TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 17

Chủ đề: Truyện ngắn Thanh Trắc Nguyễn Văn

  1. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2016
    Bài viết
    381
    Xu
    99

    Mặc định



    ---QC---


  2. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2016
    Bài viết
    381
    Xu
    99

    Mặc định Tản văn Thanh Trắc Nguyễn Văn





    Tản văn: HÃY NGHE LỜI NGƯỜI LỚN TUỔI

    Những người lớn tuổi là những đã trải nghiệm cả đời người trong hành trình thời gian nên có rất nhiều kinh nghiệm sống phong phú. Ông bà chúng ta đã dạy không sai, qua câu tục ngữ rất hay lưu truyền lại cho đời sau: “Kính lão đắc thọ”. Tiếc thay, có lẽ do cuộc sống công nghệ thông tin hiện nay quá phát triển, nên nhiều gia đình và nhiều người tuổi còn rất trẻ lại quên mất điều này.





    1. Chiều ngày 15.4.2016, tại sông Trà Khúc, thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, thành phố Quãng Ngãi đã có 9 em học sinh tắm sông không may gặp nạn bị chết đuối. Đau thương, tang tóc đã bao trùm lên những mái đầu bạc của những người cha, những người mẹ suốt đêm ngồi gào khóc gọi tên những đứa con đã vĩnh viễn ra đi… Nhiều người đã lên tiếng trách nhà trường nói riêng và Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, tại sao trong các môn học thể thao của nhà trường lại không sớm phổ cập môn bơi cho các em? Điều trách cứ này không hề sai nhưng trước đó các em đã được bà Phạm Thị Bông, một người lớn tuổi, cảnh báo là tắm tại khúc sông đó rất nguy hiểm. Các em không chịu nghe lời, vẫn nhào xuống tắm và bi kịch đã xảy ra…

    “Ông Trần Văn Kỳ, người dân chứng kiến vụ việc cho biết khoảng 12g45 phút cùng ngày có rất đông học sinh đi xe đạp, mặc đồng phục đến khu vực trên có ý định tắm sông. Lúc này bà Phạm Thị Bông đi thả bò thấy vậy la mắng nhưng các em không chịu nghe còn nói lại “La gì mà la miết”.

    Sau đó bà Bông bỏ theo đàn bò còn những người dân cũng đã sang cồn đất nằm giữa sông Trà Khúc làm việc.

    Đến khoảng 13g thì một người đàn ông (hiện sợ quá đã không có mặt tại hiện trường) thấy dép ở trên bờ mà không thấy người đã chồm tay xuống nước tìm và vớt được một em học sinh. Sau đó la thất thanh rồi bỏ chạy.

    Nhiều người dân khác làm bên cồn nghe tiếng kêu vội chạy đến lao xuống nước tìm và vớt cả 9 thi thể lên bờ” (trích Tuổi Trẻ Online ngày 15.4.2016).

    Nếu biết kính trọng và biết nghe lời bà Bông thì các em đã không gặp tai nạn bi thảm đến như vậy.

    2. Đây không phải là bi kịch lần đầu. Vài năm trước cũng một tai nạn thương tâm khác đã xảy ra và cướp đi sinh mạng của 7 nam sinh, trong đó có nhiều em biết bơi, tại bãi biển Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

    “Tai nạn xảy ra lúc 15g30 ngày 29-12-2013 tại bãi biển 30 tháng 4 thuộc ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Buổi sáng cùng ngày đó, cô Phạm Thị Tâm – hiệu trưởng – cùng các thầy cô giáo Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức cho 96 học sinh thuộc các khối lớp của trường tham quan khu di tích Rừng Sác.

    Sau khi tham quan di tích Rừng Sác, buổi trưa đoàn tham quan đến nghỉ trưa tại bãi biển 30 tháng 4. Có mười học sinh xuống biển tắm, trong đó bảy nam sinh bị sóng cuốn trôi và thiệt mạng. Các cơ quan chức năng đã huy động nhiều lực lượng cứu hộ và sau 15 giờ tìm kiếm, cứu hộ liên tục đã vớt đủ thi thể bảy học sinh giao về gia đình.” (trích Tuổi Trẻ Online ngày 18.4.2015)

    “Cách đó không xa là nhà em T. nạn nhân được phát hiện cuối cùng bị kẹt trong đá của đoạn bờ kè. T. được đưa về nhà lúc 11h30 ngày 30.12.2013. Bố mẹ T. đã túc trực tại hiện trường suốt đêm để ngóng tin con.

    Khi thi thể đưa về bệnh viện, mẹ em kêu gào thảm thiết. “T. là con đầu lòng. Nó bơi rất giỏi nhưng vẫn không thể thoát ra được” – bố của T. nói trong uất nghẹn.” (trích Vietnamnet ngày 31.12.2013, tên của nạn nhân đã được viết tắt)

    Rõ ràng các em nam sinh biết bơi và bơi rất giỏi nhưng vẫn bị chết đuối. Người thân của nạn nhân đã trách nhà trường và các thầy cô thiếu quan tâm các em, trách công ty du lịch không mua bảo hiểm, trách bảng báo nguy hiểm cấm tắm để khá xa nơi các em tắm, trách những người cứu nạn do lực lượng mỏng nên không kịp cứu hộ, trách thuyền cứu hộ bị hỏng nên ra ứng cứu quá chậm. Nhưng có một nguyên nhân khác mà ít ai nhắc đến vì sợ làm đau lòng những gia đình có con em gặp nạn:

    “Khi chúng tôi hỏi tại sao đây là công trình đang xây dựng mà để các em vào tắm, ông Đinh Quang Tuấn, đội trưởng Đội bảo vệ – cứu nạn thuộc Ban Quản lý khu du lịch 30 tháng 4 nói: “Lúc đó chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với thầy cô giáo để nhắc nhở các em không được tắm. Thế mà các em không nghe lời, bất chấp nguy hiểm để xuống tắm. Khi nghe tin, chúng tôi gồm 4 người cứu hộ và 5 bảo vệ lập tức ứng cứu nhưng không kịp” (trích Thanh Niên ngày 31.12.2013).

    Nếu các em biết nghe lời những người lớn tuổi, đừng quá chủ quan tự tin vào tài bơi lội của các em, thì đã không xảy ra những mất mát đau lòng trên.

    3. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015 đã có hằng trăm thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Kết quả là các em bị đình chỉ thi. Nhiều thí sinh đã khóc tức tưởi trước cổng trường thi vì các em không những đã đánh mất cơ hội vào đại học mà cả cơ hội tốt nghiệp phổ thông xem như cũng mất trắng. Nhiều người đã gọi đây là những cái “quên” đầy “oan nghiệt”.

    Một giám thị gác thi rất bức xúc nói: “Khi đến làm thủ tục dự thi, các em đã được cán bộ coi thi chúng tôi nhắc nhở không được mang điện thoại vào phòng thi (lần 1). Trước khi được vào phòng thi các em đã được chúng tôi tiếp tục nhắc nhở tiếp (lần 2). Trước khi phát đề thi chúng tôi lại nhắc thêm lần nữa (lần 3). Thế mà không hiểu sao vẫn có nhiều em “quên” nên mang điện thoại vào phòng thi. Đến khi bị phát hiện và bị lập biên bản đình chỉ thi các em mới khóc lóc năn nỉ vì đã lỡ “quên”!”

    Không riêng gì giám thị coi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, nhiều thầy cô dạy lớp 12 cũng đã căn dặn học sinh của mình rất kỹ về điều này trước khi các em đi thi. Một thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 đã than thở: “Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm gác thi, chúng tôi đã nói rất nhiều về quy chế thi trong các giờ sinh hoạt lớp. Nhưng có nhiều em cứ “cà lơ” không nghe, hoặc nghe cho có. Vừa rồi có một em học sinh lớp tôi thi môn trắc nghiệm lý học kỳ 2 tại trường. Giấy thi trắc nghiệm của trường cũng là mẫu giấy thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để các em có thể làm quen dần. Trên giấy thi trắc nghiệm, ngoài việc tô số báo danh và tô mã đề, còn yêu cầu thí sinh phải cung cấp rất nhiều thông tin như: phòng thi, ngày thi, ngày sinh của thí sinh, chữ ký thí sinh… Mặc dù giám thị đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em đó vẫn không chịu điền đầy đủ thông tin vào. Em nói đang bận làm bài, lát nữa em sẽ ghi. Đến khi nộp bài, giấy thi của em chỉ ghi được có một dòng họ tên còn những dòng thông tin khác về thí sinh vẫn còn để trống. Nếu là kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chắc chắn bài thi của em ấy sẽ có một kết quả không hay rồi!”.

    Do không kính trọng và không chịu nghe lời người lớn tuổi khuyên bảo, một số học sinh của chúng ta đã trả một giá quá đắt. Để kết thúc bài viết tôi kính xin các bậc phụ huynh, kính xin các quan chức giáo dục, kính xin nhà trường hãy thường xuyên dạy cho các em “Biết kính trọng và biết cân nhắc để nghe theo lời khuyên của những người lớn tuổi”. Dù chúng ta đang sống trong xã hội nào, trong thời đại nào, trong thế kỷ nào thì điều ấy mãi mãi vẫn luôn rất cần thiết.

    2016
    (Bài đã đăng trên trang web văn học Đất Đứng ngày 20.5.2016)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn





    Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet


  3. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2016
    Bài viết
    381
    Xu
    99

    Mặc định

    Những diễn viên hài hiện nay như Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Thu Trang... đều là những đại gia. Nhờ diễn hài nên họ trở nên giàu có, ở nhà cao cửa rộng, đi xe hơi bạc tỷ. Nhưng ngoài Hoài Linh hầu hết những diễn viên hài khác ít ai để ý đến lịch sử của nước nhà... Bài viết sau đây đã được đăng trên Tạp chí Giáo Dục Và Thời Đại, nhưng do ngại đụng chạm với chương trình "Đấu trường tiếu lâm" và các danh hài, Tạp chí đã đổi tựa bài viết thành "Đấu trường tiếu lâm, đừng đùa quá lố với nhân vật cổ tích". Ở đây tác giả bài viết xin được lấy lại tên tựa ban đầu của bài viết.

    ------------------------------------------------------






    CHƯƠNG TRÌNH "ĐẤU TRƯỜNG TIẾU LÂM" XÀM VÀ BẤT KÍNH

    Chương trình “Đấu trường tiếu lâm” được phát sóng vào mỗi tối thứ ba trên HTV7, là một gameshow mô phỏng theo hình thức gameshow “Giọng hát Việt”. Nhưng khác với gameshow “Giọng hát Việt”, chương trình “Đấu trường tiếu lâm” chỉ nhằm mục đích là tìm kiếm và đào tạo những diễn viên hài. Bản quyền của chương trình thuộc Entertaiment Lab, đơn vị sản xuất: Điền Quân M & E. Tổng đạo diễn của chương trình là ông Đỗ Văn Bửu Điền. MC dẫn chương trình là nữ diễn viên xinh đẹp Ốc Thanh Vân. Năm huấn luyện viên của chương trình đều là những diễn viên hài nổi tiếng: Nghệ sĩ Ưu tú Đức Thịnh (cũng là một đạo diễn), danh hài Trấn Thành, danh hài Trường Giang, vợ chồng danh hài Tiến Luật – Thu Trang.





    Chương trình “Đấu trường Tiếu lâm” từ lúc phát sóng đã có nhiều ý kiến phản hồi trái chiều từ khán giả, có nhiều người thích nhưng cũng không ít người chê chương trình hài khá nhạt nhẽo. Theo ý riêng của người viết, dù sao chương trình cũng là một sự cố gắng đem đến một món ăn tinh thần mới lạ cho khán giả truyền hình. Theo sự chỉ đạo của các huấn luyện viên các thí sinh diễn phải “xàm nhảm” mới hay! Để được các huấn luyện viên chọn đi tiếp vào vòng sau, các thí sinh đều cố gắng quăng ra rất nhiều mảng miếng “xàm nhảm” để gây tình huống hài. Điều này không có gì đáng nói, chỉ mong là đừng quá lố, đừng bất kính với tổ tiên. Tiếc thay điều này đã xảy ra ở tập thứ 16.

    Ở tập thứ 16, thuộc vòng chuyển thể, thí sinh Phát La của đội Trường Giang có tiểu phẩm Tarzan. Trong tiểu phẩm có sự xuất hiện của các nhân vật Tarzan, Thạch Sanh, Sơn Tinh và Dương Quá (do Phát La diễn). Dương Quá (nhân vật trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung) trong tiểu phẩm đã đâm chết Sơn Tinh! Sơn Tinh, anh hùng trong thần thoại Việt Nam, bị chết rất dễ dàng và thật lãng xẹt! Buồn thay, khán giả tại trường quay đã cùng vỗ tay tán thưởng cho miếng hài vô duyên này! Đáng buồn hơn là các huấn luyện viên, hình như không mấy ai quan tâm đến sử Việt của nước nhà, đều khen Phát La diễn hay, có bứt phá! Và càng đáng buồn hơn nữa là ở tập thứ 17, nhà đài có thông báo khán giả xem truyền hình đã cùng bình chọn thí sinh Phát La là thí sinh được yêu thích nhất; trong đó có khán giả Nguyễn Thị Thôi ở tp.HCM do bình chọn Phát La trong tiểu phẩm Tarzan nên đã được nhận thưởng một phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng.

    Sơn Tinh trong thần thoại là con rể của vua Hùng Vương thứ 18. Ông thể hiện khát vọng của người Việt xưa muốn làm chủ thiên nhiên, chống lũ lụt, mở đất và mở nước. Sơn Tinh còn được gọi là Tản Viên Sơn Thánh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì, núi tổ của các núi Việt Nam. Ông được xem là vị thần lớn nhất của nước ta từ thời phong kiến. Theo truyền thuyết dân gian khi tên phù thủy phương bắc Cao Biền sang nước ta dùng phép trấn yểm long mạch, nhưng hắn đã không thắng nổi Tản Viên Sơn Thánh mà còn bị Tản Viên Sơn Thánh nhổ một bãi nước bọt vào giữa đàn cúng tế của hắn. Trong Tứ bất tử (tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam), đứng đầu là Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), thứ hai là Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), thứ ba là Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử, cũng là con rể của vua Hùng thứ 18, chồng của Tiên Dung), thứ tư là Mẫu Thượng Thiên (công chúa Liễu Hạnh). Như vậy, trong Tứ bất tử, Sơn Tinh còn được xếp cao hơn Thánh Gióng một bậc! Lôi Sơn Tinh ra sân khấu hài rồi đâm chết ông, Phát La nói riêng và chương trình “Đấu trường tiếu lâm” nói chung đã có một hành động phản cảm, bất kính với một vị thánh đáng kính trọng trong tín ngưỡng văn hóa của dân tộc.

    Gần đây, các nhà đài trong nước phát sóng rất nhiều chương trình hài. Để tránh bị trùng lắp, nhàm chán; các diễn viên hài bắt đầu có kế hoạch đưa rất nhiều nhân vật cổ tích vào trong tiểu phẩm của mình như: nàng Tấm, Mai An Tiêm, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh… Chúng ta không quá khắt khe, nhưng rất mong các diễn viên hài đừng “đùa giỡn quá lố” với các nhân vật cổ tích từ lâu đã được các trẻ em Việt Nam yêu mến. Người viết cũng xin các đạo diễn chương trình hài nếu có đưa các nhân vật lịch sử Việt vào hài cũng nên xem qua chút ít về lịch sử Việt Nam, đừng để xảy ra một hình ảnh phản cảm nào khác nữa như trong tiểu phẩm Tarzan của Phát La.

    Năm 2014, người viết có được xem chương trình “Gương mặt thân quen nhí” (lần đầu). Ở tập 9 của chương trình này, bé Bảo Nghi đã hóa thân thành nghệ sĩ Quế Trân, diễn vai Thánh Gióng. Trong ghế Ban giám khảo lúc bấy giờ có danh hài Nghệ sĩ Ưu tú Hoài Linh ngồi chấm điểm. Ông nhận xét về chuyên môn cho thí sinh Bảo Nghi rất chính xác và có nhắc đến Thánh Gióng cùng Tứ bất tử với một sự cực kỳ kính trọng. Nếu diễn viên hài nào cũng có kiến thức uyên bác như danh hài Hoài Linh thì sân khấu hài của chúng ta sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay và sẽ bớt đi những hạt sạn đáng tiếc.

    2016

    Thanh Trắc Nguyễn Văn




    Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  4. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2016
    Bài viết
    381
    Xu
    99

    Mặc định




  5. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2016
    Bài viết
    381
    Xu
    99

    Mặc định

    Xin giới thiệu với các bạn thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn bài viết "Lễ hội đầu xuân và những hạt sạn" đã đăng trên báo Văn Nghệ tp.HCM số 437, ra ngày 16.2.2017.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------



    Nhiều du khách vào chùa vẫn mang dép



    LỄ HỘI ĐẦU XUÂN VÀ NHỮNG HẠT SẠN

    Lại một mùa xuân thanh bình nữa đã và đang đi qua trên đất nước ta. Đầu xuân đi lễ hội, đi chùa là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt đã có từ thời xa xưa. Những người đi lễ hội đều có những ý nguyện rất chung: một là tham quan danh lam thắng cảnh của quê hương; hai là vì tín ngưỡng, ba là cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc và cầu lộc cho gia đình. Rất tiếc do ý thức văn hóa của người dân quá kém và tệ hại hơn là ngày lại càng đi xuống nên vô tình nhiều người, trong đó đa phần là các bạn trẻ, đã bộc lộ những thể hiện rất xấu và rất phản cảm khiến nhiều người phải ngán ngẩm.

    Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) là một nơi nổi tiếng thanh tịnh với nét đẹp không gian tĩnh mịch và tôn nghiêm. Nhưng đầu năm nay các nhà sư trong chùa Linh Quy Pháp Ấn đã phải “khóc ròng” vì rất nhiều khách thập phương đi lễ chùa mà hoàn toàn không có cái tâm của một người Phật tử chân chính. Nhiều cô gái rất xinh đẹp, chân dài nhưng lại bận những chiếc váy ngắn “rất gợi cảm” khi vào chùa, mặc dù trước cổng chùa đã có bảng cấm. Một người bạn của tôi đã nói nửa đùa nửa thật: “Các cô xinh đẹp như thế sao không rủ nhau đi quyến rũ các đại gia, lại cứ đi gây “xao xuyến” làm chi cho những người đã tu hành?”. Tôi đã từng được nghe một vị cao tăng giảng: Khi đi lễ chùa nếu ăn mặc gợi cảm quá mức sẽ vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì!




    Những người đẹp váy ngắn


    Chưa hết rải rác trong sân chùa có rất nhiều cặp nam nữ “vô tư” ôm nhau để thể hiện tình cảm hoặc chụp hình tự sướng. Họ hầu như đã quên họ đang ở đâu và đến chùa để làm gì? Một vấn nạn nữa không phải riêng chỉ có ở chùa Linh Quy Pháp Ấn mà hầu hết các chùa trên đất nước Việt Nam khác đều bị ảnh hưởng đó là nạn du khách xả rác bừa bãi. Đầu năm, gia đình tôi có đến chùa Phước Hải (ở tp. Hồ Chí Minh, ngôi chùa đã được tổng thống Obama thăm viếng khi ông sang Việt Nam), tuy hầu hết người đi lễ chùa đều rất nghiêm túc nhưng do số lượng khách quá đông nên đã không tránh được nạn chen lấn, xô đẩy khi cùng xếp hàng vào chánh điện. Trong sân chùa có một cái hồ lớn nuôi cá và rùa, thật đáng buồn khi trên mặt nước vẫn còn có những chai lọ nước uống bằng nhựa không biết của ai đó đã tiện tay ném xuống mặc dù thùng rác đặt cạnh đó không xa!

    Nổi cộm hơn, cũng đầu năm nay ở chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh), nơi có pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được khánh thành vào đầu tháng 12 năm 2013. Theo các nhà nghiên cứu sử học Trần Nhân Tông là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo dân quân nước Đại Việt hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược. Khi về già ông đã từ bỏ ngôi báu để đi tu và ông cũng chính là vị tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Pho tượng của Phật hoàng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15 m, nặng 138 tấn, tọa lạc trên đỉnh An Kỳ Sinh có độ cao 900 m so với mặt nước biển. Lễ hội ở chùa Đồng Yên Tử sẽ kéo dài suốt ba tháng trong mùa xuân và được dự kiến sẽ có hơn 2 triệu du khách đến viếng. Người đông nên chen lấn và hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng nói ở đây là có rất nhiều khách viếng chùa đem tiền xoa lên đại hồng chung và khánh đồng tại chân tượng Phật hoàng với ý nghĩ rất ngô nghê là cầu may! Tệ hơn cũng có rất nhiều người ném những tờ giấy tiền thật lên mái chùa hoặc giắt vào các kẽ dưới mái hoặc vách chùa tạo nên một bức tranh cực kỳ bôi bác và phản cảm. Để biết đúng hay sai chúng ta hãy cùng đọc những dòng sau đây nói về những quy định trong việc dâng lễ vật cúng dường tại chùa chiền do một trang web Phật giáo hướng dẫn:

    “1. Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

    2. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại bàn thờ hay điện thờ mà thôi.

    3. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

    4. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.”


    (còn tiếp)

    ---QC---


Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status