TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 24

Chủ đề: Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu

  1. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    - Người giàu sang, kẻ nghèo hèn. Sự cách biệt giàu nghèo luôn là đề tài được nhắc đến xưa nay, trong đời thật cũng như trong những dòng thơ văn. Trấn tuy nhỏ, nhưng sự khác biệt giữa hai tầng lớp này lại hiện rõ mồn một qua ánh mắt của cậu thiếu niên nhà nghèo Trần Bình An: “Con đường bên kia được lót bằng nhiều phiến đá xanh lớn, trời mưa cũng sẽ không đạp văng bùn lầy tung tóe. Trải qua người ngựa xe cộ giẫm đạp nghiền ép trăm ngàn năm, những phiến đá xanh phẩm chất cực tốt đó từ lâu đã được mài phẳng nhẵn bóng như gương.” Đường đã đẹp, cái tên của con đường đương nhiên phải làm toát lên cái nét cao sang quyền quý của các tộc họ và dinh thự quan lại đặt tại đây, cho nên lấy cái tên “Phúc Lộc”.

    Trần Bình An chân lấm tay ... bóc đất nặn phôi quanh năm, lại thật thà chân chất nên nào có quen với việc đặt chân lên con đường đẹp đẽ như vậy; đến mức “hơi thấp thỏm, bước chân chậm đi, lại có phần tự ti, không kìm được cảm thấy giày cỏ của mình làm bẩn mặt đường.”

    Tâm trạng của cậu thiếu niên trở nên lo âu bội phần khi đứng trước bức tường cao cửa rộng của nhà họ Lư, thậm chí còn cho rằng hành động “dùng tay kẹp góc phong thư” vì sợ ... bẩn của người hầu trong nhà, cũng như việc “xoay người bước nhanh vào trong nhà, đóng sập cánh cửa lớn”, không nói không rằng là điều hiển nhiên, chứ không phải là loại thái độ xem thường đối với người dân xóm nghèo. Mà không chỉ có mỗi nhà họ Lư, quá trình giao thư cho bảy nhà quyền quý còn lại cũng “bình thường như vậy”, cũng lạnh nhạt không kém. Người đọc không khỏi thở dài, sau đó giật mình nhận ra rằng thay vì tác giả lồng những tình tiết miệt thị, “chứng tỏ đẳng cấp hơn người” thường thấy trong truyện mạng, sự thờ ơ lạnh lùng trong cách ứng xử giữa các nhân vật như thế này lại “thật”, lại đau thấu vào lòng hơn rất nhiều.

    - Trái ngược hẳn với đám nhà giàu sống ở đường Phúc Lộc, đoạn đối thoại kì kèo vài đồng xu lẻ xem bói, nhưng lại đầy hơi ấm giữa người với người của đạo sĩ nghèo và cậu thiếu niên nghèo ... còn hơn giúp người đọc thấy được một nét đẹp khác trong con người của Trần Bình An. Cậu không bị ảnh hưởng bởi sự giàu sang tại ngõ Đào Diệp, không màng đến đường tài lộc eo hẹp đến mức bữa no bữa đói (C.1) của bản thân, mà chỉ muốn dùng hết số tiền kiếm được từ việc đưa thư để mua một lá bùa về đốt cho hai đấng sinh thành quá cố của mình. Đáng khen, đáng thương thay!

    - Bản đồ vẽ trấn nhỏ đã được thêm vào các chi tiết như hình vẽ minh họa cho Trường làng, Rừng trúc, Miếu Con Cua, Đường Phúc Lộc, Ngõ Đào Diệp, Phủ quan, Quầy bói toán. Những vị trí của các địa danh trên được sắp xếp theo tưởng tượng của người đọc, sẽ được cập nhật cho chính xác hơn qua những câu miêu tả của nhân vật trong các chương sau. Nếu mọi người có cao kiến nào khác, xin hãy thẳng thắn góp ý chứ đừng ngại ngùng chi. Đều là fan của Kiếm Lai cả.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Edit: Tí nữa thì quên! Tớ thấy người dịch dùng từ "biểu tình" để miêu tả nét mặt của người hầu nhà họ Lạc, tớ nghĩ nên thay bằng "biểu cảm" sẽ hợp lý hơn.

    Định nghĩa của "biểu tình" theo nghĩa tiếng Việt: https://www.sgv.edu.vn/bieu-tinh-la-gi-post2638.html
    Lần sửa cuối bởi nhongcon_pupa, ngày 16-05-2021 lúc 07:01.
    ---QC---


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,XiaoNhi,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Đang ở
    Trong lòng Hiên
    Bài viết
    5
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nhongcon_pupa Xem bài viết
    Hề hề, mầm non đoán đúng rồi. Tớ đang "để dành" những chi tiết về hành động đặc trưng của từng nhân vật, qua đó tìm hiểu sâu hơn về thế giới nội tâm của họ trong các chương sau. Trần Bình An thật thà chân chất nhưng cảm thấy tự ti khi đặt chân vào con phố nhà giàu, Tống Tập Tân phong lưu khoái hoạt nhưng lúc nào cũng canh cánh nỗi đau về phận con riêng, tỳ nữ Trĩ Khuê luôn gúc mắc về chuyện ngày xưa ai từng cứu giúp mình trong ngày tuyết đậm, ông giáo Tề Tĩnh Xuân thương người dân như con, và còn rất nhiều tuyến nhân vật có chiều sâu khác nữa. Mỗi người mỗi vẻ, đặc sắc muôn phần.

    Hơn nữa đây chỉ mới là 2 chương đầu, nếu tớ ngồi phân tích sạch sành sanh thì khác gì chiếm hết đất luận của các bạn khác? Phải nói rằng mầm non rất tinh ý trong việc nhận xét hành động và lời nói của từng nhân vật, khiến tớ vừa đọc vừa cười toe toét vì có người luận chung. Hi vọng sẽ tiếp tục được đọc những bài phân tích sắc bén khác của mầm non.
    Ôi, kiểu đẩy kính Hiên Hiên...

    Mầm non thấy phần đầu chương 2 này còn một nhân vật không xuất hiện nhưng được nhắc đến khá nhiều qua mấy suy nghĩ của Bình An, đó là Tống Tập Tân. Một thanh niên đọc sách nhiều, tự hào với chính những kiến thức của mình, và khá là đắc ý khi trong một trấn nhỏ "chẳng có mấy quyển sách", cậu ta có thể nói là người có học. So với mấy đứa chơi cùng, cậu ta tự cảm thấy mình nổi bật hơn hẳn. Nhưng hình tượng Tống Tập Tân thể hiện qua chương 2, người đọc sách biết chữ, con quan, lại có cả tì nữ theo hầu mà vẫn chơi với đám trẻ làng thôn quê, chương 1 cũng có cảnh trò chuyện thoải mái với Bình An, mầm non bỗng nghĩ Tống Tập Tân này có sự kiêu ngạo của thiếu niên, dạng hếch mặt lên trời tuổi dậy thì, nhưng tính cách bên trong không quá kênh kiệu. Một con người có mâu thuẫn trong tâm lý và hành động, thì chắc hẳn có sự khúc mắc gì đó trong quá khứ, hoặc bắt nguồn từ gia đình. Hay như đại gia bảo bên trên, ẩn sâu trong là nỗi tự ti của phận con riêng.

    Lúc Bình An hỏi tay gác cổng người phụ nữ kia có võ à, tay gác cổng đã ngây ra bảo thiếu niên rất ngốc, rồi kêu thiếu niên có phúc của người ngốc. Có khi nào trấn nhỏ ẩn tàng cái gì đó bí ẩn bất thường, bề ngoài thì biểu hiện bình thường để những đứa trẻ tạm thời chưa hiểu, chưa biết cái gì như Bình An được thấy rõ, còn trong sâu xa sẽ là một sự bất ngờ siêu to?
    Chạy trốn Mặt Trời Hidden Content

  4. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    nhongcon_pupa,XiaoNhi,
  5. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi hạ chi nhật Xem bài viết


    Ôi, kiểu đẩy kính Hiên Hiên...

    Mầm non thấy phần đầu chương 2 này còn một nhân vật không xuất hiện nhưng được nhắc đến khá nhiều qua mấy suy nghĩ của Bình An, đó là Tống Tập Tân. Một thanh niên đọc sách nhiều, tự hào với chính những kiến thức của mình, và khá là đắc ý khi trong một trấn nhỏ "chẳng có mấy quyển sách", cậu ta có thể nói là người có học. So với mấy đứa chơi cùng, cậu ta tự cảm thấy mình nổi bật hơn hẳn. Nhưng hình tượng Tống Tập Tân thể hiện qua chương 2, người đọc sách biết chữ, con quan, lại có cả tì nữ theo hầu mà vẫn chơi với đám trẻ làng thôn quê, chương 1 cũng có cảnh trò chuyện thoải mái với Bình An, mầm non bỗng nghĩ Tống Tập Tân này có sự kiêu ngạo của thiếu niên, dạng hếch mặt lên trời tuổi dậy thì, nhưng tính cách bên trong không quá kênh kiệu. Một con người có mâu thuẫn trong tâm lý và hành động, thì chắc hẳn có sự khúc mắc gì đó trong quá khứ, hoặc bắt nguồn từ gia đình. Hay như đại gia bảo bên trên, ẩn sâu trong là nỗi tự ti của phận con riêng.

    Lúc Bình An hỏi tay gác cổng người phụ nữ kia có võ à, tay gác cổng đã ngây ra bảo thiếu niên rất ngốc, rồi kêu thiếu niên có phúc của người ngốc. Có khi nào trấn nhỏ ẩn tàng cái gì đó bí ẩn bất thường, bề ngoài thì biểu hiện bình thường để những đứa trẻ tạm thời chưa hiểu, chưa biết cái gì như Bình An được thấy rõ, còn trong sâu xa sẽ là một sự bất ngờ siêu to?
    Chính xác là vậy. Đây là một nhân vật già trước tuổi và học cách che giấu nội tâm từ khi còn rất nhỏ! Mầm non hãy để ý Tống Tập Tân thường thích ngồi xổm trên đầu tường khi trò chuyện với người khác, luôn có tâm thái muốn cá chép hóa rồng, vượt lên những người xung quanh. Dù là hữu ý hay vô tình thì hành động và thói quen tiêu xài hàng ngày đều toát lên vẻ muốn khẳng định giá trị bản thân cho chính mình và cho những người xung quanh. Cái hay của truyện còn nằm ở chỗ các nhân vật đều thể hiện kinh nghiệm sống của mình rất phù hợp với độ tuổi theo cốt truyện, chứ không hề có việc trẻ em có tâm tư lão làng, kẻ già đầu thì hành sự như trẻ trâu đâu.

    Còn đoạn "có phúc của người ngốc" thì mầm non đã đoán được phần nào diễn biến sau này của truyện rồi đấy. Cứ đủng đỉnh thả mình cho tác giả dẫn dắt từ từ là ngon lành
    Lần sửa cuối bởi nhongcon_pupa, ngày 16-05-2021 lúc 08:22.
    Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu
    Đọc đi, hay lắm!
    Link: Hidden Content

  6. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,tinhyeuhoaco,XiaoNhi,
  7. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Đang ở
    Trong lòng Hiên
    Bài viết
    5
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nhongcon_pupa Xem bài viết

    - Người giàu sang, kẻ nghèo hèn. Sự cách biệt giàu nghèo luôn là đề tài được nhắc đến xưa nay, trong đời thật cũng như trong những dòng thơ văn. Trấn tuy nhỏ, nhưng sự khác biệt giữa hai tầng lớp này lại hiện rõ mồn một qua ánh mắt của cậu thiếu niên nhà nghèo Trần Bình An: “Con đường bên kia được lót bằng nhiều phiến đá xanh lớn, trời mưa cũng sẽ không đạp văng bùn lầy tung tóe. Trải qua người ngựa xe cộ giẫm đạp nghiền ép trăm ngàn năm, những phiến đá xanh phẩm chất cực tốt đó từ lâu đã được mài phẳng nhẵn bóng như gương.” Đường đã đẹp, cái tên của con đường đương nhiên phải làm toát lên cái nét cao sang quyền quý của các tộc họ và dinh thự quan lại đặt tại đây, cho nên lấy cái tên “Phúc Lộc”.

    Trần Bình An chân lấm tay ... bóc đất nặn phôi quanh năm, lại thật thà chân chất nên nào có quen với việc đặt chân lên con đường đẹp đẽ như vậy; đến mức “hơi thấp thỏm, bước chân chậm đi, lại có phần tự ti, không kìm được cảm thấy giày cỏ của mình làm bẩn mặt đường.”

    Tâm trạng của cậu thiếu niên trở nên lo âu bội phần khi đứng trước bức tường cao cửa rộng của nhà họ Lư, thậm chí còn cho rằng hành động “dùng tay kẹp góc phong thư” vì sợ ... bẩn của người hầu trong nhà, cũng như việc “xoay người bước nhanh vào trong nhà, đóng sập cánh cửa lớn”, không nói không rằng là điều hiển nhiên, chứ không phải là loại thái độ xem thường đối với người dân xóm nghèo. Mà không chỉ có mỗi nhà họ Lư, quá trình giao thư cho bảy nhà quyền quý còn lại cũng “bình thường như vậy”, cũng lạnh nhạt không kém. Người đọc không khỏi thở dài, sau đó giật mình nhận ra rằng thay vì tác giả lồng những tình tiết miệt thị, “chứng tỏ đẳng cấp hơn người” thường thấy trong truyện mạng, sự thờ ơ lạnh lùng trong cách ứng xử giữa các nhân vật như thế này lại “thật”, lại đau thấu vào lòng hơn rất nhiều.

    - Trái ngược hẳn với đám nhà giàu sống ở đường Phúc Lộc, đoạn đối thoại kì kèo vài đồng xu lẻ xem bói, nhưng lại đầy hơi ấm giữa người với người của đạo sĩ nghèo và cậu thiếu niên nghèo ... còn hơn giúp người đọc thấy được một nét đẹp khác trong con người của Trần Bình An. Cậu không bị ảnh hưởng bởi sự giàu sang tại ngõ Đào Diệp, không màng đến đường tài lộc eo hẹp đến mức bữa no bữa đói (C.1) của bản thân, mà chỉ muốn dùng hết số tiền kiếm được từ việc đưa thư để mua một lá bùa về đốt cho hai đấng sinh thành quá cố của mình. Đáng khen, đáng thương thay!

    - Bản đồ vẽ trấn nhỏ đã được thêm vào các chi tiết như hình vẽ minh họa cho Trường làng, Rừng trúc, Miếu Con Cua, Đường Phúc Lộc, Ngõ Đào Diệp, Phủ quan, Quầy bói toán. Những vị trí của các địa danh trên được sắp xếp theo tưởng tượng của người đọc, sẽ được cập nhật cho chính xác hơn qua những câu miêu tả của nhân vật trong các chương sau. Nếu mọi người có cao kiến nào khác, xin hãy thẳng thắn góp ý chứ đừng ngại ngùng chi. Đều là fan của Kiếm Lai cả.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Edit: Tí nữa thì quên! Tớ thấy người dịch dùng từ "biểu tình" để miêu tả nét mặt của người hầu nhà họ Lạc, tớ nghĩ nên thay bằng "biểu cảm" sẽ hợp lý hơn.

    Định nghĩa của "biểu tình" theo nghĩa tiếng Việt: https://www.sgv.edu.vn/bieu-tinh-la-gi-post2638.html
    Đại gia để ý mấy chi tiết về giàu nghèo kỹ ghê, mà tác cũng tinh tế trong việc diễn giải này. Đoạn sau lúc Bình An tới đưa thư cho một nhà ít danh tiếng hơn trong con hẻm toàn nhà giàu sang quyền quý đó, thiếu niên nhận được sự đối đãi khác hẳn luôn. Ông cụ lấy thư còn cười hiền hậu, hỏi có muốn uống nước không. Chẳng rõ đây là sự từng trải của một nhà giàu đã thất thế so với khi trước, nhận thấy được phần nào nhân tình ấm lạnh tàn nhẫn nên cư xử với dạng người như Trần Bình An sẽ ôn hòa nhã nhặn hơn, hay do cách cư xử này là cố hữu thuộc về ông cụ lấy thư trong nhà đó. Vì người ta có tuổi rồi, đã trải đời, mà cái tuổi gần đất xa trời thì ham luyến tiền bạc địa vị hay so bì giàu nghèo chẳng còn quan trọng nữa, nên ông sẽ ôn hòa cư xử với thiếu niên.

    Đoạn đối đáp giữa đạo nhân gieo quẻ và Bình An đọc an bình quá đại gia ạ, trấn nhỏ hoàn trấn nhỏ, tách khỏi con đường nhà giàu kia, từ khung cảnh đến lời nói đối đáp qua lại giữa hai người thoảng như cái bầu không khí rất nhẹ nhàng yên ả, ẩn trong đó cả sự ý vị mang đến từ lời của đạo nhân gieo quẻ. Mầm non đọc đến cuối bỗng hơi giật mình, đạo nhân gieo quẻ ở trấn đã vài năm, là đạo nhân nhưng vẫn còn trẻ? Có huyền cơ gì ẩn giấu ở vị đạo nhân này chăng? Hành động chơi giấu quẻ thượng thượng và hạ hạ dùng để kiếm lời thêm của vị đạo nhân khá tinh quái, khả năng sẽ còn gặp lại vị đạo nhân này vào những chương kế nhanh thôi.

    Lão tiên sinh dạy học xuất hiện cuối chương, phong thái đặc biệt. Hành động kêu Bình An tới học của tiên sinh này, đặt trong trấn nhỏ quả ấm tình người, mấy thầy ôn hòa lớn tuổi thường rất thích những cậu bé hiếu học chăm chỉ dạng như Bình An, hình như trong lịch sử cũng vài lần chứng kiến dạng này rồi thì phải. Câu cuối của tác giả khiến mầm non tấm tắc quá, không nói rõ nhưng lại thể hiện vừa khéo cả hai ý. Tiên sinh dạy học này có phải người phàm không mà phong thái nhìn vào mắt Bình An như thần tiên? Hay chăng chính bởi lời ngỏ ý kêu Bình An có thời gian cứ tới lớp ông học khiến hình tượng ông thoáng chốc tăng thành thần tiên trong mắt cậu bé nhà nghèo?
    Chạy trốn Mặt Trời Hidden Content

  8. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    nhongcon_pupa,tinhyeuhoaco,XiaoNhi,
  9. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    - Qua những dòng miêu tả về cậu thiếu niên đại ca xóm dưới Lưu Tiện Dương, người đọc không khỏi liên tưởng đến hai nhân vật Khấu Trọng và Từ Tử Lăng trong bộ truyện trấn web Đại Đường Song Long ngày xưa của TTV. Qua những hành động rất nhỏ như cố ý đi vòng qua đống tro tàn của lá bùa vừa đốt; được Trần Bình An tri hô cứu mạng thì lấy danh nghĩa đi bắt nạt cậu thiếu niên nhà nghèo mỗi ngày nhưng thực chất có ý ngầm muốn bảo vệ, sợ đám con nhà giàu đến báo thù hay chặn đánh; những lúc Trần Bình An gặp khốn khó thì giới thiệu việc làm ở lò gốm hay đi đào giếng ... cho thấy đây là một người rất trọng tình nghĩa. Có lẽ Lưu Tiện Dương là hình tượng tiêu biểu cho mọi mong muốn của những đứa trẻ trong xóm nghèo: có tình có nghĩa, cao lớn khỏe mạnh, dòng dõi binh gia, làm việc gì cũng thành thạo, hào sảng và đặc biệt là đầy khí phách cóc ngán bố con thằng nhà giàu nào.

    Ngay cả Trần Bình An còn thấy được Lưu Tiện Dương như một viên đá quý chưa được mài giũa, nói gì đến ba ông sư phụ lần lượt muốn nhận cậu ta làm đồ đệ. Đầu tiên có ông giáo họ Tề muốn miễn giảm học phí để cậu thiếu niên tiếp tục tới trường, thậm chí còn muốn bỏ tiền ra thuê làm thư đồng nhưng bị từ chối. Sư phụ làm gốm họ Diêu sau khi nhận cậu làm đại đệ tử thì cưng như trứng mỏng, lỡ tay đánh Lưu Tiễn Dương rướm máu đầu thì lo lắng không thôi. Cuộc sống xoay vần, lão Diêu qua đời, đến phiên sư phụ thợ rèn họ Nguyễn đến từ xứ khác chấm trúng cậu đại ca xóm dưới ngay và luôn, thậm chí còn nhận xét đây là một kì tài luyện võ, chứ đâu như lúc nhìn thấy Trần Bình An người ngợm đen nhẻm bèn sút thẳng từ vòng ... phỏng vấn học việc! Phải nói đây là một nhân vật rất thú vị, tương lai ắt là người hành hiệp trượng nghĩa. Thật đáng mong chờ thay!

    - @Lạc mầm non đoán quá chuẩn! Vị đạo sĩ trẻ mãi không già tiếp tục xuất hiện tại chương này. Trấn nhỏ như có màn sương bí ẩn như có như không, và vị đạo sĩ này cũng không ngoại lệ. Trấn nhỏ có hơn sáu trăm hộ gia đình (C.3), vậy mà trong nhiều năm liền chưa từng có người rút trúng quẻ Hạ? Là do đạo sĩ giở trò, hay là do mệnh của người dân tại đây đặc biệt tốt? Con chim sẻ như có linh tính vì sao không có hứng thú đồng tiền của Trần Bình An (C.3), mà lại thích chí ngậm tiền của Tống Tập Tân? Đạo sĩ không quan tâm tới tiền bạc, nhưng vì sao lại cuống cuồng “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, muốn xem bói cho người dân trong trấn nhỏ, và nếu tiền bạc không quan trọng thì phí trả công đoán vận là gì? Chúng ta hãy cùng hạ hồi phân giải.

    Đạo sĩ từng đưa ra 3 lời đoán vận.

    Trần Bình An (C.3):
    “ Số mệnh tám thước đừng cầu một trượng.”

    Lưu Tiện Dương (C.4):
    “Chỉ mong năm nay được thịnh vượng, ai ngờ số mệnh có tai ương.”

    Đôi chủ tớ Tống Tập Tân (C.4):
    “Hồ nước đầy... ếch kêu hỗn loạn, thứ đâm lòng người là nhân tâm. Nơi này công danh bèo trên nước, chỉ cần gió thổi dạt bốn phương!
    Trạng nguyên vốn đến từ nhân gian, tể tướng chỉ là kẻ trên đời. Học theo tiên nhân danh tiếng lớn, đắc ý hả hê tinh khí thần!”

    Dự là Trần Bình An đoản mệnh, Lưu Tiện Dương gặp bất trắc, chủ tớ Tống Tập Tân cuối cùng cũng có thể toại nguyện, từ cá chép hóa thành rồng, đường công danh một bước lên trời. Không biết chư vị đồng đạo nghĩ thế nào về 3 câu đoán vận này?

    - Bản đồ trong chương 4 đã trải rộng hơn nhiều. Tớ đã thêm vào lò gốm, con suối, đường cái, đồng thời thêm vẽ thêm ảnh minh họa cho ngõ Đào Diệp và thay đổi vị trí của ngõ Nê Bình, ngõ Hạnh Hoa, giếng Thiết Tỏa, trường làng, rừng trúc.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nhongcon_pupa, ngày 18-05-2021 lúc 06:15.
    Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu
    Đọc đi, hay lắm!
    Link: Hidden Content

    ---QC---


  10. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,tinhyeuhoaco,XiaoNhi,
Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status