát triển rực rỡ, tàu thuyền tấp nập, thương nhân các nước đổ về buôn bán ngày càng nhiều. Đương nhiên, được lợi lớn nhất là người Phú Lang Sa. Họ chấp nhận thương buôn của các nước khác, xem như đây là một phần quốc gia của mình ở miền Viễn Đông. Các chính sách cấm buôn bán với Tô giới mà Triều đình âm thầm đặt ra không những không thu được kết quả gì. Ngược lại, người dân Việt ngày càng nhìn thấy khả năng làm giàu từ những phi vụ buôn bán, từ nông sản đến vải vóc và các hàng hóa thủ công mỹ nghệ. Vua Gia Long và các quần thần đều biết nhưng chẳng làm gì được, họ không còn quyền can thiệp vào vùng Sài Gòn được nữa.

    Đối với bá quan và cả Nguyễn Ánh nữa, họ nghĩ bất cứ lúc nào cũng có thể dẹp Tô giới được. Chỉ cần cho quân lính bao vây trên bộ và đưa chiến thuyền chặn đường vào của cảng Sài Gòn là được. Trước mắt, chưa thể làm căng với những người phương Tây này. Vì giờ đây, trong Tô giới ngoài người Phú Lang Sa còn có người Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nếu mạnh tay vào lúc này, các nước trên sẽ bắt tay vây công và sẽ có rắc rối lớn. Mục tiêu hiện tại là dẹp tan nội loạn, thống nhất Giang sơn rồi mới tính tiếp.

    Nói như thế không có nghĩa là mọi người đều không có sự đề phòng. Chí ít, có hai người cực kỳ lo lắng, đó là Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh và Trịnh Hoài Đức. Nhưng “tay đông mới vỗ nên kêu”, chỉ có hai người họ thì làm được gì. Trong bí mật, hai người này đã gặp gỡ nhau, cùng vạch ra những điều cần làm trong tương lai.

    - Thái tử – Trịnh Hoài Đức nói. – Ngài xem, bá quan thì nhiều nhưng không có ai đánh giá đúng nguy cơ đến từ những người phương Tây cả. Chỉ hai chúng ta thì chẳng làm nên trò trống gì.

    - Ông nói đúng. Hơn ai hết, ta quá hiểu sức mạnh của người Phú Lang Sa và những nước Châu Âu. Dù cho chúng ta có đem mười vạn binh mã tiến đánh cũng chẳng thể thắng dù quân lực của họ chỉ có một phần ba của ta đâu. Họ được trang bị những vũ khí mới nhất, trong khi ta vẫn còn dùng gươm giáo. Chỉ sợ chưa đến gần được một trăm thước, binh sĩ của ta đã chết sạch.

    - Vậy Thái tử có kế sách gì không? Hay chỉ đành lòng phó thác cho số mệnh?

    - Sắp tới, Phụ hoàng sẽ cho kiểm tra lại binh lực và phân bổ cho kế hoạch đánh Ngụy. Theo như sổ sách thì ta hiện có khoảng hai mươi vạn quân, một nghìn hai trăm đại bác, hai nghìn ba trăm chiến thuyền. Ta sẽ xin Phụ hoàng cho giữ lại năm vạn quân, một trăm đại bác và một trăm chiến thuyền để đề phòng.

    - Vậy là Thái tử sẽ không theo đoàn quân Bắc phạt sao?

    - Đúng vậy, ta sẽ lấy lý do là ở lại trấn thủ Gia Định.

    - Vậy thì thần sẽ cùng Thái tử lo lắng phòng thủ mảnh đất này.

    Đúng như Cảnh tính trước, hai ngày sau, vua Gia Long cho mở một cuộc họp quân cơ để bàn định kế sách Bắc phạt. Tham dự cuộc họp này, ngoài Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh đang trấn thủ nơi biên giới, toàn bộ các tướng đều có mặt.

    - Chư vị khanh gia, ngày nay tình hình trong nước đã khá ổn thỏa. Tuy rằng có một số rắc rối nho nhỏ nhưng điều này không ảnh hưởng đến toàn cục. Chúng ta có được năm năm tích lũy. Đến nay lương thảo đã đầy đủ, đã đến lúc chúng ta phải thanh toán món nợ với giặc Ngụy. Các khanh hãy trình báo binh lực hiện có và cùng Trẫm bàn bạc kế sách Bắc phạt.

    Nguyễn Văn Thành ứng lời, tiến lên tâu:

    - Khởi bẩm, về nhân số, chúng ta có hai mươi vạn quân. Trong đó, có năm vạn quân do tướng quân Võ Tánh chưởng quản, đang canh phòng ở biên giới, năm vạn quân thuộc quyền của tướng quân Nguyễn Văn Thành trấn thủ ở Phú Yên cùng mười vạn quân đang phân bố rải rác ở các nơi. Ngoài ra, trong thành Gia Định, chúng ta cũng có năm nghìn quân dự bị và hai nghìn cấm vệ. Về thuyền chiến, chúng ta có hai nghìn ba trăm chiến thuyền với sáu chiếc Fourth Class Frigate mang theo năm mươi bốn khẩu đại bác, một trăm năm mươi chiếc chiến thuyền Gale cỡ lớn mang theo ba mươi sáu khẩu đại bác và các loại khinh thuyền khác mang theo hai mươi bốn đại bác. Số lượng đại bác trên bộ, chúng ta có một nghìn hai trăm khẩu.

    - Tốt, vậy các khanh dự tính sẽ phân bổ chúng ra sao?

    - Khởi bẩm – tướng Nguyễn Văn Thoại vừa trở về từ Xiêm La tiến lên. – Chúng ta cần giữ lại năm vạn binh mã để phòng ngừa những trường hợp xấu và phân tán ra để dẹp loạn ở hậu phương khi đem quân Bắc phạt. Như vậy, ta chỉ còn có mười lăm vạn đại quân thôi ạ.

    Tướng Nguyễn Văn Thành cũng ứng lời:

    - Thần cũng đồng ý với Thoại. Theo thần thấy, lần này chúng ta sẽ phái mười vạn quân vượt đèo Cù Mông, tiến đánh Quy Nhơn. Song, đây chỉ là đòn nghi binh. Bốn vạn quân sẽ theo ngã Tây Nguyên, tiến đánh Pleiku, Đaklak, đây mới chính là mục tiêu của chúng ta. Một vạn quân còn lại sẽ lên chiến thuyền, hướng về cảng thị Nại một lần nữa, nhưng lần này chúng ta sẽ không đánh ngay mà chờ tín hiệu. Khi cánh quân Tây Nguyên đã xong nhiệm vụ, họ sẽ đổ xuống tấn công thành Quy Nhơn. Cùng lúc đó, mười vạn quân ban đầu sẽ đánh trực diện từ phương nam và một vạn binh cùng một hai nghìn ba trăm chiến thuyền sẽ phối hợp. Như vậy, thành Quy Nhơn chắc chắn sẽ thất thủ. Giặc sẽ phải thu quân rút về Phú Xuân, quân ta cứ vậy mà một đường truy kích.

    - Tốt, vậy theo ý khanh, những ai sẽ lĩnh quân ấn lần này?

    - Theo thần thấy, nên cho Nguyễn Huỳnh Đức mang theo bốn vạn quân đánh Tây Nguyên, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Trương làm tham tướng. Bệ hạ sẽ suất lĩnh năm vạn binh hội ngộ cùng tướng Võ Tánh đánh trực diện Quy Nhơn. Nguyễn Văn Thành, Dayot và Vannier sẽ dẫn theo một vạn quân lên chiến thuyền tiến đánh cảng thị Nại.

    - Còn số đại bác?

    - Một nghìn hai trăm khẩu đại bác sẽ được trích ra hai trăm khẩu ở hậu phương, Nguyễn Huỳnh Đức mang theo ba trăm khẩu, số còn lại tập trung cho mười vạn quân chủ lực.

    - Tốt lắm, các vị khanh gia còn có ý kiến nào không?

    Không ai trong các tướng tiếp tục lên tiếng. Họ nghĩ, đây là kế sách tối ưu rồi. Quả vậy, dùng đại quân đánh nghi binh thành Quy Nhơn tuy có hơi phí phạm, nhưng vì đây là thành trì quan trọng, nhà Tây Sơn sẽ không nghĩ đó chỉ là đòn gió. Cánh quân chính ngược lại có quân số ít hơn sẽ tiến lên Tây Nguyên rồi đánh úp từ phía Tây sẽ làm cho đối phương hoang mang. Lúc này mới chính là thời điểm tốt nhất để công thành. Duy có một người tiếp lời, đó là Duệ Thái tử Cảnh:

    - Phụ hoàng, trong lần Bắc phạt này, con xin phép được lĩnh năm vạn quân kia để trấn thủ kinh thành.

    - Không được, năm vạn quân này cũng phải được điều đến Phú Yên cho tình hình xấu nhất. Trẫm đồng ý cho con ở lại Gia Định, đồng thời chỉ rút đi một vạn quân thôi. Với số người này, con phối hợp với năm nghìn quân dự bị và hai nghìn cấm vệ là đủ.

    - Nhưng thưa Phụ hoàng…

    - Không nhưng nhị gì cả. Ta biết con có ý đề phòng người Tây dương. Nhưng quả thật nhũng năm tháng con ở trong quân ngũ của người Phú Lang Sa đã làm con u mê rồi. Họ không mạnh như con đã tưởng đâu. Vả lại, chỉ từ một nhúm nhỏ Sài Gòn thì chúng đâu tập trung được bao nhiêu quân. Con sẽ dễ dàng trấn áp thôi.

    Nguyễn Phúc Cảnh buồn bã vô cùng. Ý của Phụ hoàng đã quyết, anh làm được gì đây. Trong lòng Cảnh lúc này thật sự cầu mong rằng mình đã quá ảo tưởng về sức mạnh của người Châu Âu như Phụ hoàng đã nói. Nhưng nói cho cùng thì đó chỉ là mơ tưởng thôi. Anh thầm mong đội quân có thể tốc chiến tốc thắng để có thể kịp quay về ứng cứu khi người Phú Lang Sa thật sự nổ súng.

    Lúc này, Nguyễn Ánh tổng kết lại:

    - Vậy, binh lực và kế hoạch tác chiến của chúng ta sẽ thực hiện đúng như Thành khanh gia đã tấu. Vì đường xá xa xôi, Trẫm cho các khanh ba tháng để chuẩn bị và tiến về các điểm tập kết. Đúng một tháng sau tính từ hôm nay, chúng ta sẽ quyết phân thắng bại với giặc Ngụy.

    - Chúng thần lĩnh chỉ.

    Các tướng lục tục lui ra. Cảnh không còn gì để nói, anh nhìn cha mình bằng ánh mắt lo lắng rồi cũng trở về phủ. Anh sẽ mời Trịnh Hoài Đức đến để bàn thảo thêm. Trước mắt anh là cả một viễn cảnh đen tối. Anh quá lo xa chăng? Cầu mong đúng là như vậy.

    ……………

    Phía bên kia chiến tuyến, Toản cũng triệu tập cuộc họp của Bộ quốc phòng cùng Ban tham mưu là Tây Sơn Thất hổ tướng và Tây Sơn Ngũ Phụng thư. Lần họp này còn có sự có mặt của Thùy và Bàn. Mấy năm nay, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế và giáo dục, Toản còn chú ý rất nhiều đến quân sự. Anh cũng đã cho tái cấu trúc lại quân đội của mình, thay toàn bộ vũ khí lạnh bằng các loại súng. Trong đó, binh sĩ được phát một cây TSG, một thanh đoản kiếm mà nói chính xác hơn là một cây dao quân dụng có thể gắn lên súng như là một lưỡi lê. Cũng chính vì vậy mà quân số binh sĩ của nhà Tây Sơn được thu hẹp lại, chỉ có một nghìn năm trăm quân nhân chuyên nghiệp và năm nghìn quân dự bị. Nhân đây, cũng xin kể thêm về cơ cấu quân sự như sau:

    Về bộ binh, áp dụng quy tắc tam – tam để phân bố binh sĩ. Theo đó, cơ cấu nhân sự sẽ như sau:

    Tổ chiến đấu có ba người.

    Tiểu đội gồm ba tổ chiến đấu, một tiểu đội trưởng, một tiểu đội phó, một quân y và một chính trị viên, tổng cộng mười ba người.

    Trung đội gồm ba tiểu đội, một trung đội trưởng, một trung đội phó, một quân y, một chính trị viên, tổng cộng bốn mươi ba người.

    Đại đội gồm ba trung đội, một đại đội trưởng, một đại đội phó, một quân y, một chính trị viên, tổng cộng một trăm ba mươi ba người.

    Tiểu đoàn gồm ba đại đội, một tiểu đoàn trưởng, hai tiểu đoàn phó, hai quân y, một chính trị viên, tổng cộng bốn trăm năm lẻ năm người.

    Trung đoàn gồm ba tiểu đoàn, một trung đoàn trưởng, hai trung đoàn phó, hai quân y, một chính trị viên, tổng cộng một nghìn hai trăm hai mươi mốt người.

    Lữ đoàn gồm ba trung đoàn, một lữ đoàn trưởng, hai lữ đoàn phó, hai quân y, một chính trị viên, tổng cộng ba nghìn ba trăm sáu mươi chín người.

    Sư đoàn gồm ba lữ đoàn, một sư đoàn trưởng, hai sư đoàn phó, hai quân y sư đoàn, một chính trị viên, tổng cộng mười một nghìn không trăm mười ba người.

    Kỵ binh cơ cấu tương tự như bộ binh nhưng một tổ chiến đấu có năm người, tức là từ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn sẽ có số lượng người tưng ứng là mười chín, sáu mươi mốt, một trăm tám mươi bảy và năm trăm sáu mươi bảy người. Kỵ binh chỉ cơ cấu đến cấp cao nhất là tiểu đoàn.

    Pháo binh và tên lửa là hai quân chủng mới có cơ cấu nhân sự như kỵ binh và cũng chỉ biên chế đến cấp cao nhất là tiểu đoàn. Số lượng đại bác và dàn phóng tên lửa cũng lần lượt là ba, chín, hai mươi bảy, tám mươi mốt tương ứng với các cấp từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Toàn bộ quân đội có tất cả mười tám tiểu đoàn với một nghìn năm trăm khẩu đại bác và một nghìn năm trăm dàn phóng tên lửa.

    Hải quân thì đơn giản hơn, chỉ bao gồm ba cấp là hải đội, hải đoàn và hạm đội. Số lượng chiến thuyền tương ứng với các cấp là bảy mươi lăm, hai trăm hai mươi lăm và sáu trăm bảy mươi lăm chiếc. Nhân sự tương ứng với từng cấp là ba nghìn bảy trăm năm mươi, mười một nghìn hai trăm năm mươi và ba mươi ba nghìn bảy trăm năm mươi người. Toản cũng phân hải quân của mình thành ba hạm đội với hơn hai nghìn chiến thuyền, với hơn một trăm nghìn người. Mười hai chiếc Định Quốc cải tiến cũng đã hoàn thành và biên chế đều cho ba hạm đội này. Nhắc lại một chút về số lượng chiến thuyền. Hẳn là sẽ có nhiều người thắc mắc không phải là nhà Tây Sơn có hơn ba nghìn chiến thuyền sao? Vậy mà ở đây chỉ có hơn hai nghìn chiếc. Thật ra điều này cũng rất dễ hiểu. Toản cho cải tiến và đóng mới hơn hai nghìn chiến thuyền với tính năng ưu việt hơn loại cũ. Anh lại cho cải tiến thành năm trăm thuyền đổ bộ chở binh sĩ cùng các loại khí tài quân sự. Số còn lại dùng để bán cho các nước nhỏ xung quanh hay chuyển thành thuyền buôn bán cho các thương nhân. Bởi vậy mà nói, tuy số lượng chiến thuyền có giảm đi nhưng chất lượng thì hơn hẳn so với loại cũ.

    Bên cạnh đó, Toản còn cho biên chế quân đội của mình thành ba tập đoàn quân hỗn hợp gọi là ba quân đoàn. Mỗi quân đoàn lại bao gồm ba sư đoàn bộ binh, sáu tiểu đoàn kỵ binh, bốn tiểu đoàn pháo binh và bốn tiểu đoàn tên lửa. Quân số của mỗi quân đoàn lên đến bốn mươi nghìn chín trăm bảy mươi bảy người.

    Tổng kết lại, toàn bộ các binh chủng của nhà Tây Sơn gồm ba quân đoàn, ba hạm đội với hai trăm hai mươi bốn nghìn một trăm tám mươi mốt quân. Ngoài ra, cả nước còn có khoảng mười nghìn quân dự bị phân bố rải rác trong các quân trường.

    Về cấp bậc, Toản lại cũng cho phân chia lại cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, từ cấp tướng trở lên, anh cho tách riêng tướng lục quân và hải quân thành hai nhóm riêng biệt. Nhóm lục quân phân thành chuẩn tướng, thiếu tướng, trung tướng và đại tướng mang quân hàm gắn hoa sen vàng với số lượng tương ứng từ một hoa đến bốn hoa. Nhóm hải quân lại phân thành chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc và Đại Đô đốc với quân hàm gắn thêm mỏ neo vàng cũng có số lượng từ một đến bốn.

    Trở lại với cuộc họp của Toản cùng Bộ Quốc phòng và Ban tham mưu. Lúc này, Giám đốc cơ quan CPQ, Đông Định Vương Nguyễn Phi Long thông báo một số tin tình báo quan trọng:

    - Thưa Hoàng thượng cùng các vị đồng liêu. Gần đây, tình hình giặc Ánh có nhiều biến động. Trước hết, giặc Ánh cho đổi Quốc hiệu thành Việt Nam, điều này chưa có gì đáng nói. Vấn đề chính là hai việc xảy ra sau đó. Thứ nhất, người Phú Lang Sa sau một loạt hành động dồn ép đã được thành lập một khu vực gọi là Tô giới thuộc vùng Sài Gòn với một cảng nước sâu gọi là cảng Sài Gòn. Theo đánh giá của thần, đây rõ ràng là đã có một sự bất hòa giữa Ánh và người Phú Lang Sa. Nguyên nhân chính là vì chính sách hạn chế giao thương với người phương Tây, trong đó có cả người Phú Lang Sa vốn có hiệp ước với Ánh. Việc này cho thấy, sớm muộn người Phú Lang Sa cũng sẽ tiến hành xâm lược ngay tại hang ổ của giặc Ánh. Việc này khi nào xảy ra thì có lẽ vẫn còn vướng mắc bởi sự tồn tại của Hoàng tử Cảnh, à, nói đúng hơn là Duệ Thái tử Cảnh.

    - Việc này thì suy nghĩ của Khanh cũng giống như Trẫm. Khanh cứ nói tiếp vấn đề thứ hai, lát nữa chúng ta sẽ bàn thảo sau.

    - Thứ hai là giặc có sự điều động binh lính với quy mô lớn. Theo nguồn tin nội bộ, sẽ có khoảng mười vạn quân tiến về đèo Cù Mông, năm vạn binh vẫn đứng yên ở Phú Yên và các chiến thuyền đang tập trung về cảng Diên Khánh. Có lẽ cũng đã sắp đến lúc chúng quyết phân thắng bại với ta cả trên đất liền và trên biển.

    - Được rồi, các khanh có ý kiến gì về tin tình báo này hay không?

    Đô đốc Tuyết nghe vậy thì bắt đầu phân tích. À, phải nói cho đúng thì phải gọi ông là Thượng tướng quân mới đúng. Đây là quân hàm danh dự với năm bông sen vàng. Cả Đại Việt có tất cả bảy vị như vậy, chính là Tây Sơn Thất hổ tướng. Ông nói:

    - Theo thần thì chúng dự định tấn công Quy Nhơn như mấy năm trước với hai đường hải, bộ. Có lẽ giặc sẽ dồn mười lăm vạn binh mã trên bộ tấn công thành hai đợt và hải quân với khoảng hai nghìn chiến thuyền đánh vào cảng Thị Nại.

    - Mười lăm vạn quân là một trăm năm mươi nghìn quân - Thượng tướng Vũ Văn Dũng nói. - Đây có lẽ chưa phải là toàn bộ quân lực của giặc nhưng chắc cũng không sai lệch lắm. Với quân số như vậy, dù ta có trang bị tốt hơn cũng không tránh khỏi thất bại với chỉ có một quân đoàn. Nguyễn Quang Huy, đây là trận đánh lớn thật sự đầu tiên của anh trên cương vị bộ trưởng, theo anh thì ta phải làm sao?

    - Theo tôi, chúng ta đưa quân đoàn hai cố thủ ở Quy Nhơn. Nên nhớ là chỉ đánh nghi binh. Lại điều quân đoàn ba lên Tây Nguyên. Làm như vậy là để khi hai quân giao chiến, quân đoàn ba sẽ đánh úp vào thành Diên Khánh vốn không có quân. Ta lại đánh thốc lên Phú Yên rồi tiến về Quy Nhơn. Khi đó, giặc Ánh sẽ rơi vào thế hai mặt bị giáp công. Phần quân đoàn một vẫn ở lại Bắc Hà để đề phòng Đại Thanh nhân cơ hội mà đánh xuống.

    Huy cũng không biết nếu thực thi kế sách này, hai cánh quân được cho là cánh kỳ quân của cả hai bên tham chiến sẽ gặp nhau. Trận đánh này là không thể tránh khỏi. Chính nó sẽ quyết định cả trận chiến và xác định ai mới là chủ nhân của Giang sơn.

    - Vậy còn cánh quân đường biển? - Dũng hỏi. Bản thân ông là vị tướng nổi tiếng với những trận hải chiến nên tốt ra vô cùng quan tâm.

    - Chúng ta có ba hạm đội. Trừ hạm đội một phải ở lại trấn thủ vùng biển phía Bắc, ta chỉ còn hai hạm đội. Nhưng bấy nhiêu cũng đủ rồi. Hạm đội hai sẽ phối hợp với pháo đài của cảng Thị Nại chống lại trực diện. Song song đó, hạm đội ba trước đó đã ra khơi và ẩn nấp, khi chiến sự nổ ra, họ sẽ tập kích từ phía sau. Với hỏa lực vượt trội, lần này sẽ không một chiến thuyền nào của giặc chạy thoát.

    - Hay lắm - Toản vỗ tay khen tặng. - Lần này, giặc Ánh sẽ khó thoát. Các Khanh còn có ý kiến nào nữa không?

    Lúc này, Quang Bàn mới lên tiếng:

    - Các vị có ai còn nhớ đến vấn đề thứ nhất mà CPQ mới đề cập không? Tại sao người Phú Lang Sa chưa đánh chiếm Gia Định không?

    - Theo tôi thì có lẽ do họ e ngại Duệ Thái tử Cảnh. Còn lý do e ngại thì tôi không rõ. - Đông Định Vương phân tích.

    - Anh nói đúng, anh ạ. Em đã chạm trán y hai lần ở Châu Âu. Cảnh ngoài việc là Thái tử của giặc Ánh còn là một Thiếu tá của người Phú Lang Sa mà ngay cả quân đội Liên minh thứ nhất e ngại. Y rất giỏi và được vị Tổng tài Napoleon tin tưởng. Tôi nghĩ, họ e ngại Cảnh chính là vị Tổng tài này.

    - Có chuyện này sao?

    Mọi người trong phòng họp cảm thấy rất bất ngờ. Nguyễn Quang Huy suy nghĩ một lát rồi mới nói:

    - Nhớ năm đó, chúng tôi cũng được CPQ báo lai sự mất tích của y. Ai cũng nghĩ nhiều nhất là y chỉ sang nước Phú Lang Sa cầu cạnh thôi. Không ngờ uy thế của y lớn như vậy.

    - Chưa hết đâu - Bàn lại tiếp. - Chính người Áo nói cho tôi điều này. Có những trận chính Cảnh chỉ với quân số ít ỏi, chỉ bằng một phần ba người Áo lại có thể chiến thắng áp đảo. Những người Phú Lang Sa có lẽ cũng một phần e ngại vì lý do này.

    - Chà... - Toản chắt lưỡi - Đối thủ của chúng ta quả là đáng nể. Các Khanh có suy nghĩ thế nào?

    - Thần nghĩ - Nguyễn Phi Long lại nói - mở nút thắt cách tốt nhất là tìm người buộc nút. Người Phú Lang Sa e ngại y. Ta sẽ cho người ám sát y. Lúc đó, người ở Tô giới sẽ không còn e ngại nữa mà tấn công Gia Định. Giặc Ánh sẽ buộc phải rút về, ta một đường truy kích về tận Gia Định. Nhân đây, ta sẽ giải phóng cho cả thành Gia Định luôn. Như thế, không những dẹp được giặc Ánh, ta còn thu được lòng dân nữa.

    - Hay... Hay... Hay... Vậy, việc này phải giao cho anh rồi.

    Toản khen liền ba tiếng hay rồi quyết định cứ thế mà làm. Anh nói:

    - Vậy chúng ta cứ theo như những gì đã bàn thảo. Một mặt bố trí quân như vậy. Mặt khác, giao cho Đông Định Vương Nguyễn Phi Long lo việc án sát Nguyễn Phúc Cảnh. Chúng ta tan họp thôi.

    - Khoan đã - lúc này, Quang Thuỳ lên tiếng. - Thế anh phải làm gì đây? Anh nhất định không thể đứng ngoài được.

    - Anh hai à - Toản nói. - Em tính bàn riêng với anh nhưng anh đã nói vậy thì em nói luôn. Anh lai có một nhiệm vụ rất quan trọng đấy.

    - Nhiệm vụ gì?

    - Xách động Hồng Hoa Hội ở Quảng Đông, Phúc Kiến để chống lại nhà Thanh. Anh cứ tiếp tế cho họ tiền bạc, vũ khí nếu họ muốn. Có sự quấy rối của họ, nhà Thanh sẽ không còn tâm trí đánh lén ta.

    - Ha... Ha... Ha... Thế thì được. Anh sẽ lam ngay đây.

    Cuộc họp đến đây cũng kết thúc. Vậy là thời gian hoà bình tạm thời cũng sắp bước vào thời điểm kết thúc. Trận chiến sắp tới có lẽ sẽ là trận chiến cuối cùng, quyết định số phận của đất nước.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 11-09-2015 lúc 23:45.

  4. Bài viết được 38 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,caoky9x,changai12,ComradeH,Darkzergling,dtthanh4321,hailam1991,han than,handsome,hbk_123,HoangThiênLong,hutruclata,lamlai123,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,Minh Đức Long,motsach1710,Ngân Nhãn Lang,nguyenchidung9,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,theawesome,tieulydochanh,timesdragon,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,tumatuongnhu,_Kai_,
  5. #53
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 47: Chạm trán ở Pleiku


    Chương 47: Chạm trán ở Pleiku

    Đầu năm 1801, thời điểm sau Tết Nguyên Đán cũng chính là lúc Quân đoàn ba khởi hành tiến quân về Diên Khánh theo ngả Tây Nguyên theo kế hoạch đã định. Trong chuyến hành quân này hai tiểu đoàn pháo binh số mười lăm và mười sáu được sát nhập tạm thời vào Quân đoàn hai, tiến về đèo Cù Mông. Tháp tùng đoàn quân là hai trăm thớt voi cõng tiểu đoàn pháo binh số mười ba và mười bốn cùng các dàn phóng tên lửa và đạn dược. Tổng chỉ huy Quân đoàn này là vị Trung tướng trẻ Đặng Văn Phi vốn là con của Thượng tướng quân Đặng Văn Long.

    Quả không hổ danh là con của vị Đô đốc nổi tiếng trong Tây Sơn Thất hổ năm xưa, Văn Phi chỉ mất chưa đầy một tuần lễ đã đến được Pleiku. Nói thật, không phải ai cũng có thể làm được như anh. Đoạn đường hành quân từ Phú Xuân đến đây chí ít phải mất hơn mười ngày băng rừng vượt núi. Kế tục truyền thống năm xưa, đoàn quân Tây Sơn cứ hai người lại cõng một người trên võng. Việc cơ cấu bộ binh theo nguyên tắc tam - tam một phần cũng là vì phục vụ cho cách hành quân có một không hai này. Ba người trong tổ đội chiến đấu vì thế cũng hiểu ý nhau hơn, sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn trên chiến trường.

    Đứng từ đằng xa, Văn Phi thấy có khói bốc lên cao, xen lẫn là một mùi tanh tưởi. Anh cho quân giảm tốc độ di chuyển. Lại nữa, anh sai người đi trinh sát tình hình phía trước. Phần mình, Văn Phi phi ngựa lên một gò cao gần đó, lấy thiên lý kính mà nhìn về thành Pleiku.

    Pleiku là một thành nhỏ, tường thành lại không được xây dựng bằng đá mà lai dùng các cây gỗ to bện lại. Lúc này, bốn bề tường thành bén lửa, cột khói bốc cao hàng trăm trượng. Từ trên cao, cả thành như một lò lửa khổng lồ. Bên ngoài thành, có hai đạo quân đang giao chiến. Không, phải nói cho đúng là sự tàn sát một chiều của đạo quân công thành, người chết nằm rợp mặt đất.

    - Báo! - Anh lính trinh sát dẫn theo một người dân trong trang phục dân tộc Ê đê chạy đến.

    - Mau nói, có chuyện gì. - Văn Phi hỏi gấp.

    - Bẩm, ngày hôm qua, quân Việt Nam với bốn vạn quân do tướng Nguyễn Huỳnh Đức tấn công. Bắt đầu từ đêm qua, giặc liên tục đung đạn pháo cùng với tên lửa bắn vào gây cháy khắp nơi.

    - Tên lửa, ý ngươi là Rocket?

    - Thưa không. Chỉ là tên thường gắn vải tẩm nhựa thông rồi đốt và bắn đi.

    - Ta hiểu rồi. Chuyện tiếp theo là gì?

    - Từ sáng nay, khi mọi người còn mệt mỏi sau một đem chữa cháy và gia cố thành trì, giặc cho tấn công ồ ạt. Tướng quân Y Bra với năm nghìn dân quân chống trả nhưng xem ra cũng không thể trụ được đến trưa nay. Đây là Y Hy, chạy thoát ra ngoài để báo tin.

    - Được rồi. Cậu trở về đơn vị, chuẩn bị chiến đấu đi, nhân tiện, cho anh chàng này ăn chút gì đó.

    Nói đoạn, Văn Phi triệu tập ban chỉ huy để tiến hành giải cứu Pleiku. Theo trinh sát báo cáo, Nguyễn Huỳnh Đức chỉ sai năm nghìn quân công thành. Thực tế, chỉ cần khoảng một vạn quân, Việt Nam đã có thể hạ gục Pleiku và một đường thẳng tiến và chiếm gọn Tây Nguyên. Đằng này, đối phương đem đi cả thảy bốn vạn quân, lại do chiến tướng nổi tiếng Nguyễn Huỳnh Đức cầm quân. Rõ ràng họ có mục đích khác.

    Cuộc họp chớp nhoáng được tổ chức ngay trên gò đất Văn Phi đang đứng. Đại tá trẻ Trần Trung nói:

    - Giặc lần này mang theo bốn vạn quân. Như thế khác nào "giết gà bằng dao mổ trâu". Rõ ràng là chúng có ý đồ khác. Tôi nghĩ, mục tiêu của chúng có lẽ là toàn bộ Tây Nguyên, sau đó kéo xuống Quy Nhơn, hội quân với hai cánh kia giáp kích hạ thành.

    - Tôi cũng có suy nghĩ như vậy - Chuẩn tướng Phạm Văn Phương phát biểu. - Cũng may quân đoàn chúng ta phát hiện sớm. Thật là kế sách thâm hiểm.

    - Ha... ha... Nói thế thì chúng ta cũng khác gì chúng đâu - Văn Phi cười lớn. - Mục tiêu của ta không phải là đánh úp Diên Khánh còn gì.

    Chúng sĩ quan cùng cười sảng khoái. Chuẩn tướng Phạm Văn Phương nói tiếp:

    - Không may cho chúng là ta có mặt ở đây vào đúng lúc này.

    - Được rồi, đây chưa phải là lúc cho phép ta vui vẻ. - Phi Long nói - Việc cần làm là giờ đây chúng ta phải làm sao để tiêu diệt giặc.

    Nói đoạn, anh mở một tấm bản đồ, trải xuống đất để mọi người cùng nhìn.

    - Chúng ta đang ở đây. Giặc hiện tập trung ở hướng đông nam. Có lẽ chúng vẫn chưa phát hiện ra chúng ta. Quân số của chúng ta dù sấp xỉ chúng nhung ít hơn thì vẫn có một chút thiệt thòi. Ưu thế của ta là vũ khí cùng với yếu tố bất ngờ. Song, ở vùng rừng núi thế này thì đây cũng không là ưu thế lớn. Hơn nữa, khi ta xuất kích thì yếu tố bất ngờ cũng sẽ không còn nữa. Các vị có suy nghĩ thế nào?

    - Theo tôi thì - Văn Phương nói - dù chúng có hạ được Pleiku thì cũng không thể nhét từng ấy quân vào thanh được vì lý do an toàn. Chúng sẽ để lại phần lớn binh lực bên ngoài thành. Đây có lẽ là thời cơ duy nhất của ta.

    - Tôi không đồng ý - Trần Trung phản đối. - Dù có thế đi chăng nữa, khi ta phát động tấn công, giặc trong thành sẽ quay sang đánh vào cánh phải của ta. Như thế, ta sẽ rơi vào thế gọng kìm. Hơn nữa, địa hình nơi đây sẽ không cho phép ta đang trận hàng ngang mà là một hàng dọc dài, sẽ rất yếu.

    Mọi người đồng ý và ra chiều suy nghĩ. Một sĩ quan khác là Chuẩn tướng Nguyễn Nghĩa nói:

    - Tôi lại nghĩ thế này. Thực tế giặc cũng không có nhiều thời gian. Khi chiếm được thành, chúng sẽ cho tối đa năm nghìn quân vào tiếp quản. Phần còn lại sẽ nghỉ ngơi một lát rồi lại tiếp tục hành quân chiếm Daklak. Chúng chỉ có con đường duy nhất này thôi.

    - Ý anh có phải là chúng ta sẽ mai phục trên con đường này? - Văn Phi hỏi.

    - Không chỉ có vậy. Chúng ta sẽ cho ba sư đoàn bộ binh mật phục ở đây, ở đây và ở đây. Sáu tiểu đoàn kỵ binh thì giữ lại tiểu đoàn mười bảy và mười tám để truy kích sau. Bốn tiểu đoàn còn lại chia làm hai nhóm, tiến nhanh và đánh vào hậu quân giặc.

    Anh dừng lại để mọi người kịp quan sát bố trí mình bày ra. Sau đó, anh nói tiếp:

    - Và sau đây là phương án tấn công. Khi đoàn quân giặc vượt qua bị trí mật phục cuối cùng này, cả bốn tiểu đoàn tên lửa sẽ đồng loạt khai hỏa, mục tiêu là hậu quân giặc. Đây cũng chính là lúc giặc giật mình và tạm thời khựng lại. Lúc này, các chốt mật phục đồng loạt nổ súng. Chưa hết, hai tiểu đoàn pháo binh trên lưng voi cũng sẽ xuất phát càn quét giặc từ đoạn đầu tiên dần về phía hậu phương. Đồng thời, bốn tiểu đoàn kỵ binh sẽ đung tốc độ cao nhất quét ngang hậu phương giặc vốn mới vừa hoàn hồn sau đòn tên lửa.

    - Kế hay - Văn Phi tiếp lời. - Cái chính là làm sao để giặc không nghi ngờ sự có mặt của chúng ta. Vì thế, nhân có mặt của Y Hy, ta sẽ nhờ y nhắn lại với tướng Y Bra hãy trá hàng để bảo toàn lực lượng, tránh hao tổn vô ích. Đồng thời, điều này cũng có vẻ như rất tự nhiên, giặc sẽ không có sự nghi ngờ nào.

    ...............

    Khoảng hơn mười giờ sáng, trong lều chỉ huy của tướng Nguyễn Huỳnh Đức.

    - Báo! Bẩm tướng quân! Cổng thành Pleiku đã treo cờ trắng. Chúng đã đầu hàng.

    - Tốt, ngươi lui ra đi.

    Đoạn, ông quay sang nói với Nguyễn Văn Thoại:

    - Ông Thoại, theo tính toán thì bọn giặc cỏ này chỉ còn khoảng hơn bốn nghìn người, ông hãy dẫn theo ba nghìn quân vào tiếp quản và tước vũ khí của chúng, tạm thời nhốt lại định đoạt sau.

    - Tuân lệnh!

    - Các tướng còn lại, các ông cho quân sĩ nghỉ ngơi tại chỗ để lại sức và ăn trưa. Hai canh giờ nữa chúng ta lại hành quân tiến đánh Daklak. Chú ý, tôn chỉ của chúng ta là nhanh và bí mật.

    - Tuân lệnh!

    Lệnh nghỉ ngơi tại chỗ được ban ra. Binh sĩ Việt Nam cảm thấy toan thân được thả lỏng đôi chút. Thời gian vừa rồi, họ cảm thấy thật sự rất mệt mỏi sau những chuyến băng rừng lội suối. Nếu không có chiến thắng nhẹ nhàng hôm nay, có lẽ họ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Điều này không phải là không có khả năng. Thử hỏi, để hành quân thật nhanh, lại còn bí mật nữa thì hỏi ai không căng thẳng. Lại còn đi đường rừng núi nữa, đu một người có khỏe cách mấy cũng không thể duy trì trong thời gian dài.

    Binh sĩ ngồi xuống thư giãn. Cơm nóng được mang đến. Có thể nói hôm nay là ngày họ có thể được ăn uống thoải mái nhất trong gần một tháng qua. Ai nấy đều buôn chuyện về chiến tích hạ thành Pleiku một cách nhanh gọn sáng nay. Họ không thể biết, chỉ còn hơn một canh giờ nữa thôi, mình sẽ phải chật vật thế nào, có người còn phải chết nữa.

    Thời gian hai canh giờ nghỉ ngơi đã hết, Nguyễn Huỳnh Đức cho binh sĩ nhổ trại, tiếp tục theo đường mòn hành quân đến Daklak. Đường rừng núi chật hẹp, đoàn quân phải xếp thành bốn hàng dọc mà di chuyển. Từ điểm đầu tiên đến cuối đoàn quân cũng phải dài đến gần năm trăm mét. Sự im lặng bao trùm lên tất cả, chỉ còn nghe tiếng lá xào xạc dưới bước chân của đoàn người và tiếng cót két của những bánh xe gỗ chở đại bác.

    ...............

    Thời khắc quyết định cuối cùng cũng đến. Khi những người đầu tiên của đoàn quân do Nguyễn Huỳnh Đức chỉ huy vượt qua trạm mật phục cuối cùng của nhà Tây Sơn cũng là lúc hàng loạt quả tên lửa được phóng lên. Những tiếng nổ đì đùng cùng tiếng la hét ở hậu quân làm cho các binh sĩ phút chốc rơi vào hoang mang.

    Đúng lúc này, tiếng súng TSG cũng vang lên tước đoạt mạng sống của những người lính Việt Nam. Sự xuất hiện tiếp theo của bốn tiểu đoàn kỵ binh lại càng chia cắt đoàn người thành nhiều mảnh nhỏ. Binh sĩ của Nguyễn Huỳnh Đức lúc này đứng ngây người như phổng, địch quân tấn công quá nhanh và bất ngờ, không ai kịp trở tay.

    Không ai bảo ai, binh sĩ Việt Nam tháo chạy tán loạn. Nhưng làm sao mà họ dễ đang thoát thân khi mà từ đằng xa, hàng trăm thớt voi chở trên lưng những khẩu đại bác liên tục khạc đạn. Những người lính Tây Sơn trên lưng voi nếu không phải nhồi đạn đại bác và bắn thì cũng lăm lăm những cây hỏa hổ trên tay, sẵn sàng phun lửa tiêu diệt những ai đến gần. Những chú voi lúc này trông chẳng khác nào những chiến xa hạng nặng với hỏa lực khủng khiếp.

    Quân số phe Việt Nam nhanh chóng bị giảm bớt. Họ vội vội vàng vàng vứt bỏ cả khí giới mà chạy ngược vào thành Pleiku. Nhưng người chạy bộ sao có thể nhanh hơn ngựa khi mà những tiểu đoàn kỵ binh liên tục truy kích.

    Đến bốn giờ chiều, đoàn quân Tây Sơn đã bao vây tàn binh Việt Nam trong thành Pleiku. Không còn cách nào khác, Nguyễn Huỳnh Đức sai đem tù binh vừa bắt được ban sáng làm con tin hòng buộc nhà Tây Sơn mở một con đường để đào thoát. Nhưng hỡi ơi, lúc này nhà ngục đã trống không, những người Ê Đê đã được cứu thoát tự bao giờ. Rõ ràng Đặng Văn Phi nhà Tây Sơn đã đoán biết trước và sai người âm thầm đột nhập, giải thoát tù binh ngay khi loạt tên lửa đầu tiên được phóng đi.

    Cuối cùng, Nguyễn Huỳnh Đức cùng tàn quân gần một vạn người còn lại phải buông vũ khí đầu hàng. Vậy là trận chạm trán đầu tiên trong cuộc tranh phong sau năm năm hoà bình giữa hai thế lực đã kết thúc. Nhà Tây Sơn đã thắng lợi hoàn toàn dù có quân số ít hơn, lại thu được gần hai trăm khẩu đại bác còn nguyên vẹn.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Truyện đang sáng tác: CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
    Link truyện:
    Hidden Content Link góp ý:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=122609&p=19475954#post19475954

  6. Bài viết được 37 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,caoky9x,changai12,ComradeH,Darkzergling,dtthanh4321,han than,handsome,hbk_123,HoangThiênLong,hutruclata,lamlai123,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,Minh Đức Long,motsach1710,Ngân Nhãn Lang,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,theawesome,tieulydochanh,timesdragon,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,tumatuongnhu,_Kai_,
  7. #54
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 48: Âm mưu


    Chương 48: Âm mưu

    Khách sạn Toàn Thịnh, một trong những khách sạn bậc nhất thành Gia Định. Không ai biết nó xuất hiện khi nào. Chỉ biết, trước đây nó chỉ là một khách điếm thường thường bậc trung có một cái tên hết sức bình thường – Nhã Phương điếm – nằm ngay tại điểm tiếp giáp của Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn. Có lẽ, lúc ban đầu, đây chỉ là một lữ điếm do một người nào đó có tên Nhã Phương mở ra. Có được một vị trí đắc địa, nhưng không hiểu sao, lữ điếm ngày càng vắng khách. Mãi đến cách nay bảy năm, nó bị mua lại. Không ai biết người chủ mới là ai, là nam hay nữ, là già hay trẻ. Tổng quản lý lại là một người phụ nữ tên Trần Thanh Trúc, một cái tên rất đẹp. Từ ngày được sang lại cho chủ mới, lữ khách bé nhỏ bỗng nhiên lột xác. Nó được xây lại theo kiến trúc nửa Tây, nửa Ta với mái ngói theo phong cách tư dinh của quan lại cùng những ban công ở mỗi tầng như kiểu của người Pháp và được đổi thành tên mới Toàn Thịnh. Khách sạn cao năm tầng với nhà hàng ở tầng một và ba mươi hai phòng ngủ, đặt trong khuôn viên rộng khoảng một mẫu ta, cùng với hai mặt tiền.

    Chỉ với bảy năm ngắn ngủi, từ một lữ điếm bình thường, nó đã lột xác thành một khách sạn lớn. Khách khứa ra vào thường xuyên. Điều gì làm nên sự thay đổi chóng mặt ấy? Rất đơn giản, chủ nhân của nó hẳn là một thiên tài kinh doanh khi nhận thấy đây chính là vị trí đắc địa, nằm giữa ba cụm dân cư lớn của người Việt, người Hoa và người phương Tây, đặc biệt là người Pháp. Ông ta hay bà ta mời về những đầu bếp thượng thặng có thể nấu được các món ăn Việt, Hoa và Pháp. Lại nữa, những tờ truyền đơn với hình ảnh bóng bẩy giới thiệu về khách sạn được phát rộng rãi ở các khu chợ, bến cảng, thương xá.

    Các bữa tiệc lớn của giới nhà giàu mới nổi, quan lại người Việt và các thương nhân phương Tây thường xuyên được tổ chứa nơi đây. Nổi tiếng nhất có lẽ là bữa tiệc có tên Toàn Thịnh Yến. Điều gì làm nên tên tuổi của bữa đại tiệc này? Đó chính là phong cách phục vụ và các món ăn vốn dĩ chỉ có trong Ngự Trù phòng của Hoàng cung. Khách đến dự có cảm giác như mình là một ông hoàng đúng nghĩa với các cung nữ hầu quạt hai bên. Có khác chăng với các buổi thịnh yến trong hoàng cung là nó chỉ có khoảng hai mươi món ăn được dọn lên.

    Hôm nay, sương phòng phía đông được một nhóm người phương Tây bao hết. Toàn Thịnh yến cũng được dọn lên. Có điều, những vị khách này không cần người phục vụ. Họ có việc gì cần bàn bí mật và không muốn người ngoài nghe được chăng? Có lẽ là vậy. Với những nhà hàng khác, họ không cần phải làm thế, nhưng nơi đây là đâu, tất cả nhân viên phục vụ đều bắt buộc phải học và hiểu tiếng Anh Cát Lợi, Phú Lang Sa và tiếng Hoa để làm việc tốt hơn. Nhóm thực khách gồm có tám người, ba người Phú Lang Sa, hai người Hà Lan, hai người Tây Ban Nha và một người Bồ Đào nha. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Phú Lang Sa.

    - Cái bọn Việt Nam này càng quá đáng - một người Hà Lan nói với giọng điệu bực mình. - Hàng hoá của chúng tôi bị kiểm soát chặt chẽ từ ngoài khơi. Không biết chúng có ý gì nữa.

    - Hàng của tôi cũng vậy - người Hà Lan còn lại lên tiếng. - Ghê tởm hơn là chúng tôi phát hiện hàng hoá của mình mất đi khá nhiều sau khi kiểm soát, không phải bọn chúng lấy thì vong ai vào đây nữa.

    - Tôi thì có khá hơn gì mấy ông đâu - người Bồ Đào Nha duy nhất cảm thán. - Đây là tình hình chung. Bọn chúng trước cấm người của mình buôn bán với chúng ta. Sau lại thấy có cấm cũng vô ích nên tìm cách khác là chặn từ ngoài khơi và cướp đi ít nhiều. Rõ ràng là còn kinh khủng hơn bọn cướp biển nữa.

    Lúc này, một trong ba người Phú Lang Sa mới nói:

    - Nói thật với mấy ông, người Pháp chúng tôi cũng chẳng khá hơn đâu. Để giải quyết, chúng tôi đã có cách nhưng...

    - Nhưng thế nào? - Mấy người phương Tây đồng thanh.

    - Biện pháp tốt nhất là mẫu quốc chúng ta sẽ gửi quân thường trực đến đây. Chúng ta sẽ tạo ra một hồi binh biến. Vấn đề là chúng ta không có cái cớ nào hợp lý. Vả lại, người nắm quyền hiện nay là Thái tử Cảnh, người mà chúng tôi gọi là Thiếu tá Cảnh.

    - Có gì mà khó - một người Tây Ban Nha nói. - Muốn có cớ, dễ thôi, chúng ta chấp nhận bỏ một đội tàu buôn. Khi bọn chúng kiểm tra tàu, chúng ta kiếm cách nào đó để chúng tấn công. Sau đó nói Việt Nam vô cớ đánh đắm tàu buôn của ta là được. Còn tay Thái tử kia, hắn làm gì mà các ông phải sợ?

    - Barbados! Các ông không biết rồi. Để tôi giới thiệu, bên cạnh tôi đây là Đại tá Lampier, người từng cùng vào sinh ra tử với Thiếu tá Cảnh. Ngài ấy sẽ nói cho các ông rõ.

    Người đàn ông trung niên được gọi là Lampier lúc này mới được những thương nhân kia chú ý. Ông ta cao to, vạm vỡ, mang vẻ đẹp điển hình của người Phú Lang Sa với tóc vàng, mắt xanh. Lampier bắt tay mọi người rồi nói:

    - Các ông có tin một sĩ quan chỉ với ba trăm kỵ binh đã có thể diệt gọn một tiểu đoàn bộ binh gần hai nghìn người để cứu thoát hai mươi lăm người khác không?

    Các vị thực khách trên bàn đều lắc đầu nguầy nguậy tỏ vẻ không tin. Ông ta nói tiếp:

    - Ấy thế mà có đấy, mà lại là một vị thiếu tá mới chỉ mười bảy tuổi. Không ai khác, đó chính là Thiếu tá Cảnh. Đó là vào những ngày chúng tôi ở Ai Cập. Khi đó, anh ta là sĩ quan dưới quyền tôi. Chúng tôi có gần một nghìn kỵ binh và chia hai đường tiến về Cairo. Nhóm quân của tôi bất ngờ rơi vào phục kích của quân Anh, bị giết gần hết, chỉ còn có hai mươi lăm người. Tình thế lúc đó vô cùng cấp bách. Chính Thiếu tá Cảnh cho quân vòng lại diệt gọn đoàn lính Anh kia cứu chúng tôi ra.

    Các vị khách lại một lần nữa mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau. Họ không thể không tin. Vì ai cũng biết, hai năm trước, Tổng tài Napoleon Bonaparte sau khi bị Phó đô đốc Nelson đánh bại trên biển Hồng Hải thì bị vây ở Ai Cập hơn một tháng dài. Đường duy nhất để sống sót chính là tiến về Cairo. Lần đó, quân đội Pháp dù chiến thắng cuối cùng nhưng vẫn thiệt hại nặng nề. Hơn nữa, người kể lại việc này chính là một sĩ quan cao cấp tham gia đoàn quân viễn chinh năm đó. Vẫn chưa hết, Lampier lại nói thêm:

    - Tổng tài có lệnh cho chúng tôi mang theo năm mươi chiến thuyền cấp ba cùng hai mươi thuyền đổ bộ mang theo mười nghìn lính đến đây. Nếu như Việt Nam tốt đẹp với chúng ta thì mười nghìn lính này sẽ giúp họ bình ổn nội loạn. Bằng ngược lại sẽ đánh chiếm luôn. Điều tiên quyết là Thiếu tá Cảnh nếu còn sống thì không được động binh. Tổng tài vẫn nhớ đến công lao của anh ta, Ngài rất quý Thiếu tá Cảnh.

    - Chà... Vậy thì việc này hơi khó. - Barbados tặc lưỡi.

    Lát sau, một người Hà Lan tên Van de Heim nói:

    - Có cách rồi. Đại tá, chẳng phải ông đã nói anh ta từng là thuộc cấp và có ơn giải cứu ông sao? Ông có thể mời anh ta đến dự buổi Toàn Thịnh yến ở đây với lý do ông không thích dự tiệc trong cung. Vả lại ở đây có các món ăn Châu Âu. Chúng ta chọn một loại thuốc kịch độc có dược tính phát tán chậm, lén bỏ vào thức ăn. Khi ra về, chúng ta uống thuốc giải đã chuẩn bị sẵn. Còn anh ta, ha... ha... anh ta sẽ về với ông trời của mình.

    - Không được - Lampier phản đối. - Đành rằng giết anh ta là vì lợi ích quốc gia dù tôi có hơi áy náy. Nhưng người ta sẽ dễ đang truy ra chúng ta là hung thủ.

    - Không đúng. Hung thủ là chủ nhân của khách sạn này. Chúng ta tuy có uống thuốc giải nhưng liều chưa tới yêu cầu. Sẽ có những triệu chứng tương tự đối với chúng ta. Chứng tỏ ai cũng trúng độc và hung thủ là...

    Suy nghĩ một lát, Lampier vỗ bàn cái bốp, khen kế hoạch hay rồi quyết định sẽ thực thi vào ngay ngày hôm sau.

    Cuộc mật đàm tưởng chừng như không ai biết này không ngờ lại lọt vào tai một người, nữ tổng quản lý xinh đẹp của khách sạn. Thực tế, mỗi sương phòng tại nhà hàng đều có gắn những ống đồng. Đầu kia của chúng lai đặt ở trong phòng của tổng quản lý. Bởi thế, mọi kế hoạch của nhóm người phương Tây này đều lọt vào tai Trần Thanh Trúc. Vậy thực tế khách sạn này do ai làm chủ và vì mục đích gì?

    Sau khi mấy vị thực khách kia ra về, Trần Thanh Trúc kéo một sợi dây. Lát sau, có tiếng nói phát ra từ một ống đồng gần đó:

    - Có chuyện gì? Nói đi.

    - Báo cáo TL một, G một có việc muốn gặp trực tiếp.

    - Mức độ quan trọng?

    - Mức A.

    - Được rồi, cô xuống đây.

    Thì ra sợi dây được nối với căn phòng bên dưới. Như vậy, thật ra Thanh Trúc và TL1 là ai?

    Thanh Trúc tiến tới bức tranh treo phía sau bàn làm việc. Đằng sau nó là một lối đi bí mật được ngăn cách với căn phòng bởi cánh cửa sắt ngụy trang sau bức tranh. Mở cửa ra, Thanh Trúc bước xuống những bậc cầu thang dẫn đến một căn phòng nhỏ. Cô gõ cửa ba tiếng rồi lại tiếp hai tiếng nữa. Đây chính là mật lệnh, có người đáp lời ngay sau đó:

    - G một, vào đi, cửa không khoá.

    Thanh Trúc mở cửa bước vào. Trước mặt cô là một người thanh niên với chiếc mặt nạ bằng đồng.

    - Có chuyện gì?

    - Báo cáo, có một nhóm người đến khách sạn Toàn Thịnh dùng bữa trưa và bàn với nhau một âm mưu ám sát Thái tử Cảnh. Họ cũng có ý định đổ vấy lên đầu chúng ta.

    - Âm mưu thế nào?

    Lúc này, Thanh Trúc kể lại toàn bộ câu chuyện cho người có mật danh TL một kia. Người thanh niên tỏ vẻ chăm chú lắng nghe. Có lẽ đây chính là chủ nhân thật sự của khách sạn. Và nơi đây cũng chính là căn cứ của một tổ chức tình báo. Chính việc các thành viên dùng mật danh để xưng hô đã nói lên điều đó. Sau khi nghe xong câu chuyện, TL một nói:

    - Cô không cần phải lo nghĩ nhiều. Cứ để mọi việc diễn ra theo như ý của họ.

    - Nhưng thưa, họ có ý định đổ tội cho ta.

    - Họ không có cơ hội thực hiện điều đó đâu. Cô hãy cho người mật báo cho Cảnh lúc tan tiệc, dặn y đi tìm ngự y.

    - Vậy còn mục tiêu lần này của chúng ta cũng là giết y mà. Thế tại sao lại còn báo cho y? Tôi không hiểu.

    - Cô không hiểu cũng đúng thôi vì ta chưa nói hết. Thật ra, nhiệm vụ giết Cảnh cũng chỉ là để kích động cho người Phú Lang Sa nổ súng mà thôi. Dù y không chết thì lúc này mọi việc đã được an bài, hai bên có một trận chiến là điều chắc chắn. Chúng ta coi như không làm gì cũng hoàn thành nhiêm vụ rồi.

    - Tôi hiểu rồi.

    Qua ngày hôm sau, Thái tử Cảnh được báo là có một người từ Phú Lang Sa đến thăm, ngạc nhiên hơn, đó lại chính là người chỉ huy của mình năm xưa ở Ai Cập, Đại tá Lampier. Mấy ngày nay, Cảnh thấy trong người khá khó chịu, mình mẩy đau nhức, thỉnh thoảng lại sốt cao. Tuy nhiên, nể tình cùng chung sinh tử năm xưa, Cảnh vẫn đáp ứng gặp ông ta và tham dự Toàn Thịnh yến sau khi thay một bộ trang phục bình thường. Nói thật, anh cũng rất muốn một lần thử qua bữa tiệc này và với tư cách một người dân thường ít ai biết đến.

    Mọi việc diễn biến đúng y như những gì mà người Hà Lan Van de Heim đã lên kế hoạch. Có khác chăng là khi Cảnh bước ra khỏi khách sạn, một nữ nhân viên phục vụ chạy tới, dúi vào tay viên vệ binh đi tháp tùng anh một mẫu giấy rồi chạy biến. Lẽ dĩ nhiên, nó cũng đến tay Cảnh. Anh mở ra, bên trong chỉ ghi vài dòng ngắn gọn:

    “Những người phương Tây kia hạ độc trong thức ăn của Ngài. Chúng tôi biết được việc này nhưng không thể làm cách nào báo tin vì họ đã bao vây và uy hiếp. Không biết họ có ý gì nhưng ngài hãy mau đi tìm lang y, đây là loại độc phát tác chậm”.

    Cảnh biến sắc khi đọc những dòng này. Anh lập tức bảo một người vệ binh mà thực tế chính là cấm vệ quân dùng tốc độ nhanh nhất mở đường đến thẳng nhà vị ngự y trong cung. Đến nơi, Cảnh được bắt mạch. Quả đúng như những gì ghi trong mẫu giấy nọ, anh đã bị hạ độc. Viên ngự y nói:

    - Thái tử, ngài đã bị trúng một loại kịch độc phát tán chậm. Cũng may là đến đây kịp thời nên cũng không đáng lo ngại. Có điều…

    - Có điều thế nào? Ông mau nói.

    - Loại độc này sẽ không giết được Thái tử khi uống thuốc của tôi vừa mới cho người đi sắc. Thế nhưng, ngài có biết là mình đang có bệnh trong người hay không? E là bệnh sẽ nặng hơn đó.

    - Quan trọng là có nguy hiểm hay không?

    - Thần quả thật chưa tiên liệu được vì loại độc tố này đã làm mạch đập của ngài bị ảnh hưởng. Có thể cũng chẳng sao đâu. Ngài cứ uống thuốc, ngày mai thần sẽ vào cung chẩn bệnh một lần nữa.

    Viên ngự y quả thật có tài khi mà Cảnh không bị chất độc kia giết chết. Có điều, đúng như lời ông ta nói, căn bệnh nhẹ mấy hôm nay trở nặng hơn. Cảnh cảm thấy toàn thân đau nhức, ê ẩm, lại thấy rét lạnh, anh lên cơn sốt. Tuy nhiên, cơn sốt nhanh chóng qua đi. Việc bây giờ là phải mời Trịnh Hoài Đức đến bàn về việc xảy ra vừa rồi và đưa ra đối sách.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 06-09-2015 lúc 07:45.

  8. Bài viết được 34 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,caoky9x,changai12,ComradeH,Darkzergling,dtthanh4321,haichile,han than,handsome,hbk_123,hieu29891,HoangThiênLong,hutruclata,lamlai123,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,motsach1710,Ngân Nhãn Lang,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhxakhach,thanlongbaihoai,theawesome,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,tumatuongnhu,_Kai_,
  9. #55
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 49: Phát hiện mới


    Chương 49: Phát hiện mới

    Một ngày như mọi ngày, Toản đến phòng làm việc của mình sau khi dùng bữa sáng. Hôm nay, anh thấy trên bàn của mình có đặt một phong thư. Một điều rất lạ, phong thư được niêm phong bằng sáp, biểu tượng con dấu lại không phải thuộc về một người nào của triều Tây Sơn. Nhìn thật kỹ, Toản cảm thấy bất ngờ bởi anh hiểu được nó đến từ một người ở bên kia chiến tuyến, Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Một dấu đóng ghi chữ tuyệt mật đến từ CPQ bằng mực đỏ cùng với ngày tháng ghi ở mặt trước phong thư cho thấy nó được chuyển đến từ Cơ quan Phản gián Quốc gia và gửi đi cách nay bốn ngày.

    Bằng thái độ hết sức tò mò, Toản mở niêm phong, rút ra một bức thư và bắt đầu đọc:

    Gửi người bạn đến từ thế kỷ hai mươi mốt,

    Toản chợt cảm thấy mồ hôi lạnh tuôn ra ướt đẫm cả lưng áo. “Tại sao… Tại sao Nguyễn Phúc Cảnh lại mở đầu bằng một câu hết sức lạ lùng như vậy?” – Toản thầm nghĩ. Ngạc nhiên hơn, tại sao anh ta lại biết Toản chính là anh chàng David Ho đến từ thế kỷ hai mươi mốt năm xưa. Chữ viết trên thư lại chính là chữ quốc ngữ, điều mà không bao giờ thấy ở Hoàng thất và bá quan nhà Nguyễn.

    Có lẽ bạn hết sức ngạc nhiên khi đọc dòng đầu tiên của lá thư này. Và có lẽ cũng không khó để bạn nhận ra, tôi cũng như bạn, là người cùng thời, cùng đến với thế kỷ này. Cũng có lẽ, chúng ta đến đây với cùng thời điểm.

    Nói thêm điều này nữa, có lẽ bạn sẽ hiểu rõ hơn. Bạn có nhớ đến cơn lốc xuất hiện ở bảo tàng Quang Trung? Nói đến đây chắc bạn cũng hình dung ra được rồi chứ. Tôi còn biết chắc cơn lốc xoáy đó xuất hiện là chính vì bạn và tôi cũng là người bị nó cuốn đi. Tôi biết tên bạn là gì, David Ho đúng không? Tôi biết điều này vì tôi chính là người hướng dẫn viên du lịch của bạn, Phạm Phú Long.

    Thú thật, lúc đầu tiên khi đặt chân đến đây, tôi thấy vô cùng ngạc nhiên, lại rất thích thú nữa. Là một người có nghiên cứu lịch sử, điều tôi phải làm vì mình chính là một hướng dẫn viên du lịch mà. Thế nhưng, sau đó, tôi lại lâm vào khủng hoảng, tôi rất sợ khi phát hiện ra mình biến thành Nguyễn Phúc Cảnh, người sẽ chết vì căn bệnh đậu mùa mà y học nước nhà vô phương điều trị vào năm 1801. Tôi không cam tâm, thật lòng không cam tâm. Phải mất hai hôm tôi mới bình ổn được tâm tình của mình. Tôi bắt đầu tìm hiểu mình đang ở đâu trong dòng chảy lịch sử. Rồi cuối cùng tôi cũng xác định được mình đang ở vào năm 1792, tức là còn chín năm nữa là mình sẽ ra đi.


    “Hóa ra là anh ta cũng bị kéo về thời đại này cùng với mình” – Toản nghĩ. “Hèn gì mình cảm thấy lạ khi nghe anh ba nói đã từng gặp Hoàng tử Cảnh ở Châu Âu mấy năm trước, điều mà trong lịch sử lại chẳng hề xảy ra”.

    Tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng đã quyết định. Dù sao thì mình không thể trở về thế kỷ hai mươi mốt vậy thì chính mình sẽ cải biến số phận của Hoàng tử Cảnh mà giờ đây đã trở thành Duệ Thái tử. Phụ hoàng, tôi tạm gọi Nguyễn Ánh là cha, vốn không đặt quá nhiều niềm tin vào tôi nên có lẽ, tôi sẽ phải tự hành động. Tôi dự tính, mình phải đi khỏi Việt Nam một thời gian, đến hết năm 1801 mới về. Khi đó, tôi chắc chắn mình sẽ không có khả năng mắc chứng bệnh này nữa. Thế là tôi dành ra ba năm để học cách tự vệ cho chính mình, cùng học cách mà vua chúa dùng để trị nước. Bất ngờ là những biểu hiện của tôi lúc này lại bắt đầu được Phụ hoàng xem trọng. Tôi được giao những trọng trách lớn hơn và cuối cùng là vị trí thành chủ thành Gia Định cùng nhiệm vụ xử lý mọi việc khi nhà vua xuất chinh.

    Cũng trong thời gian này, tôi đã phát hiện ra anh. Chính những sự thay đổi của Miền Bắc cùng những “phát minh” như phổ biến chữ Quốc ngữ, hạt nổ, khai thác than đá đã tố cáo anh. Nói thật, lúc này tôi cảm thấy rất ganh tỵ. Cùng nhau trở về đây, anh thuận lợi mọi bề khi là một ông vua, muốn gì có nấy trong khi tôi chỉ là một Hoàng tử, lại chẳng được quan tâm gì nhiều. Nhưng thế thì sao nào, không phải là trong lịch sử, đến năm 1802 thì nhà Tây Sơn bị thất bại sao. Cho dù là anh có muốn thay đổi kết quả thì cũng phải mất ít nhất là mười năm mới có thể có đủ lực đánh bại Phụ hoàng. Trước mắt, tôi phải tìm cách “thoát chết” cái đã.

    Những ngày tôi ở Châu Âu sau đó, tôi đã ra sức để mà học hỏi kinh nghiệm và phương pháp chiến đấu của người Pháp đặng sau này có thể giúp Phụ hoàng. Hơn nữa, được nói chuyện và chiến đấu bên cạnh thần tượng của mình, Hoàng đế Napoleon Bonaparte là một điều hết sức tuyệt vời. Ông ta ban đầu chỉ xem trọng tôi vì những tin tình báo về loại vũ khí mới mà theo tôi biết, đến giờ phút này người Pháp vẫn chưa tìm ra mấu chốt nằm ở đâu. Sau này, nhờ những chiến công cũng như những đóng góp của tôi mà ông ta dần dần quý mến tôi hơn. Chính ông ta đã phát biểu, nếu một ngày nào tôi còn sống, ông ta sẽ không bao giờ có ý định xâm phạm Việt Nam.

    Thế rồi, qua những vị bác sĩ và những nhà nghiên cứu về sinh học, tôi biết chắc một điều, bản thân mỗi người đều có mang trong mình những con vi rút chết người này, chỉ là khi gặp điều kiện môi trường phù hợp sẽ chính thức phát bệnh. Tôi lại nhớ ra, không phải lúc nhỏ mình đã được chích ngừa đậu mùa sao? Tôi cảm thấy chán chường kinh khủng. Tôi quyết định trở về nước mà quên mất một điều mãi đến hôm nay mới nghĩ ra. Con vi rút kinh khủng kia chỉ phát ra tác hại khi gặp điều kiện thuận lợi. Tức là nếu tiếp tục ở lại Châu Âu thì nó sẽ không làm gì được tôi.

    Nói về tôi bấy nhiêu là đủ. Tôi trở về nước và làm việc thuận theo tự nhiên thôi, cũng không có hùng tâm tráng chí gì bởi lẽ đằng nào mình cũng phải chết. Vả lại, có một điều này, dù sao, trong tâm tưởng của mình, tôi rất yêu đất nước, yêu nhà Tây Sơn. Đến cách đây mười ngày, tôi được Đại tá Lampier mời đến khách sạn Toàn Thịnh dự yến tiệc. Lúc ra về, tôi lại được cảnh báo mình đã trúng độc rồi phát hiện mình lại mắc một căn bệnh. Đối chiếu với nhũng triệu chứng gần đây, tôi đã khẳng định, căn bệnh quái ác kia đã đến. Thật không khó để suy đoán ra khách sạn này chính là tác phẩm của anh. Tôi đã thử nghĩ, biết đâu không phải là người Pháp hạ độc tôi mà chính là do các anh sai người ám sát. Mấy ngày qua, tôi đã cho người thám thính và phát hiện ra người Pháp quả là đang điều đến hơn bảy mươi tàu chiến, cách Phú Quốc khoảng một trăm hải lý. Tôi chợt hiểu, anh dù đang đứng bên kia chiến tuyến cũng không muốn thấy cảnh đất nước bị xâm chiếm bởi người Pháp. Có lẽ anh cũng biết là chẳng cần phải ám sát tôi làm gì. Việc người Pháp tấn công chắc cũng chẳng làm anh mấy bận tâm và có lẽ có lợi cho anh nữa. Nhưng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để gây chiến với họ. Anh còn đang lo lắng cho trận thư hùng nam bắc. Vậy thì chắc chắn việc tôi bị hạ độc là kiệt tác của người Pháp.

    Thêm điều này nữa. Mấy ngày nay, tôi không nhận được tin tức gì về tướng Nguyễn Huỳnh Đức. Tôi hiểu ra một điều, anh đã làm thay đổi lịch sử và nhà Tây Sơn sẽ chiến thắng chung cuộc. Bởi thế, tôi mới mạo muội viết cho anh bức thư này. Mong rằng dù gì thì anh cũng hãy nghĩ đến đồng bào mình. Hãy phái đến đây một đoàn thuyền chiến để nhấn chìm người Pháp xuống sâu dưới đáy biển. Chắc điều này sẽ không khó đối với anh. Việc chiến thắng quân Miền Nam đã nằm trong tay anh rồi. Với ưu thế về hỏa lực, cộng với việc đánh bại cánh quân của Nguyễn Huỳnh Đức mà theo tôi chính là nguyên nhân mà không có một tin tức nào chuyển về thì có lẽ trong vòng một tuần lễ nữa theo cách tính của người thời đại chúng ta, anh sẽ dành được toàn thắng với mức tổn thất tối thiểu. Tôi viết ra đây bằng tất cả lòng chân thành của mình. Phụ hoàng đem ra trận gần như là toàn bộ binh lực rồi. Thành Gia Định lúc này chỉ có mười bảy nghìn binh sĩ lại chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Lại còn bốn vạn quân dự bị rải rác khắp các tỉnh thành nữa là hết.

    Tôi thật đã suy nghĩ rất lâu và rất kỹ mới viết ra những dòng này. Bí mật về khách sạn Toàn Thịnh tôi cũng giữ kín. Ngay tối nay, tôi sẽ chủ động đến tìm gặp người nữ Quản lý của khách sạn để gửi bức thư này. Mong rằng nó sẽ đến được tay anh.

    Gia Định, ngày 12 tháng 3 năm 1801 (theo lịch người Pháp và cũng là lịch anh đang dùng),

    Phạm Phú Long

    P/s: Sau này, xin anh đem hài cốt của tôi về chôn ở huyện Hoài Ân nhé. Tôi vốn là người sinh ra và lớn lên ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong thời đại của chúng ta.


    Gấp bức thư lại, trong lòng Toản nổi lên nhiều cảm xúc khó tả. Anh thấy cảm thương cho một con người chỉ vì chính mình vô tình rơi vào tình cảnh hiện tại. Anh lại càng thấy phục sự thông minh của anh ta. Chắc chắn một điều, nếu anh ta không bi quan vì số phận thì kết quả ngày nay đã khác, Miền Nam sẽ còn phát triển rực rỡ hơn bây giờ nhiều. Và anh còn khâm phục anh là một người biết suy nghĩ vì đất nước.

    Suy nghĩ thật nhiều, Toản đã ra quyết định của mình. Trận chiến với Nguyễn Ánh cũng sắp đến hồi kết thúc. Thành Diên Khánh lúc này đã nằm trong tay của Đặng Văn Phi. Nhà Tây Sơn lúc này vẫn còn một quân đoàn lớn cùng khoảng mười lăm nghìn quân dự bị đang trú đóng ở kinh thành Phú Xuân. Lại còn có một hạm đội đang đóng ở Vịnh Hạ Long nữa chứ. Đã đến lúc ra đòn quyết định, tấn công tổng lực đối với nhà Nguyễn ở phương nam rồi.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Quang Huy cùng hai người anh được mời gấp đến văn phòng của Toản. Lúc này, anh không cần sự bàn bạc của ban tham mưu nữa, cần quyết định ngay. Cũng phải mất một tiếng sau, ba người nọ mới có mặt. Trên mặt họ, ai cũng biểu hiện ra vẻ ngạc nhiên, không hiểu mình được vời đến là vì việc gì. Có một điều mà ai cũng nhận thấy, nhà vua hôm nay rất khác, có vẻ rất căng thẳng. Không đợi mọi người lên tiếng, Toản nói ngay vào đề:

    - Hai anh cùng với Bộ trưởng. Chắc rằng các vị cảm thấy rất ngạc nhiên khi được triệu tập gấp đến như vậy. Có một tin tình báo hết sức quan trọng và đáng tin cậy vừa chuyển đến. Đã đến lúc chúng ta đánh đòn quyết định với Nguyễn Ánh rồi. Hơn nữa, lần này phải kể đến việc tiêu diệt luôn dã tâm của người Phú Lang Sa.

    - Bệ hạ – Nguyễn Quang Huy thưa. – Không biết tin tình báo nói thế nào.

    - Mọi người chú ý nhé. Hiện thời, Nguyễn Ánh gần như đã dồn hết binh lực để quyết chiến với ta ở đèo Cù Mông. Trong thành Gia Định chỉ còn mười bảy nghìn quân, đây là con số chính xác, cùng với bốn mươi nghìn quân dự bị rải rác các nơi. Ngoài ra, có hơn bảy mươi chiến thuyền của người Phú Lang Sa đang phong tỏa ngoài khơi vùng biển phía nam.

    - Tin tức này từ đâu mà chú có, chú tư? – Thùy hỏi.

    - Từ chính kẻ đối đầu với ta, Duệ Thái tử Cảnh. Nhưng em biết, đây là tin hết sức chính xác. Tại sao em lại tin tưởng vào tin này của y thì sau này các anh và tướng quân đây sẽ hiểu. Nhưng trước mắt, không thể để lọt việc này ra ngoài.

    - Bệ hạ. Thần còn sống đến ngày nay và có địa vị thế này đều là do một tay ngài ban cho. Thần sẽ không thắc mắc. Ngài cũng không cần giải thích lý do, cứ ban một lời, thần sẽ thi hành ngay lập tức.

    - Tốt, ta tin tưởng vào anh. Chúng ta hiện đã chiếm được thành Diên Khánh. Cánh quân đó sẽ không cần quay lại bao vây Phú Yên và đèo Cù Mông nữa. Khanh hãy lệnh cho họ nam tiến, hạ thành Gia Định.

    - Thần tuân lệnh.

    - Anh hai, anh hãy đem theo hai phần ba quân đoàn một tiến về đèo Cù Mông. Anh được trao toàn quyền thống lĩnh, dứt khoát đánh tan mười vạn quân của Nguyễn Ánh.

    - Được. Chú cũng biết anh ngứa tay lắm rồi.

    - Anh ba, anh đi biển nhiều năm. Bây giờ anh hãy lên soái hạm Vinh Quang, điều toàn bộ chiến thuyền Định Quốc cùng hai phần ba hạm đội một một đường tiến về Gia Định. Anh phải đi một vòng lớn, tránh không cho hạm đội hai và ba biết. Anh hãy nhấn chìm toàn bộ chiến thuyền của người Phú Lang Sa xuống đáy biển, quyết không cho một tên nào sống sót. Và nhớ, chúng ta không thu nhận hàng binh.

    - Được. Anh sẽ chứng tỏ cho người Châu Âu biết, người Việt chúng ta không phải là quả hồng mềm.

    - Còn nữa, anh hai. Việc xách động đám người Thiên Địa hội và cướp biển ở phía Bắc tiến hành thuận lợi không?

    - Hết sức thuận lợi. Hiện giờ nhà Thanh không có tâm tư để lo cho chúng ta đâu.

    - Thế thì tốt, thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã nằm trong tay chúng ta. Thời khắc làm nên lịch sử đến rồi.

    Nói đến đây, ánh mắt của Toản như bừng lên muôn ngàn tia sáng. Người yếu bóng vía nhìn vào có lẽ sẽ cảm thấy run sợ mà lẩy bẩy tay chân. Với hai người anh lớn, họ hết sức tin tưởng em mình sẽ làm nên nghiệp lớn. Và sự sắp đặt của vua Quang Trung ngày xưa khi không giao Đế vị cho hai người con lớn mà để cho họ phù trợ vua em đã hoàn toàn phát huy tác dụng. Ba anh em lúc này cùng nắm lấy tay nhau. Họ cùng nhau hét lớn, “Tây Sơn bất bại. Tây Sơn trường tồn. Đại Việt trường tồn”.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 07-09-2015 lúc 18:58.

    ---QC---


  10. Bài viết được 34 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,caoky9x,changai12,ComradeH,Darkzergling,dtthanh4321,han than,handsome,HoangThiênLong,hutruclata,lamlai123,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,motsach1710,Ngân Nhãn Lang,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,theawesome,tieulydochanh,timesdragon,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,tumatuongnhu,_Kai_,
Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status