TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 31

Chủ đề: Minh Nguyệt Tân Thiên

  1. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2015
    Bài viết
    2,598
    Xu
    150

    Mặc định

    Chương 5: Chân tiên

    Dù mệt mỏi nhưng đoàn người chẳng thấy buồn chán chút nào. Đôi lúc gặp bạn đồng hành, nhưng hầu hết đều là người trẻ nên họ đi nhanh và bỏ mọi người ở lại sau. Nguyệt và Huệ Minh đã lại đi chung với nhau. Huệ Minh trên lưng đeo ba lô kiên nhẫn bước từng bước.
    “Huệ…Huệ Minh… tớ đi… hết nổi…rồi…” Nguyệt ngồi thụp lại hổn hển nói.
    Chuyện như vậy đã xảy ra nhiều lần. Hễ mẹ Huệ Minh hay Nguyệt đuối sức, mọi người lại tạt qua ven đường ngồi xuống nghỉ ngơi. Thực ra ngoại trừ dượng Lăng, ở đây không ai là không thấy mệt. Cả dì Hoa cũng buông túi xách mà ngồi phịch xuống đất. Huệ Minh cởi ba lô rồi ngồi bên cạnh Nguyệt.
    “Hay tớ thử giúp cậu bớt mệt nha.” Huệ Minh đề nghị.
    Nguyệt lắc đầu nguầy nguậy:
    “Không được đâu. Nguyệt không sao.”
    Dẫu Huệ Minh nói như thế nhưng cậu bé cũng không biết điều kỳ diệu lúc trước có lại xảy ra lần nữa không. Vả lại Huệ Minh cũng biết rằng Nguyệt sẽ không muốn cậu phải thay cô bé gánh chịu thêm nữa. Nhưng lòng quan tâm của cậu cho Nguyệt là rất lớn nên không nỡ để cô bé chịu khổ.
    Chợt có một tiếng rít kỳ lạ quanh quẩn. Huệ Minh đứng phắt dậy cảnh giác.
    “Chuyện, chuyện gì thế?” Nguyệt vôi vàng hỏi.
    Huệ Minh kéo Nguyệt lại ra sau, mắt dáo dác nhìn quanh.
    “Hình như có rắn.” Huệ Minh nói lớn.
    Nghe tới rắn, Nguyệt thét lên sợ hãi rồi bám lấy Huệ Minh run cầm cập. Dượng Lăng nhặt hòn đá rồi ném vào bụi cây xa xa.
    “Chết này!” Dượng hét.
    Hòn đá vạch ra đám lá cây. Huệ Minh nhìn thấy một đôi mắt xanh thấp thoáng trong bụi cỏ. Đôi mắt ấy dường như mang theo một loại thần thái nào đó làm cậu bé hãi hùng.
    “Nó chạy rồi.” Dượng Lăng nhìn theo rồi trấn an mọi người. “Thôi, mấy cô đứng dậy đi nào. Kẻo dưới chân lại có rắn bây giờ!”
    “Anh toàn nói lung tung.” Dì Hoa trách khi thấy mẹ Huệ Minh nhảy bật ra khỏi chỗ ngồi. Dượng cười khì khì bảo:
    “Cô Uyển nhát quá.”
    Sau một lúc nghỉ ngơi mọi người lại tiếp tục lên núi. Trời chuyển dần về chiều và mọi người cũng ngày một gần tới đích hơn. Khi trở lạnh, những đứa trẻ mặc thêm áo khoác. Huệ Minh cũng đưa lại ba lô cho dượng Lăng. Đến gần tới nơi thì thấy một mình dượng mang hết mọi đồ đạc. Ngay cả dì Hoa cũng mấy lần than thở thì chẳng nói tới mẹ Huệ Minh và Nguyệt.
    Rốt cục thì mọi người cũng đã lên tới chùa. Nhưng chẳng ai còn muốn đi ngắm cảnh gì nữa. Trong khu vực của chùa thì đã có chỗ nghỉ ngơi cho khách hành hương. Mẹ Huệ Minh đã không phải tới nơi này lần đầu nên đã mang theo chăn gối chuẩn bị trước. Mọi người chuẩn bị để ở lại qua đêm, đến sáng ngày làm lễ rồi đến chiều sẽ trở về. Ít nhất thì đó là dự định như vậy.
    Huệ Minh chỉ mang theo cuốn sách của dì Hoa bên người. Khi người lớn bận bịu những việc khác nhau và Nguyệt thì mải mê điều gì đó khác, cậu bé lại lấy ra đọc. Huệ Minh cảm thấy dường như hàm nghĩa trong từng câu, từng chữ đã thay đổi khi cậu đọc lại. Ban đầu cậu bé cảm thấy đây là một cuốn sách dạy khí công chữa bệnh, nhưng khi đọc lại cậu cảm thấy dường như không chỉ như thế thôi. Huệ Minh đọc cho tới tận khi đi ngủ. Ngay cả Nguyệt ở bên cạnh cũng không làm cậu bé xao lãng đi.
    Nửa đêm, trăng sáng vằng vặc. Cửa chùa mở toang làm ánh trăng chiếu đến đầu giường. Dưới màn, Huệ Minh thấy Nguyệt trăn trở mãi chưa ngủ được. Rồi cô bé rời giường bước ra bên ngoài. Dáng Nguyệt bước đi không đều đặn, cũng không quay nhìn lại.
    Huệ Minh cũng không ngủ được. Một phần vì trăng sáng quá, một phần lại vì trong cơ thể cứ như có luồng khí nóng trào qua cuộn lại. Đợi một lúc lâu thấy Nguyệt không quay về, Huệ Minh cũng rời giường.
    Ra bên ngoài:
    Gió thổi hiu hiu cầm cập lạnh
    Chuông đồng im ắng bóng vờn quanh
    Trăng sáng như gương soi đường lối
    Ngõ Phật khúc khuỷu tuột xa xăm.
    Đi một vòng Huệ Minh chưa thấy Nguyệt đâu, mà lại càng lúc càng tỉnh. Huệ Minh men theo đường mòn lên núi. Đường càng về trước lại càng khó đi. Đá cuội lởm chởm, đôi lúc chắn ngang đường. Huệ Minh nhìn lại, thấy mái chùa đã nhỏ đi trong tầm mắt. Xung quanh lại âm u rùng rợn. Trong lòng lúc này mới thoáng sợ hãi, bèn dằn nội tâm xuống định quay về. Nhưng bỗng nhiên Huệ Minh thấy dáng người quen thuộc nhỏ nhắn của Nguyệt ở phía trước. Cô bé đi xiêu vẹo. Không biết là vì đường khó đi hay là mộng du. Huệ Minh gọi lớn:
    “Nguyệt!”
    Tiếng gọi vang vang tận sâu vào núi mà không thấy Nguyệt ngoảnh lại nhìn. Huệ Minh tâm thần bất định, nhìn lại cảnh vật xa xa dưới tầm mắt rồi quyết định đuổi theo.
    Huệ Minh vừa đuổi vừa gọi. Bỗng thấy Nguyệt ngã sấp xuống đất rồi im bặt. Huệ Minh hốt hoảng. Vì chạy quá nhanh mà trượt chân mấy lần làm đầu gối trầy chảy máu. Nhưng Huệ Minh cũng cố chạy được tới chỗ Nguyệt bị ngã. Chỉ thấy cô bé nằm ở nơi đó. Váy dài lấm lem, mắt nhắm nghiền đã lịm đi. Chỗ chiếc giày thêu có một con rắn trườn nhanh qua đó. Nó ngoảnh lại nhìn Huệ Minh. Đôi mắt ấy vẫn thế, dường như mang theo một loại cảm tình.
    Huệ Minh lay Nguyệt và gọi.
    “Nguyệt ơi! Nguyệt!”
    Mãi không thấy cô bé tỉnh. Huệ Minh rơi nước mắt. Thấy chỗ chân cô bé có vết rắn cắn mà Huệ Minh lại không biết sơ cứu. Cậu bé gọi:
    “Cứu với! Cứu!”
    Gọi khản cổ mà chỉ thấy núi rừng đáp lại. Không biết có người nào nghe thấy không. Nhưng nơi này cách chùa khá xa. Chỉ sợ khi người lớn tới thì Nguyệt đã gặp chuyện không may, nên Huệ Minh đỡ cô bé dậy rồi cố hết sức mới cõng lên được vai.
    Đường lên tuy khó nhưng tương đối an toàn. Huệ Minh cõng Nguyệt trở xuống lại khó khăn và nguy hiểm rất nhiều. Vì cõng cô bé tuột dốc nên Huệ Minh không thể giữ thăng bằng, đi chưa xa thì cậu bé đã đuối sức rồi trượt chân té xuống. Cậu bé chỉ có thể đỡ Nguyệt không bị đập đầu xuống đất rồi cả hai tách nhau, té tới hai chỗ bất đồng. Đau đớn không làm Huệ Minh quan tâm, cậu bé chỉ còn biết khóc vì quá lo lắng cho Nguyệt. Lúc này cô bé không những hôn mê mà còn trầy trụa khắp người. Huệ Minh thậm chí còn thương nặng hơn nhưng đầu óc hãy còn tỉnh táo.
    “Huệ…Minh…”
    Nguyệt nói đứt quãng trong mê mệt. Huệ Minh đứng dậy lại đỡ cô bé lên một lần nữa rồi quyết tâm đưa xuống núi. Nhưng cả người đau nhức. Đi một lúc lại thấy mình rẽ nhầm vào đường lạ. Huệ Minh nhất thời không biết nên quay trở lại hay đi thẳng tới trước. Lúc ấy Nguyệt lại rên rỉ ở sau lưng. Cậu bé cắn răng gạt bụi cõng Nguyệt tiến lên.
    Đường càng đi càng xấu. Huệ Minh nhận ra là mình đã lạc đường. Nếu quay trở lại thì không biết khi nào mới có thể trở về. Rừng núi hoang vu cô quạnh, sương xuống ngày một dày làm thấm ướt cả áo ngoài. Mệt mỏi, lo lắng. Huệ Minh chưa từng cảm thấy có lúc nào bản thân bất lực đến thế. Cậu bé ôm chặt thân người nhỏ bé của Nguyệt, gục mặt than khóc nức nở.
    “Cậu bé, đừng khóc.” Một giọng nói trầm bổng vang lên ở đằng trước.
    Huệ Minh hoảng hốt ngã cả người về sau. Nhưng ngẩng đầu thì thấy một dáng người đứng đằng trước. Dưới trăng rằm, áo tiên phất phới. Cả người dường như tỏa ra hơi ấm xua tan cả gió ngàn heo hút.
    Đó là một thanh niên trẻ tuổi. Mặt đẹp như ngọc. Trang phục cổ đại mà người ấy mặc thì Huệ Minh chỉ mới thấy trên tivi. Người ấy tiến sát rồi ngồi xuống, đặt đầu ngang tầm mắt Huệ Minh. Huệ Minh nhìn rõ nét mặt anh ta. Không chỉ đẹp, mà còn chính khí lẫm nhiên, trong con ngươi tỏa hào quang trí tuệ. Huệ Minh yên tâm. Không đợi Huệ Minh cầu, người ấy đã nhét thứ gì vào miệng Nguyệt rồi vỗ mấy cái rồi thấy cô bé nuốt trọn vào bụng. Thủ pháp như thế Huệ Minh mới thấy lần đầu.
    “Anh làm gì vậy?” Huệ Minh lo lắng hỏi.
    “Cho nàng ấy ăn giải độc đan. Thuốc ấy công hiệu lắm. Sẽ tỉnh ngay thôi.” Người ấy đáp rồi đỡ lấy Nguyệt từ Huệ Minh. Không như cậu nhóc bảy tuổi. Người này nhấc Nguyệt lên dễ dàng như cành trà lá mận. Nhìn Huệ Minh anh ta chỉ để lại một câu: “Đuổi theo!” rồi chạy ngược lên núi.
    Huệ Minh vội đuổi theo. Thấy người ấy đi như bay. Huệ Minh dùng hết sức nhưng chỉ chớp mắt đã không thấy bóng dáng. Trong rừng cây hướng đi lên chỉ có một đường độc đạo. Đi đã khó mà chạy lại càng khó hơn. Đáng lẽ Huệ Minh hẳn là không đuổi theo nổi. Thế nhưng dường như lần này lại khác hẳn. Thân nhẹ như không, khi chạy lại cảm giác như có người đẩy, cơn đau cũng không còn thấy tăm hơi.
    Người nọ chạy phía trước, chốc chốc giảm tốc lực cho Huệ Minh đuổi kịp. Dưới núi thấy ánh đèn pin rọi lên tận trời mà người nọ làm như không thấy. Huệ Minh gọi với:
    “Anh ơi khoan đã! Chùa ở dưới này cơ mà!”
    Nhưng người ấy không để ý, cứ chạy miết. Huệ Minh chỉ đành cố sức đuổi theo. Lên đến lưng chừng núi chỉ thấy một hòn đá lớn vươn ra ngoài. Lúc ấy trăng vừa vặn treo trên mỏm đá.
    Huệ Minh người mồ hôi đẫm ướt áo. Lúc này đã thấm mệt, theo anh ta đi đường mòn tiến vào sơn động ngay phía dưới hòn đá lớn ấy. Thấy ở đó có ánh sáng nhè nhẹ, biết là người đã sống ở nơi ấy từ lâu. Huệ Minh nhỏ người, tiến vào có thể đứng thẳng. Nhưng chàng thanh niên ấy phải hơi cúi thấp đầu. Vừa vào trong thì thấy trong động chẳng khác gì phòng ở, rất gọn gàng sạch sẽ. Anh ta đặt Nguyệt lên giường đá có trải chiếu rồi xoay người lại nhìn Huệ Minh.
    Huệ Minh hơi thở còn gấp gáp nhưng cũng chưa chào hỏi, mà tiến ngay đến bên cạnh xem xét tình trạng của Nguyệt. Chỉ thấy cô bé sắc mặt hồng hào, hơi thở đều đặn. Nơi có vết rắn cắn máu chảy ra màu đỏ. Lúc này Huệ Minh mới tin tưởng hẳn, thở phào hỏi:
    “Bạn ấy ổn chưa ạ?”
    Người ấy ánh mắt lấp lóe, gật đầu trả lời:
    “Chắc hết rồi. Giờ chỉ là vì dược hiệu của thuốc nên chưa dậy ngay được.” Người ấy cầm đèn soi tỏ hơn khuôn mặt của Nguyệt, gật gù. Rồi lại nói: “Hôm nay may mắn cho hai nhóc gặp được ta. Con rắn cắn cô bé này không phải rắn thường. Nó là rắn yêu đã sinh linh trí.” Nói tới đây thấy Huệ Minh sắc mặt hãi hùng mới lại tiếp: “Đừng lo. Nó mới chỉ tu được mấy chục năm. Độc tố cũng chưa thấm sâu nên cứu chữa dễ dàng. Lại đợi thêm nửa canh giờ chỉ sợ thần tiên khó cứu.”
    Huệ Minh giữ lấy tay Nguyệt e dè hỏi:
    “Ngài là thần tiên ạ?”
    “Thần tiên hả?” Người ấy hỏi lại, mang vẻ mỉm cười. “Ừ, ta là thần tiên đấy. Ta đã sống ở đây 400 năm rồi.”
    Huệ Minh mắt trợn ngược:
    “Bốn…bốn trăm…năm?”
    “Phải. Ta vốn là người sống ở đất Thuận Hóa. Mấy trăm năm trước chiến tranh loạn lạc khắp nơi. Ta may mắn được Sư Phụ cứu đi rồi tới núi này tu hành. Tên húy ta là Triệt. Về sau Sư Phụ đặt thêm tên chữ là Khiêm. Ngươi gọi ta Khiêm là được.”
    Huệ Minh đâu dám bất kính như vậy. Gặp thần tiên, Huệ Minh nghĩ thông suốt bèn gọi:
    “Khiêm tiên sư…”
    Rồi cúi lạy vái tạ ơn cứu mạng.
    Vị tiên sư nọ tỏ ra hài lòng. Không biết lấy từ đâu một bình hồ lô. Mở ra thấy hương thơm nhè nhẹ. Ông bảo:
    “Bây giờ ngươi hẳn là đang lạnh. Uống một hớp thứ nước này vào sẽ hết.”
    Huệ Minh kính cẩn nhận lấy. Trong lòng nơm nớp lo sợ. Biết đây là thứ nước quý, không dám uống. Khiêm tiên sư nhắc:
    “Thứ ấy cho ngươi.”
    Huệ Minh lắc đầu vội đáp:
    “Không được đâu ạ. Con… con không dám.”
    Tiên sư bật cười, bảo:
    “Thứ ấy với ngươi là quý. Nhưng với ta thì chẳng đáng gì.”
    Huệ Minh áy náy hỏi:
    “Vậy…vậy con chúc cho Nguyệt uống được không ạ?”
    “Nguyệt là tên cô bé này đó hả? Được, được. Không sao cả. Đã cho ngươi thì là thứ của ngươi. Thích dùng sao thì dùng.”
    Huệ Minh bèn nâng đầu Nguyệt dậy đỡ cho cô bé uống, cẩn trọng cố không để rơi giọt nào nhưng lại vẫn chảy ra một ít. Huệ Minh hồi hộp dòm sắc mặt Khiêm tiên sư, thấy ông không biểu lộ gì thì đậy nắp lại rồi bỏ lên bàn đá.
    “Ngươi không định cầm theo ư?” Khiêm tiên sư hỏi.
    Huệ Minh lắc đầu. Vị tiên sư ấy nghiền ngẫm rồi phất tay nhặt chiếc bình.
    “Chỗ này không phải chốn của ta. Ngươi đặt đây làm gì?”
    “Đây không phải nhà của Ngài ạ?” Huệ Minh dè dặt hỏi.
    Khiêm tiên sư lắc đầu.
    “Chỉ là nơi người phàm trú chân thôi. Ta để cô bé này ở đây, nghĩ là tới sáng sẽ có người tới làm lễ. Hẳn sẽ thấy mà đưa về, khi ấy cô nhóc này chắc là cũng vừa tỉnh lại.”
    Thấy Huệ Minh nghi hoặc, Khiêm tiên sư nói:
    “Ban nãy ta dưới chùa gặp ngươi. Vốn là ta đã theo dõi ngươi từ dưới chân núi rồi.” Tiên sư ý vị bảo.
    Huệ Minh hốt hoảng:
    “Ngài…Ngài xem con làm gì?”
    Bị một vị tiên nhân dòm ngó, muốn nói không sợ quả là không thể.
    “Hừm. Ta thấy ngươi căn cốt phi phàm, lại là nãi bạch thể. Hẳn có người đã giúp ngươi trước đây, giúp ngươi làm sạch thân thể. Chứ người hiện đại là không thể nào đạt được trạng thái này. Ngươi có bái ai làm thầy sao?”
    Huệ Minh lắc đầu, đáp:
    “Con chưa từng ạ.”
    Người nọ mừng rỡ ra mặt. Lại hỏi:
    “Tên con là Huệ Minh phải không?”
    Huệ Minh gật đầu. Không nhận ra trong chốc lát Khiêm tiên sư đã thay đổi cách gọi với cậu bé.
    “Hảo, hảo. Huệ Minh này. Ta thấy con tư chất thông minh, tâm tư sáng sủa. Ta muốn nhận con làm đồ đệ, con có chịu không?” Khiêm tiên sư hỏi.
    Huệ Minh lập tức khựng lại nơi đó. Hôm nay cậu bé đã trải qua nhiều chuyện. Nay lại được một vị tiên sư để mắt tới. Trong lòng thấp thỏm, Huệ Minh hỏi:
    “Ngài dạy con tu tiên sao?”
    Tiên sư gật đầu, đáp:
    “Phải. Ta dạy con phép tu tiên sống lâu nghìn tuổi, trẻ mãi không già. Nhưng tu luyện khổ cực, phải cắt đứt tình duyên phàm trần. Theo ta vào núi tu hành không thể sống chung với cha mẹ. Con có chịu chăng?”
    Huệ Minh nghe thế liền ngần ngại, trong lòng đắn đo. Bóng dáng cha mẹ hiện lên trong đầu. Cậu bé là đứa con có hiếu. Mẹ cậu là người mà cậu bé yêu quí nhất trên đời. Cha cậu, tính tình dù hung ác nhưng lại chỉ hung dữ với người khác. Huệ Minh không nỡ rời xa họ khi chưa trọn vẹn chữ hiếu. Huệ Minh nói:
    “Con muốn tu hành nhưng cũng muốn báo đáp cha mẹ. Như vậy có được chăng?”
    Khiêm tiên sư bảo:
    “Chuyện đó nào có khó gì. Con tu thành thần tiên rồi, muốn báo đáp cha mẹ lại chẳng dễ dàng ư?”
    Huệ Minh cũng cho là phải. Nhưng trong thâm tâm cậu bé vẫn còn một người nữa mà cậu không muốn rời xa. Nhìn cô gái bé nhỏ đang nằm trên giường đá, Huệ Minh trong lòng đau xót. Nghĩ đến cảnh không thể gặp lại Nguyệt nữa, Huệ Minh thấy lòng tiếc nuối không nguôi. Khiêm tiên sư thấy vậy bèn bảo:
    “Ta để con ở đây suy nghĩ vậy. Hai canh giờ nữa ta trở lại. Nếu con muốn theo ta tu hành, thì không thể bái biệt họ mà phải đi ngay.” Nói rồi đi ra ngoài động để lại Huệ Minh sau lưng đắn đo phân vân
    .

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi tiennhan9512, ngày 22-06-2019 lúc 23:36.
    ---QC---
    Do What You Say You Will Do

    Nghệ thuật là cách tạo nên vẻ đẹp. Vẻ đẹp là ý nghĩa tồn tại của vạn vật. Thổi linh hồn vào sự vô tri là quyền năng của Chúa.


  2. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2015
    Bài viết
    2,598
    Xu
    150

    Mặc định

    Chương 6: Tuyển trạch


    Chuyện hoang đường như vậy thế nhưng lại là lý giải duy nhất cho tất cả sự việc này. Tất cả mọi người nghĩ bể đầu cũng không thể tưởng tượng nổi câu chuyện ly kỳ mà Huệ Minh và Nguyệt gặp đêm qua. Sáng hôm nay khi người lên núi làm lễ thấy hai đứa trẻ trong động thì vội vàng chạy về chùa báo. Huệ Minh và Nguyệt, cả hai đứa trẻ lấm lem bùn đất, trầy xước khắp nơi. Dượng Lăng và một nhà sư nam nữa cùng nhau lên đó bế cả hai trở về. Huệ Minh biết câu chuyện ly kỳ hôm qua khó mà thuyết phục được ai nên lược qua đoạn quan trọng. “Hôm qua Nguyệt mộng du đi ra ngoài. Con liền đuổi theo lên tới đó rồi mệt quá ngủ mất.”
    Câu chuyện này quả thực là thật một trăm phần trăm. Chỉ là không phải tất cả. Nguyệt hầu như không nhớ gì, ngoại trừ có cảm giác là Huệ Minh và một ai đó luôn bên mình đêm qua. Bởi vì cô bé bị thương nhiều chỗ nên vết rắn cắn – vốn đã đông máu, lại chẳng trở nên nổi bật chút nào. Huệ Minh thở dài nhẹ nhõm khi thấy mọi người chấp nhận câu chuyện này. Tất cả mọi người đều lo lắng cho hai đứa trẻ. Bởi vì nếu không kể đến việc bị rắn cắn thì Huệ Minh bị thương nặng hơn Nguyệt nhiều lắm, nên mọi người cũng không nỡ hỏi cậu bé quá nhiều.
    “Mình xin lỗi…” Nguyệt áy náy nói. Cô bé hoàn toàn tin tưởng cách giải thích của Huệ Minh.
    Huệ Minh lắc đầu. Giương bắp tay lên cho Nguyệt xem.
    “Mình không sao hết á. Xem này, thấy chưa!” Rồi hỏi: “Mà Nguyệt có cảm thấy lạ chỗ nào không?”
    Bởi vì Huệ Minh là người duy nhất biết Nguyệt bị rắn cắn nên mới hỏi như vậy. Dù được tiên đơn của Khiêm tiên sư, cô bé không những giải được độc mà những vết thương đã kéo da non cả. Nhưng Huệ Minh vẫn không hoàn toàn an tâm.
    Nguyệt đáp:
    “Mẹ mình bảo là mình chỉ bị trầy xước một chút thôi. Rồi bảo mình luyện công với mẹ lúc sáng. Bây giờ thấy chẳng sao hết á! Chỉ có Huệ Minh là bị đau. Đều là tại mình cả…”
    Rồi Nguyệt lại khóc nức nở.
    Bởi vì xảy ra chuyện như vậy nên cả nhà chẳng có tâm tư ở lại lâu. Đến buổi trưa thì về, kết thúc một chuyến hành trình trong sự nghi hoặc của rất nhiều người. Sau này khi Huệ Minh kể lại đoạn đi qua này, liền có người cảm khái mà viết:
    Xưa xửa Điện Bà đã có tiên
    Xa xa viễn vọng bóng chùa chiền
    Lưng chừng đá núi nghênh thiên lộ
    Ngẩng thấy người tiên vấn tiên đồ.
    Hôm về nhà cha của Huệ Minh đã mắng mẹ cậu vô cùng thậm tệ.
    “Suốt ngày Thánh với chẳng Thần! Mày tin gì tao mặc kệ, nhưng chồng con mày không lo thì tu hành cái nỗi gì!”
    Vốn dĩ ông Oai – cha của Huệ Minh đã đi hơn một tuần mà không nói lời nào và lại còn cắt đứt mọi liên lạc, không ngờ đúng hôm lên núi chơi thì ông đột nhiên trở về. Ông ta thậm chí còn thủ sẵn cả gậy sắt để chờ mẹ Huệ Minh. Nếu lúc đó không có dượng Lăng can thiệp thì Huệ Minh sợ mẹ đã có mệnh hệ rồi.

    Bởi vì trong người nhiều chỗ bị thương nên Huệ Minh được nghỉ học, nhưng cậu bé cảm thấy không khí trong nhà càng ngày càng lạnh lẽo. Đã từ lâu ông Oai dường như đã không còn quan tâm tới gia đình mình và tâm tính ông ngày một tồi tệ, nên Huệ Minh rất buồn và cậu bé không thích ở nhà. Dượng Lăng cùng dì Hoa luôn luôn chào đón cậu, và cô bạn thanh mai trúc mã của cậu cũng như thế. Lẽ tự nhiên đó đã trở thành ngôi nhà thứ hai của cậu. Mẹ Huệ Minh cũng có ý muốn gửi gắm, bà không muốn để Huệ Minh phải chịu đựng cảnh cha mẹ xung khắc nên về sau Huệ Minh thậm chí đã sống ở nhà họ.
    Ngôi nhà của dì Hoa tuy không phải lớn, nhưng giữa lòng Sài thành phồn hoa họ vẫn có được một khoảng sân tương đối rộng, hơn nữa lại cả trước lẫn sau. Căn nhà chỉ có hai tầng. Ở sân trước dì Hoa dùng để bày bán hàng hóa, họ làm một cửa hàng giày dép ở đây. Tầng trệt là nơi cả gia đình dì ở. Còn lầu trên là nơi thờ cúng gia tiên.
    Kể từ khi Huệ Minh thường xuyên ngủ lại ở nhà dì Hoa thì dượng Lăng đã dọn một phần căn phòng mà dì thường dùng để chứa hàng. Họ sắp xếp một chỗ vừa khéo để trải tấm nệm làm nơi Huệ Minh ngủ. Căn phòng này có một cánh cửa thông ra đằng hông nhà vốn dĩ rất gần sân sau và tiếp giáp với phòng bếp của gia đình.
    Bởi vì Huệ Minh đã đến sống ở đây nên chuyện luyện võ với dượng Lăng đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra cậu bé cùng Nguyệt cũng san sẻ bài vở với nhau và tất cả mọi chuyện thường hằng.
    Đối với dượng Lăng và dì Hoa, Huệ Minh như một món quà quý giá trong cuộc sống của họ. Không giống như Nguyệt là một bé gái bình thường. Huệ Minh quả thực như một người trưởng thành trong gia đình và họ không cần lo lắng một điều gì. Thậm chí còn hơn thế…
    “Dượng ơi, con đấm lưng cho dượng nhé…”
    “Dì ơi, con nấu xong rồi. Dì mau ra ngoài tiệm đi, kẻo khách chờ…”
    “Con đã làm xong hết bài tập rồi…”
    Ngoài ra không biết bằng cách nào Huệ Minh đã nuôi cả gà trong sân sau nhà họ. Khi thấy Huệ Minh tất bật hơn cả mình, dì Hoa không kìm lòng được.
    “Huệ Minh, lại dì bảo.” Dì Hoa lớn tiếng nói khi cậu bé cố hết sức để vắt khô tấm drap trải giường. Mồ hôi Huệ Minh đầm đìa, quần xắn cao. Cậu bé dùng một kỹ thuật rất đặc biệt để vắt tấm vải quá khổ ấy. Dì Hoa có thể thấy sự thành thạo trong tất cả những gì cậu bé làm.
    “Đợi…con…một chút. Con làm xong cái này liền tới ạ!”
    “Cứ để xuống.” Dì gắt rồi giật tấm drap ấy quăng ngược lại vào trong chậu. Huệ Minh nhìn dì ngơ ngác trong khi bà nhíu máy.
    “Ở nhà kia con cũng như vậy sao?” Dì hỏi.
    Huệ Minh lắc đầu.
    “Không phải ạ. Ở nhà con và mẹ cùng làm mọi việc. Nhưng khi con qua bên này, mẹ dặn là con phải tự làm hết.” Huệ Minh thật thà đáp.
    Vào lúc ấy mới khoảng năm giờ rưỡi sáng. Bà Hoa thở dài, trong lòng thầm ái ngại. Nguyệt cùng tuổi với Huệ Minh nhưng cô bé hiện giờ vẫn ngủ ngon trong giường, còn Huệ Minh thì đã thức dậy và cho gà ăn xong. Tấm drap này vốn là cậu bé ngâm từ đêm qua. Hẳn là cậu bé muốn giặt xong nó trước khi tới trường.
    Dì Hoa ôm chầm Huệ Minh vào lòng. Mặc kệ cậu bé ướt nham nhở khắp người. Bà nói:
    “Từ bây giờ con không phải làm gì cả. Cứ để mặc đó. Hãy cứ sống sao cho giống một đứa trẻ.”
    “Nhưng Sư Phụ bảo: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”.”
    Huệ Minh liến thoắng nói. Câu ấy là Huệ Minh dẫn từ đoạn cuối cùng trong Chuyển Pháp Luân. Điều ấy làm bà Hoa kinh ngạc lắm. Bà lắp bắp hỏi:
    “Con đọc hết Chuyển Pháp Luân rồi hả?”
    “Con đọc tới lần thứ tư rồi.” Huệ Minh cười trả lời.
    Bà Hoa sửng sốt. Bà nhìn Huệ Minh, rồi soi lại mình. Bà chợt thấy xấu hổ. Bản thân bà đã tu tập được vài năm nhưng số lần đọc Chuyển Pháp Luân lại không nhiều lắm. Cũng như hòa thượng ở chùa, niệm kinh là chuyện mà người tu luyện ở bất kỳ pháp môn nào cũng không thể buông lơi. Bởi “đó là điều bảo chứng tối căn bản” cho người tu luyện.
    “Ôi con ơi! Con của ta! Ta có lỗi với con rồi. Ta không ngờ con sớm ngộ được như vậy.” Bà than thở. “Tối nay con nhé, ta sẽ dạy con năm bài công pháp của môn phái ta.”
    Huệ Minh gật đầu lia lịa. Bà Hoa giúp Huệ Minh lau người, rồi nổi giận đùng đùng đi vào nhà. Tới phòng ngủ, nhác thấy Nguyệt nằm chỏng chơ người một nơi chăn gối một nẻo. Tư thế không thể nào “đáng xấu hổ” hơn. Bà quát:
    “Nguyệt! Dậy! Dậy!”
    Rồi mặc kệ Nguyệt có chịu hay không, cứ dùng vũ lực mà kéo cô bé rời giường, lại bắt cô bé gấp chăn gối gọn gàng. Bà dùng giọng điệu vô cùng nghiêm khắc, mà đó là chuyện mà ông Lăng chưa bao giờ chứng kiến.
    Đối với Huệ Minh, cuộc sống ở trường học chẳng có gì thú vị. Bởi lẽ mặc dù cậu quan hệ tốt với hầu hết bạn bè nhưng lại không có chung sở thích với bất kỳ ai. Hôm nay đã kết thúc thời gian nghỉ phép của cậu và Huệ Minh cũng đã đi học lại được một thời gian.
    “Huệ Minh à, con có biết con làm khó cô lắm không?” Cô giáo chủ nhiệm của Huệ Minh – cô Mai Anh than thở ngay trong phòng giáo viên.
    Huệ Minh lắc đầu đáp:
    “Con không biết.”
    “Con không biết? Vậy để cô nói cho con biết.” Cô Mai Anh lấy hơi rồi nhẹ nhàng nói: “Thành tích học tập của con cô không có gì để nói cả, con làm được rất tốt. Hạnh kiểm của con… Cô biết con là một đứa trẻ tốt. Con tốt bụng và hay giúp đỡ bạn bè. Nhưng tại sao con nghỉ học quá nhiều vậy?”
    Huệ Minh không trả lời mà chỉ im lặng cúi đầu.
    “Huệ Minh à. Con có biết hành vi ấy ảnh hưởng đến cả lớp không? Vì con mà lớp ta nhận phải lời chê trách của cô hiệu trưởng. Cô cũng không thể trao bằng khen cho con.”
    Huệ Minh vẫn không nói gì. Cô Mai Anh tiếp tục thao thao:
    “Con cũng phải nghĩ đến cô nữa chứ! Cô là chủ nhiệm của lớp, nếu lớp ta không đạt thành tích tốt…” Cô Mai Anh bất chợt dừng lại, nén giận thở dài.
    Đó là buổi sáng kết thúc sau tiết tổng kết học kỳ. Thành tích của Huệ Minh đứng thứ hai cả lớp, ấy là một chuyện đáng mừng. Nhưng đồng thời những lỗi lầm của cậu cũng được phơi bày và đó là nguyên nhân của buổi nói chuyện này. Sau khi lắng nghe xong thì Huệ Minh được trả về lớp. Cậu bé ngồi yên tại một chỗ trong khi những đứa trẻ khác tụ tập thành từng nhóm nhỏ với nhau để trò chuyện hoặc chơi đùa.
    Huệ Minh không ngồi không. Thực ra những khoảng thời gian giải lao này lại chính là lúc cậu bé dùng để học và làm bài tập. Trường học tiểu học ở Việt Nam là một nơi nặng nề, nơi mà trẻ con học cách sống theo những gì được bảo.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi tiennhan9512, ngày 16-06-2019 lúc 20:54.
    Do What You Say You Will Do

    Nghệ thuật là cách tạo nên vẻ đẹp. Vẻ đẹp là ý nghĩa tồn tại của vạn vật. Thổi linh hồn vào sự vô tri là quyền năng của Chúa.

  3. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2015
    Bài viết
    2,598
    Xu
    150

    Mặc định

    Chương 7: Giữa đời thường


    Đối với Huệ Minh, cuộc sống ở trường học chẳng có gì thú vị. Bởi lẽ mặc dù cậu quan hệ tốt với hầu hết bạn bè nhưng lại không có chung sở thích với bất kỳ ai. Hôm nay đã kết thúc thời gian nghỉ phép của cậu và Huệ Minh cũng đã đi học lại được một thời gian.
    “Huệ Minh à, con có biết con làm khó cô lắm không?” Cô giáo chủ nhiệm của Huệ Minh – cô Mai Anh than thở ngay trong phòng giáo viên.
    Huệ Minh lắc đầu đáp:
    “Con không biết.”
    “Con không biết? Vậy để cô nói cho con biết.” Cô Mai Anh lấy hơi rồi nhẹ nhàng nói: “Thành tích học tập của con cô không có gì để nói cả, con làm được rất tốt. Hạnh kiểm của con… Cô biết con là một đứa trẻ tốt. Con tốt bụng và hay giúp đỡ bạn bè. Nhưng tại sao con nghỉ học quá nhiều vậy?”
    Huệ Minh không trả lời mà chỉ im lặng cúi đầu.
    “Huệ Minh à. Con có biết hành vi ấy ảnh hưởng đến cả lớp không? Vì con mà lớp ta nhận phải lời chê trách của cô hiệu trưởng. Cô cũng không thể trao bằng khen cho con.”
    Huệ Minh vẫn không nói gì. Cô Mai Anh tiếp tục thao thao:
    “Con cũng phải nghĩ đến cô nữa chứ! Cô là chủ nhiệm của lớp, nếu lớp ta không đạt thành tích tốt…” Cô Mai Anh bất chợt dừng lại, nén giận thở dài.
    Đó là buổi sáng kết thúc sau tiết tổng kết học kỳ. Thành tích của Huệ Minh đứng thứ hai cả lớp, ấy là một chuyện đáng mừng. Nhưng đồng thời những lỗi lầm của cậu cũng được phơi bày và đó là nguyên nhân của buổi nói chuyện này. Sau khi lắng nghe xong thì Huệ Minh được trả về lớp. Cậu bé ngồi yên tại một chỗ trong khi những đứa trẻ khác tụ tập thành từng nhóm nhỏ với nhau để trò chuyện hoặc chơi đùa.
    Huệ Minh không ngồi không. Thực ra những khoảng thời gian giải lao này lại chính là lúc cậu bé dùng để học và làm bài tập. Trường học tiểu học ở Việt Nam là một nơi nặng nề, nơi mà trẻ con học cách sống theo những gì được bảo.
    “Huệ Minh!”
    Tiếng gọi lanh lảnh của một bé gái làm gián đoạn dòng suy nghĩ của cậu. Huệ Minh ngước nhìn. Cậu nhận ra cô bé ấy chính là nguyên nhân khiến cho vị trí của cậu tụt xuống vị trí thứ hai. Cô có khuôn mặt trái xoan tròn trĩnh, mắt hai mí đen láy và đôi bím tóc ngả sang hai bên tai. Cô bé có một đặc điểm đáng chú ý là hai lúm đồng tiền thường hiện lên theo những nụ cười. Tên là Lan Anh, một cô bé dễ thương.
    Ở tiểu học những đứa trẻ học giỏi thường có một mối quan tâm chung với nhau, lẽ dĩ nhiên ấy là việc học. Huệ Minh là một khác loại nhưng Lan Anh không cho là vậy.
    “Bài toán lúc nãy ấy, Huệ Minh đã nghĩ ra cách giải chưa?”
    Lan Anh đang đề cập tới một bài toán đố mà ngay cả Huệ Minh cũng nhất thời chưa nghĩ ra. Cậu lắc đầu:
    “Chưa. Mình chưa nghĩ ra.” Huệ Minh bình thản đáp lại. Lan Anh nhìn vào cuốn tập của cậu bé, vẻ mặt lộ ra sự ngưỡng mộ. Vốn dĩ Huệ Minh nổi tiếng chăm chỉ lại hiền lành. Lan Anh cũng là một cô bé chăm chỉ, nhưng cũng không đến mức tận dụng giờ giải lao để làm bài tập như cậu.
    “Một con bò và một con trâu chạy húc vào nhau. Con bò chạy với vận tốc sáu ki – lô – mét trên giờ, con trâu chạy với vận tốc bảy ki – lô – mét trên giờ. Một con ruồi bay qua bay lại giữa đầu hai con ấy với vận tốc hai mươi ki – lô mét trên giờ. Khoảng cách giữa hai con là một trăm mét. Hỏi sau khi hai con húc nhau, con ruồi đã bay bao nhiêu mét?”
    Đây là một bài toán hoàn toàn vượt khỏi khả năng của Huệ Minh. Thậm chí đối với cậu việc đọc hiểu đề bài cũng đã là một chuyện không tưởng. Nhưng Lan Anh, học sinh giỏi của lớp lại đã suy nghĩ những vấn đề hóc búa như thế. Lan Anh có mẹ là một giáo viên trong trường nên thường học trước chương trìn khá xa. Hơn nữa khả năng của cô bé với toán học lại thực sự xuất sắc, thậm chí có thể gọi là thiên tài. Vốn dĩ ở trường cô bé đã không có đối thủ, và Huệ Minh cũng không phải là trường hợp đặc biệt. Thế nhưng bé gái này lại cứ đâm đầu vào Huệ Minh, mỗi khi gặp vấn đề nan giải nào đó cô bé lại tìm Huệ Minh để thảo luận. Mà theo Huệ Minh thì “bài toán cậu không giải được, tớ lại càng không có cách nào”.
    Nhưng Huệ Minh không giỏi từ chối. Khi Lan Anh gặp vấn đề gì đó tương tự như vậy và tìm đến cậu, thì Huệ Minh vẫn thường tận lực đáp ứng cô bé. Và bài toán này là một đại biểu. Mặc dù nó đã hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng của Huệ Minh nhưng một tuần qua cậu vẫn luôn tìm hiểu về nó.
    “Khó quá.” Huệ Minh nói.
    Lan Anh gật gù.
    “Tất nhiên là phải khó. Đây là đề thi học sinh giỏi mà.” Lan Anh nói với một giọng bình thản khiến Huệ Minh cảm thấy đây là một chuyện không đáng kể, rất bình thường. Nhưng cậu bé nhanh chóng thay đổi biểu cảm của mình. Huệ Minh ngạc nhiên lắp bắp:
    “Cậu… làm cả cái này à? Chẳng phải nó dành cho học sinh giỏi lớp 5 sao?”
    “Mình giải gần hết rồi.” Lan Anh đắc ý nói. “Trừ bài này và một bài nữa, còn lại thì không khó lắm.” Lan Anh hơi dừng một chút rồi lại nói tiếp: “Kì thực, ngay cả bài này mình cũng giải ra rồi.”
    Thông tin trong những lời này của Lan Anh làm Huệ Minh có nhận thức mới về khả năng của cô bé. Trước đây cậu nghĩ rằng Lan Anh dĩ nhiên là học tốt hơn mình, tuy nhiên có lẽ khoảng cách cũng không phải là rất lớn. Nhưng hiện nay Huệ Minh đã biết mình sai lầm không hề nhỏ chút nào.
    “Cậu giải rồi thế sao còn hỏi mình?” Huệ Minh nghi vấn.
    Lan Anh bảo:
    “Mình giải rồi. Nhưng cô giáo bảo cách này của mình dở lắm. Lại bảo mình về suy nghĩ tìm ra cách hay hơn. Nhưng mình nghĩ mãi không ra.”
    Huệ Minh cười khổ, nói:
    “Cậu nghĩ không ra thì làm sao mình giải ra chứ?”
    Lan Anh lắc đầu lia lịa:
    “Không đúng. Huệ Minh nhất định là có thể nghĩ ra cách giải tốt hơn mình.” Lan Anh nói với giọng chắc nịch.
    Huệ Minh thầm thấy hổ thẹn. Cậu biết mình hoàn toàn không có khả năng giải được, bởi ngay cả đề bài mà Huệ Minh còn chưa đọc hiểu hết toàn bộ. Đứng trước sự tin tưởng vô căn cứ của cô bé, Huệ Minh không biết phản ứng ra sao.
    “Vậy Lan Anh giải thế nào?” Huệ Minh lại hỏi.
    “Thế này nhé…” Lan Anh bắt đầu bằng giọng khá phấn khích. “Mình nghĩ nếu muốn biết con ruồi bay được bao nhiêu, thì trước hết phải biết được con trâu chạy được bao nhiêu và con bò chạy được bao nhiêu sẽ đụng nhau.” Cô bé tiếp tục với một tràng giang đại hải những kiến thức mà Huệ Minh không biết. Huệ Minh lắng nghe chỗ lọt chỗ không. “Cuối cùng…” Lan Anh lấy hơi. “Mình tỉ lệ tốc độ của con ruồi với con trâu, rồi nhân với quãng đường con trâu chạy được là ra kết quả.
    Huệ Minh lắng nghe. Cậu bé có thể tưởng tượng được hẳn cô bạn nhỏ này phải dày công lắm mới làm được một bài toán khó như vậy chỉ bằng sự vui vẻ mà Lan Anh biểu lộ ra. Điều đó khiến cậu suy nghĩ nghiêm túc hơn. Hơi cân nhắc một chút, Huệ Minh hỏi:
    “Thế ki lô mét trên giờ là gì?”
    Đối với người lớn mà nói đây chắc chắn là một câu hỏi ngờ nghệch. Nhưng ở trình độ của Huệ Minh thì điều đó không có gì lạ.
    Lan Anh giải thích:
    “Có nghĩa là một giờ thì đi được một ki lô mét.”
    Huệ Minh chưa hiểu lắm, lại vặn hỏi một chập mới thông suốt được vấn đề. Huệ Minh lại liên tiếp hỏi mấy chỗ nữa, đều là những điều vượt qua kiến thức của cậu. Lan Anh cũng rất kiên nhẫn giải đáp. Cho tới khi không còn gì để hỏi nữa thì Huệ Minh đã tương đối hiểu được cách của Lan Anh.
    “Nếu như thế thì cậu tính quãng đường con bò chạy làm gì?” Huệ Minh chỉ ra một chỗ rất vô duyên trong bài giải “đồ sộ” của Lan Anh. Lan Anh theo lối chỉ của Huệ Minh mà suy ngẫm và mất vài giây để cô bé hiểu ra vấn đề.
    “Ừ nhỉ.” Cô bé vỗ đầu đánh “bộp”. “Chỗ này mình làm thừa. Đúng là Huệ Minh, mình biết cậu sẽ làm được mà.” Lan Anh tỏ ra phấn khích.
    Tức thì chuông reo vào lớp. Huệ Minh gật gù, tạm chia tay cô bạn nhỏ.
    Giờ học ở trường tiểu học thì chỉ có một giáo viên đứng lớp, trừ những môn năng khiếu. Tiết học tiếp theo là giờ kể chuyện. Trong khi nhiều bạn bè của Huệ Minh vẫn còn ê a đọc thì cậu bé đã thông hiểu được ngoại ngữ nên đối với môn này cậu không thường tập trung lắm. Trong tiết học hôm nay lại càng như thế. Bởi cuộc nói chuyện trong giờ ra chơi với Lan Anh nên bài toán đố ấy cứ lởn vởn trong đầu cậu. Trên tờ giấy nháp nhỏ mà Huệ Minh rút ra đã chằng chịt những con số, tất nhiên chẳng liên quan gì với môn tập đọc cả.
    “Huệ Minh, tới lượt cậu kìa.”
    Bạn nhỏ bên cạnh Huệ Minh nhắc nhở làm cậu bé giật mình. Người bạn ấy cũng vô tư chỉ cho Huệ Minh chỗ đọc nối tiếp.
    “À ừ… Cám ơn.” Huệ Minh lúng túng đáp và cầm sách đứng dậy đọc bài.
    Sau đó thì Huệ Minh càng trầm sa hơn vào những dòng suy nghĩ. Đến cuối cùng thậm chí cậu còn hét lên như ông Pythagor làm cả giáo viên phải nhắc nhở. Huệ Minh thực sự đã giải ra bài toán ấy, tất nhiên là với cách làm tốt hơn của Lan Anh.
    “Lúc nãy cậu hét lên là vì gì thế?” Lan Anh ôm tập ngồi bên cạnh, hỏi.
    Huệ Minh buồn vui lẫn lộn trả lời:
    “Lúc nãy mình mới nghĩ ra cách giải bài toán…”
    “Cậu nghĩ ra thật à?” Lan Anh trố mắt hỏi. Huệ Minh gật đầu xác nhận.
    Lan Anh nhìn Huệ Minh, chợt lại cười khúc khích.
    “Sao cậu lại cười?”
    “Tại cậu buồn cười quá chứ sao…” Lan Anh lấy lại vẻ bình tĩnh, giải thích: “Trông cậu lúc nào cũng người lớn. Có lúc nào mà hét lên như thế đâu. Nên buồn cười lắm.”
    “À…”
    “Mà cậu nghĩ ra như thế nào, bày tớ đi.” Lan Anh giục.
    Nghe thế, đôi mắt Huệ Minh chợt sáng ngời. Cậu bé cầm viết, bắt đầu ghi ra lời giải.
    “Chỗ này, tổng vận tốc của trâu và bò… Rồi thời gian mà chúng húc vào nhau là… Quãng đường ruồi bay được là…” Huệ Minh thao thao bất tuyệt nói. Thỉnh thoảng Lan Anh lại chêm vài lời. Hai đứa trẻ cứ vui vẻ trò chuyện như vậy về đề tài của riêng chúng.
    Niềm vui sướng khi giải được bài toán khó đã kéo theo chuỗi thời gian dài hứng thú với toán học của Huệ Minh bắt đầu. Lan Anh lại càng thường xuyên trao đổi học tập với cậu bé, thậm chí còn đến cả nhà Huệ Minh để cùng nhau giải những bài toán trên báo Hoa Học Trò, và một cách tự nhiên đã cùng Nguyệt quen biết, điều đó đã trở thành điểm bắt đầu cho mối quan hệ giữa ba người.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Do What You Say You Will Do

    Nghệ thuật là cách tạo nên vẻ đẹp. Vẻ đẹp là ý nghĩa tồn tại của vạn vật. Thổi linh hồn vào sự vô tri là quyền năng của Chúa.

  4. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2015
    Bài viết
    2,598
    Xu
    150

    Mặc định

    Chương 8: Thần hầu

    Một ngày nọ, Huệ Minh ở sân sau học võ với ông Lăng.
    “Triền ti là một trong những cử động căn bản nhất của Sơn Đông Đường Lang. Cần phải di chuyển cổ tay, ngón tay và các khớp. Con hãy nhìn dượng.” Ông Lăng nói rồi biểu diễn. Dáng đứng ông nhẹ nhàng, hai tay đẩy tới trước ngực. Huệ Minh chăm chú nhìn. Ông thực hiện những vòng tròn bằng hai tay, động tác mềm mại uyển chuyển.
    “Thế này là câu thủ…thế này là hoa thủ… Cần phải kết hợp cả xoay mình…”
    Ông giải thích cặn kẽ từng động tác và yếu chỉ. Huệ Minh cẩn thận diễn giải trong đầu và bắt chước làm theo. Động tác nhìn như đơn giản nhưng lại đòi hỏi người học cần có khả năng liễu giải và nắm bắt được chuyển động của cơ thể. Ông Lăng giúp Huệ Minh điều chỉnh lại rồi để cậu bé tự luyện.
    Đó là vào buổi chiều muộn. Huệ Minh cứ theo những lời của ông Lăng mà tập. Đến lúc hơi thấm mệt cậu bé mới ngừng tay, đoạn tính vào hiên để nghỉ ngơi thì một tiếng nói chợt vang lên.
    “Ngươi đang múa (“vũ”) hay luyện võ (“vũ”) vậy?” Giọng nói trầm khàn châm biếm, Huệ Minh nhìn quanh chẳng biết phát ra từ đâu.
    “Ai? Ai vừa nói thế?” Huệ Minh lắp bắp hỏi.
    “Hừ. Ta ở ngay trên đầu ngươi đây này.”
    Huệ Minh ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy một con khỉ lông vàng đang đu trên mái hiên. Ánh mắt giễu cợt châm chọc. Con khỉ ấy còn to hơn cả Huệ Minh nửa cái đầu, vóc dáng cường tráng lạ thường. Huệ Minh sợ hãi, thảng thốt kêu:
    “Khỉ!”
    Vừa hô được nửa chữ thì im bặt. Con khỉ tuy to nhưng cực nhanh. Nó lộn nhào tời trước mặt Huệ Minh rồi nhảy phắt lên chụp lấy miệng cậu bé.
    “Im lặng.”
    Lúc này Huệ Minh trực tiếp thấy tiếng người phát từ cái mõm của con khỉ. Động tác nhân tính và lanh lẹ đáng sợ.
    “Nói nữa ta đánh bể đầu nghe chưa?” Con khỉ sẳng giọng rồi đẩy Huệ Minh ngã ra sau. Cậu bé hoàn toàn không có chút sức hoàn thủ. Tay chân nó như kìm kẹp, mặc sức cậu giãy giụa.
    Huệ Minh bị ngã, lồm cồm bò dậy. Nhìn con khỉ lòng vô cùng sợ hãi.
    “Ngươi là ai?” Huệ Minh run run hỏi.
    Con khỉ nhảy một vòng, đắc ý khoe mình.
    “Hừ, nói ra sợ ngươi sợ.
    Ta vốn khỉ núi Hoa Sơn
    Lão tổ xưa là Vân Trường ân sư
    Tiên nhân tới núi ẩn cư
    Dạy cho võ nghệ đã từ xa xưa
    Dòng dõi cao quý ai bì
    Giữa bầy tôn tử ta vị thứ ba
    Nghe lời tộc trưởng đi xa
    Theo Khiêm tiên trưởng, núi Bà ta cư.
    Nghe khỉ vàng nói thế, Huệ Minh giật mình tỉnh ngộ. Hóa ra con khỉ ấy là vật nuôi của Khiêm tiên sư. Nghe cách nói của nó thì hẳn vốn là con khỉ sống ở núi Hoa Sơn, một trong Ngũ Nhạc của Trung Quốc. Theo lời tiên tổ mà đi theo Khiên tiên sư đến ẩn cư ở núi Điện Bà. Hơn nữa lão tổ của nó đã từng là thầy của Quan Vũ – vị danh tướng nhà Hậu Hán.
    Huệ Minh suy ngẫm tỉ mỉ, thấy con khỉ vẻ ngoài tuy hung tợn nhưng lại là vật nuôi của Khiêm tiên sư, hẳn sẽ không hại mình. Lúc này cậu bé mới bình tĩnh lại, hắng giọng hỏi:
    “Thưa, nếu ngài là khỉ thần của Khiêm tiên sư, vậy tìm con có chuyện gì?”
    “Hừ hừ!” Con khỉ vàng gầm gừ rồi nói: “Chủ nhân ta… Là Khiêm tiên sư trong lời ngươi đó. Dạo trước bảo xuống núi thu ngươi làm đồ rồi sai ta ở nhà. Đi một lần đã mấy tháng trời. Ta theo người tu hành đã hai trăm năm chỉ thấy người bế quan tu hành trong núi, chẳng màng thế sự nào có đi ra ngoài lâu như vậy bao giờ. Lại thấy đèn ký mệnh của người tự dưng phụt tắt, ta sợ có chuyện không hay nên mới đi xuống núi rồi theo hơi người mà tìm được ngươi. Nhãi con, nói cho ta biết chủ nhân ta đi đâu rồi?” Nói đến đoạn cuối, khỉ thần gằn giọng làm Huệ Minh sợ run.
    Huệ Minh lắc đầu nguầy nguậy, đáp:
    “Con không biết! Con không biết! Tiên sư là người cõi trên, đi mây về gió. Ngài đi đâu làm sao con biết được?”
    Thấy Huệ Minh thành khẩn trả lời, lại có đạo lý. Trong lòng khỉ vàng cũng tin tưởng. Nó bảo:
    “Thôi, ngươi sợ cái gì. Ta cũng liệu trước là ngươi chẳng biết gì được. Vốn nếu chủ nhân chỉ là đi lâu thì ta nào có lo lắng. Chỉ là đèn ký mệnh của ngài vốn đã được tiên trưởng niệm phép. Chỉ khi xảy ra chuyện mới tắt đi. Ta theo ngài hai trăm năm qua mà chưa từng thấy đèn ấy thay đổi. Nay lại biểu hiện như vậy thì ắt là có đại sự nên ta mới tìm đến ngươi.”
    Tuy rằng khỉ vàng nói Huệ Minh không cần sợ nhưng Huệ Minh vẫn không yên tâm. Cậu bé chỉ im lặng nghe khỉ vàng kể lể. Thấy Huệ Minh biểu lộ như thế, khỉ vàng lại nói:
    “Hừ, chuyện của chủ nhân ta không gánh vác nổi. Nhưng nếu ngài đã thu ngươi làm đồ, thiết nghĩ ta cũng phải có trách nhiệm. Thôi, thời gian tới đã quyết định sẽ đi theo ngươi vậy.” Khỉ vàng giương mắt nhìn Huệ Minh.
    Huệ Minh lại lắc đầu vội vã từ chối:
    “Không, không cần đâu. Con chưa bái Khiêm tiên sư làm thầy. Không cần khỉ thần nhọc lòng.”
    Khỉ vàng nhướn mày:
    “Ngươi chưa bái sư?”
    “Vâng, đúng vậy. Hôm đó lúc ở trên núi, tiên sư bảo ngài ra ngoài một lúc rồi về. Nhưng đi mãi không trở lại. Con ở trong động suốt một đêm mà không thấy ngài quay lại.” Huệ Minh thành khẩn kể.
    Khỉ vàng nghe thế liền bất ngờ nằm ngửa ra đất lăn qua lăn lại, khóc lóc.
    “Ôi chủ nhân ơi! Người rốt cuộc đã đi đâu? Người bỏ tiểu Thân mà đi, lại bỏ cả đồ đệ mà đi! Rốt cuộc là vì sao?”
    Thấy khỉ vàng đau khổ như thế khiến Huệ Minh cũng bùi ngùi. Huệ Minh cũng lo lắng. Tiên sư là người có ơn cứu mạng với hai đứa mà nay lại đột nhiên biến mất. Đèn ký mệnh cũng diệt chỉ sợ là có nguy hiểm tới tính mạng. Lúc này thấy khỉ vàng như thế, Huệ Minh chợt quên mất nó là con khỉ thần hung dữ mà lại thấy lúc này giống như một thú nuôi dễ thương. Huệ Minh nói:
    “Đừng khóc nữa khỉ thần ơi. Tiên sư không phải người phàm tục. Ngài đi thì ắt có chuyện đột xuất. Ngươi cũng đừng lo lắng quá. Tiên nhân có tài cưỡi mây đạp gió, hiệu lệnh thiên địa chắc hẳn không xảy ra việc gì.”
    “Hừ, ngươi thì biết gì.” Khỉ vàng hậm hực nói. “Công phu ngài tuy cao, nhưng cũng nhiều kẻ chẳng phải tầm thường. Ví như vị Sư Phụ trên đỉnh Thanh Thành kia tu hành đã bốn nghìn năm. Pháp lực vô biên. Năm ấy chủ nhân đến bái kiến cũng phải quỳ lạy.” Nói đến đây khỉ vàng cũng thấy nguôi ngoai.
    “Bốn nghìn năm?” Huệ Minh trợn mắt hỏi.
    “Là. Ngài là người tu hành đắc Đạo xưa nhất thế gian. Nói cho ngươi hay, tộc ta sống ở núi Nga Mi. Từ chân núi trở lên thì khắp nơi đều có người tu hành trong động. Càng lên cao thì càng tôn quý. Tộc chúng ta mấy nghìn năm qua ở đó chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là đưa người hữu duyên tiến nhập mà thôi.”
    Nói hết lời, khỉ vàng lại buồn rầu ũ rũ. Chợt có tiếng đẩy cửa, khỉ vàng lanh lẹ nhảy lên mái nhà trốn biệt tăm.
    “Huệ Minh!”
    Huệ Minh nhác thấy liền nhận ra cô công chúa nhỏ trong nhà. Thường ngày khi rảnh rỗi cô bé luôn tìm Huệ Minh.
    Khác với những gia đình người Hoa khác ở phố người Hoa, gia đình ông Lăng là những người di cư từ Hồng Kông do ảnh hưởng của thời cuộc năm 1997. Họ chưa có cơ nghiệp bền vững ở mảnh đất này nên đối với việc định hướng tương lai cho con cái thì học vấn vẫn là con đường bảo đảm hơn là kinh doanh. Mặc dù mới bảy tuổi nhưng Nguyệt đã tiếp nhận sự giáo dục khắt khe hơn đa phần trẻ cùng tuổi.
    Nguyệt vừa học bài xong liền tìm Huệ Minh. Nhưng cuộc gặp gỡ đột ngột vừa rồi khiến Huệ Minh vẫn còn thất thần. Huệ Minh tần ngần đứng nhìn theo nơi khỉ vàng biến mất.
    “Huệ Minh!” Nguyệt lại gọi. Lúc này cô bé đã đứng sát bên cạnh.
    “Mẹ bảo vào ăn cơm.” Cô bé giục.
    Đã nhận ra Nguyệt từ lâu nhưng phản ứng của Huệ Minh vẫn trì hoãn. Nương theo sự lôi kéo của cô bé, cả hai đi vào nhà.
    “Minh, Nguyệt vào ăn cơm đi các con.”
    Bà Hoa nói. Bữa cơm đã nấu xong nhưng chưa dọn ra bàn và ông Lăng vẫn chưa trở lại.
    “Dượng đi đâu rồi hở dì?” Huệ Minh hỏi, Nguyệt cũng đứng lắng nghe.
    “Cha qua nhà bác Tư. Chắc dọn cơm ra là vừa kịp đấy. Các con phụ mẹ một chút.” Bà hướng về Nguyệt trả lời. Thân bà Hoa dong dỏng cao nhắc những vật dụng trên tường. Nhà bếp dùng lửa củi bắc trên sàn nên lũ trẻ có thể lấy đi.
    Giữa chừng, ông Lăng về như bà Hoa nói. Ông cười ha hả, tay cầm quải lạp xưởng tới. Thế là bữa cơm lại phong phú thêm nửa phần.
    Người Hoa ở Sài Gòn rất đoàn kết. Nhiều gia đình đã có sự liên hệ qua hàng trăm năm. Ông Tư tên thật là Tư Mã Chiêu là một người Hoa đã sống ở đất Việt từ rất lâu. Ông và gia đình ông Lăng có chung gốc Quảng Đông và dường như còn cả quan hệ huyết thống mỏng manh. Thế nên theo truyền thống ông Tư đã giúp đỡ gia đình ông Lăng rất nhiều.
    “Em à, anh nghe nói ở Đại Lục những người tập Pháp Luân Công đang gặp rắc rối to.” Trong bữa cơm ông Lăng ít khi mở lời. “Nghe nói họ bao vây cả Trung Nam Hải”.
    Bà Hoa gắp thịt vào bát ông, nhíu mày hỏi: “Anh nghe tin ở đâu?”
    Ông Lăng quẩy bát cơm vào miệng. Nghe đến Pháp Luân Công, cả Minh và Nguyệt ngưng thần lắng tai.
    “Là trên báo nói thế. Rồi anh gọi điện về hỏi thím. Em thử liên hệ về đó xem sao.”
    Bà Hoa gật đầu. Ban đầu nghe ông Lăng nói thì bà cảm thấy hẳn là có hiểu nhầm. Nhưng thím của ông Lăng là người tập Pháp Luân Công thâm niên ở Đại Lục, cũng là người hướng dẫn cho bà, đã nói như thế thì hẳn là sự thật. Trong lòng bà Hoa nảy sinh cảm giác bất an.
    “Huệ Minh!” Nguyệt thích vào vai cậu bé.
    “Gì thế?” Huệ Minh hỏi.
    “Ăn cơm xong tụi mình ra chuồng gà đi.” Nguyệt đề nghị.
    “Được.” Huệ Minh gật đầu tán thành.
    Từ khi Huệ Minh mang gà về nuôi nhốt ở sân sau thì Nguyệt tự nhiên bắt chước theo. Cô bé xin mẹ mua thêm một cặp gà giống và ông Lăng giúp Huệ Minh mở rộng và gia cố chuồng gà. Hằng ngày Huệ Minh thường giữ lại cơm thừa canh cặn để dành, đôi lúc thiếu thì xin nhà hàng xóm. Và cứ vào sáng sớm hoặc chiều tà như lúc này, hai đứa lại mang thức ăn đến cho chúng.
    Chuồng gà của Huệ Minh, hiện tại nói đúng ra thì phải là của cậu bé và Nguyệt, trông như một căn nhà sàn của người miền núi nhưng lại có mái như nhà phương Nam, trông rất vững chãi nhưng cũng rất cân đối. Chỗ ông Lăng mở rộng chỉ là một buồng nhỏ xấu xí kéo dài thêm phía mặt sau đủ để nuôi nhốt cặp gà của Nguyệt. Sau khi làm xong ông Lăng cứ luôn nhấn mạnh với cả nhà rằng đây chỉ là sản phẩm làm gấp vì chưa có thời gian mà thôi, nhưng dù sao thì nó cũng khá chắc chắn. So với đôi gà của Nguyệt thì bầy gà của Huệ Minh đông hơn nhiều lắm. Tuy rằng chỉ một trống ba mái nhưng lại có thêm một bầy gà con vàng óng và mềm mại như những cuộn len. Nguyệt si mê lũ gà của Huệ Minh, nhưng cô bé cực kỳ bực tức vì con gà trống dám làm chuyện “tam thê bảy thiếp”. Cũng không biết cô bé đòi hỏi như thế nào mà ông Lăng đã tìm về một con trống. Còn con mái đang chung phòng với nó hiện tại vốn cũng từng nằm trong “hậu cung” của gà trống kia.
    “Không biết Đại Pháp đang xảy ra chuyện gì nhỉ?” Nguyệt khởi đầu câu chuyện khi cả hai đang ngắm nhìn lũ gà.
    “Mình cũng không biết nữa.” Huệ Minh cau mày đáp.
    “Mình thấy mẹ gọi điện rồi. Hình như căng thẳng lắm thì phải.” Chợt đôi mắt cô bé sáng lên. “Ý, hình như gà mái của mình đẻ trứng!”
    “Đâu?”
    “Cậu nhìn nó đang nằm ấp kia!” Nguyệt phấn khích chỉ. Cô bé hoàn toàn chẳng còn nghĩ đến chủ đề trầm trọng mới rồi nữa.
    Huệ Minh nhìn theo. Quả thật, lấp dưới lông cánh của gà mẹ có trứng, cũng không biết nó sinh từ khi nào. Nguyệt vui vẻ, Huệ Minh cũng vui lây.
    “Không biết nó đẻ mấy trái nhỉ.” Nguyệt tự nhủ.
    “Mình nên luộc hay rán?” Huệ Minh lẩm bẩm. Nguyệt nghe vậy liền giãy nãy:
    “Cái gì mà luộc với rán! Trứng… trứng… đâu phải để ăn đâu chứ!”
    Huệ Minh gãi đầu:
    “Nhưng lâu nay mình vẫn làm cho Nguyệt ăn hoài mà?”
    Khuôn mặt Nguyệt trương lên, hai má căng phồng, tức giận nói:
    “Không biết không biết! Trứng này nhất định phải nở thành gà. Ai cũng không được phép ăn!”
    “Vậy được rồi. Nhưng món trứng ngày mai cậu có ăn không?”
    “KHÔNG!!”
    Buổi tối, mẹ Huệ Minh sang. Bà chẳng mang gì ngoài một cuốn sách dạy nấu ăn và một túi xách lớn, chứa đầy loại thảo mộc.
    “Ủa, em mang cái này qua làm gì?” Mẹ Nguyệt thấy liền hỏi.
    “Em mang tới cho Huệ Minh. Lúc này em rảnh, nghĩ muốn dạy cháu một chút.”
    Lúc này mẹ Nguyệt nhìn kỹ, mới thấy khuôn mặt mẹ Huệ Minh có vẻ phờ phạc, đượm màu mệt mỏi không biết là gặp chuyện gì.
    “Sao em lại gấp thế. Dạy trẻ con thì cũng nên từ từ, chậm một chút có tội gì. Huệ Minh cũng không phải đứa trẻ lười nhác, em ép cháu như thế…” Bà Hoa nói chưa dứt lời thì mẹ Huệ Minh đã ngắt:
    “Không còn thời gian nữa.” Mặt bà chau lại, dáng vẻ nghiêm khắc. “Thời gian còn lại, em nhất định phải dạy Huệ Minh có thể sống tự lập.”
    Thấy mẹ Huệ Minh kiên quyết, bà Hoa cũng không ngăn cản. Bà khẽ nhắc:
    “Huệ Minh mới tập công phu xong, cháu nó còn mệt lắm. Vả lại hẳn là nó chưa làm bài tập ngày mai.”
    “Huệ Minh có thể chịu đựng được.” Mẹ Huệ Minh nỉ non.
    Huệ Minh nghe tiếng mẹ, liền chạy ra. Thấy bà đứng ở đầu cửa, cậu bé liền ôm lấy mẹ. Mẹ Huệ Minh xoa đầu cậu bé rồi nói:
    “Con ơi, con yêu của mẹ.” Bà nói với giọng có chút nghẹn ngào. Bà Hoa nghe thấy rất rõ ràng, trong lòng liền bất an. Mẹ Huệ Minh xoa mặt cậu, giọng dần nức nở hơn lên. “Con à, ngày sau… ngày sau nếu mẹ không ở bên con…” Bà vuốt mi mắt rồi nói tiếp. “Con nhớ đừng làm phiền người khác, rồi lại… rồi nhớ chăm sóc…cha…” Bà nói đến đây thì đã không ngăn được nước mắt rơi lã chã.
    “Em à…” Bà Hoa định xen vào nhưng mẹ Huệ Minh nói không ngừng.
    “…nhưng đừng tin cha con… cũng đừng dùng tiền của cha con… đồng tiền ấy… rất dơ bẩn.” Bà sụt sùi. Huệ Minh thấy mẹ khóc cũng khóc theo không biết từ khi nào. Cậu bé lách vào lòng mẹ rồi dụi đầu vào đôi ngực của bà.
    “Con biết rồi mẹ. Con sẽ không làm phiền ai hết. Con sẽ không lập gia đình, sẽ nuôi cha mẹ tới già.”
    “Không được!” Mẹ Huệ Minh nghiêm khắc. “Con không làm phiền người khác, nhưng cũng phải sống thật tốt. Đường đường chính chính mà sống nghe con.”
    Huệ Minh ôm mẹ chặt hơn. Bà Hoa gặng hỏi, nhưng mẹ Huệ Minh chỉ lắc đầu.
    “Em chỉ cãi nhau với ông xã thôi chị à.”
    “Vậy sao mà như sắp chia lìa tới nơi vậy?”
    Mẹ Huệ Minh mỉm cười im lặng, rồi kéo Huệ Minh vào bếp. Bà bày các thứ ra.
    “Em mượn bếp nhà chị nhé. Bếp nhà em bị ông xã làm lộn xộn cả.” Mẹ Huệ Minh nói với bà Hoa. Bà Hoa hào phóng nói:
    “Em cứ dùng thoải mái đi. Nhưng nhớ mười giờ là Huệ Minh phải đi ngủ đấy.”
    Mẹ Huệ Minh gật đầu. Hai mẹ con liền cặm cụi trong bếp. Đối với bà Hoa, điều này khá mới lạ. Nhưng đây là điều Huệ Minh vẫn thường học hằng ngày khi ở nhà. Đêm đến bà Hoa thường nghe Huệ Minh nghiến răng khi ngủ, cũng là vì cậu bé đã luôn rất cố gắng trong ngày tới mệt mỏi. Bà Hoa vào phòng nghỉ, đeo kiếng mắt, cẩn thận lấy rồi giở sách Chuyển Pháp Luân đọc. Loáng thoáng, thấy chữ ánh vàng kim…

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Do What You Say You Will Do

    Nghệ thuật là cách tạo nên vẻ đẹp. Vẻ đẹp là ý nghĩa tồn tại của vạn vật. Thổi linh hồn vào sự vô tri là quyền năng của Chúa.

  5. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2015
    Bài viết
    2,598
    Xu
    150

    Mặc định

    Chương 9: Luyện

    Nửa đêm, ánh trăng rơi lả tả. Một con khỉ lớn ngồi vắt vẻo trên mái nhà. Nó vươn người bò xuống rồi chui tọt vào cửa sổ.
    Huệ Minh ngủ rất ngon. Cũng không mơ. Chợt cậu thấy gió thổi mạnh tấp vào mặt. Thấy vầng mây sáng, thấy sao lưa thưa… Đôi mắt cậu bé mở to tròn. Rõ là mình đang trên lưng một con khỉ! Huệ Minh giật nảy mình.
    “Khỉ thần! Khỉ thần! Ngươi đưa ta đi đâu thế?”
    Khỉ vàng cười khằng khặc. Nó chậm lại rồi thả Huệ Minh xuống đất. Chỗ này chung quanh toàn là lau sậy, chung quanh còn có sông. Huệ Minh không chắc mình đang ở đâu.
    “Ngài đưa con tới đây làm gì?” Huệ Minh e dè hỏi.
    Khỉ vàng nhảy nhảy xung quanh Huệ Minh như muốn quan sát kỹ hơn, rồi nó lại dừng trước mặt cậu.
    “Ta muốn nhận ngươi làm đồ đệ.” Khỉ vàng nói.
    “Ngài…ngài muốn nhận tôi làm đồ đệ?” Huệ Minh chỉ vào mũi mình, kinh ngạc hỏi.
    “Đúng vậy. Mấy ngày nay ta đã quan sát kỹ ngươi rồi. Nãi bạch thể, xương cốt rắn chắc. Tâm tính cũng rất khá. Xứng đáng làm học trò của ta.” Khỉ vàng nói với giọng rất bề trên.
    “Nhưng chẳng phải ngài là nô bộc của Khiêm tiên sư sao?” Huệ Minh hỏi lại.
    “Đúng vậy. Nhưng chẳng phải ngươi cũng chưa là học trò của Người sao? Ta thu ngươi làm đồ thì có làm sao?” Khỉ vàng vừa nói vừa nhảy nhót.
    “Nhưng tôi đã có Sư Phụ rồi.” Huệ Minh đáp.
    “Ta biết. Lúc chiều ta thấy ngươi đã tọa, bách mạch đã khai thông. Thật là không thể tin được.” Khỉ vàng trầm trồ nói.
    “Vậy sao ngài còn muốn nhận con? Con không học hai Pháp.” Huệ Minh gặng hỏi.
    “Hừ, người ngươi muốn bái Sư là thầy dạy Đạo của ngươi. Ta muốn thu ngươi làm đồ là để dạy võ cho ngươi. Nào có ảnh hưởng gì?”
    Huệ Minh liền ngộ ra trong nháy mắt. Nhưng lại nghi vấn:
    “Ngài tại sao lại muốn dạy võ cho con?”
    Khỉ vàng ngồi trên một tảng đá liền cao hơn Huệ Minh nửa cái đầu. Nó nói:
    “Dòng dõi ta xưa nay giỏi võ. Từ thời ông tổ ta là Minh Hầu Huệ Nhãn Chân Quân đã dạy võ cho Quan Vũ, về sau rất nhiều danh tướng cũng là do các đời hầu vương tộc ta thụ nghiệp mà nên. Ta thấy giữa ngươi ta có thiện duyên, lại cũng xem ngươi rất hợp mắt. Mấy ngày nay ngươi luyện võ, ta nhìn ngứa ngáy. Coi như là trong lúc rỗi rãi không có gì làm thì dạy ngươi một hai đường vậy.”
    Huệ Minh nghe thế thì liền muốn học. Nghĩ ngợi chưa xong liền hỏi:
    “Võ con đang học là Đường Lang Quyền, ngài cũng biết ư?”
    “Biết, biết. Phàm nhân võ học, cái nào ta cũng biết. Trừ Thái Cực quyền, Dịch Cân Kinh thì ngay cả Thập Tam Thái Bảo ta cũng luyện thành công. Những cái ấy chỉ có bậc Chân Nhân, La Hán mới biết. Còn ba cái thứ ngoại công karate, taekwondo, boxing thì lại càng đừng nói. Cái đó chưa xứng là võ đạo.” Khỉ vàng cao ngạo trả lời. Lại như muốn chứng minh, nó trèo thoắt qua mấy tảng đá. Một lúc sau mang về một cây gậy sắt, hẳn là từ một công trường gần đấy. Khỉ vàng múa một bài côn pháp làm Huệ Minh hoa cả mắt. Rồi nó tung cây gậy sắt lên trời, dùng tay, chân, đuôi và cả đầu mà đánh, xoay, vung, đập… cuối cùng nó xiên cả cây gậy vào tảng đá bằng một nhát đâm uy lực.
    Huệ Minh chưa bao giờ thấy thứ võ thuật nào kinh khủng như vậy. Mặc dù cậu bé có nghe qua Sư Phụ Pháp Luân Công đề cập đến trong sách, nhưng tận mắt nhìn thấy thì mới cảm thụ được rõ ràng. Võ học cổ truyền hoàn toàn không như người ta mỉa mai “tú hoa quyền” yếu ớt như vậy, mà tràn đầy uy lực. Thiết nghĩ, thứ vũ khí sẵn có nhất của con người đã trải qua hàng nghìn năm tôi luyện trong chiến tranh lạnh, nếu như quả thật vô dụng thì đã bị đào thải từ lâu.
    Nhìn dáng vẻ nhỏ bé (nếu so với người trưởng thành) của khỉ thần, thật khó tưởng tượng cơ thể ấy lại hàm chứa sức mạnh to lớn như thế.
    “Cái này chỉ là tập thể dục.” Khỉ vàng nhảy lên cây gậy sắt đã găm cứng vào đá. “Nếu ta vận dụng hết võ công, thì cây cầu kia…”Khỉ vàng chỉ về xa, nơi một cây cầu vắt ngang sông. “Chỉ cần một chiêu là gãy làm đôi!”
    Huệ Minh rùng mình. Võ công lợi hại như vậy người thường khó có thể tưởng tượng nổi.
    Thấy Huệ Minh nhìn mình kinh hãi, khỉ vàng khằng khặc cười rồi lại hỏi:
    “Thế nào? Ngươi có muốn học không?”
    Huệ Minh liền lắc đầu:
    “Con không muốn học.” Cậu bé đáp chắc nịch.
    “Khà khà, tất….CÁI GÌ?” Khỉ vàng trợn ngược mắt, há miệng to.
    “Ngươi…không muốn học?”
    “Đúng vậy.” Huệ Minh trả lời khiến khỉ vàng không hiểu được. Thấy thế, Huệ Minh liền nói thêm:
    “Võ đạo chỉ là tiểu đạo. Có thể tu thành “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoan khẩu”, ấy mới là chí nguyện của con.”
    Khỉ vàng nghe Huệ Minh giải thích thì như đất chậm thấm nước, một lúc sau mới hiểu. Nó cười ha ha, ôm bụng mà cười.
    “Ha ha! Giỏi! Giỏi! Không hổ là Thánh đồ! Ha ha! Giỏi lắm!”
    Khỉ vàng cười một lúc rồi mới dừng. Nó nhìn Huệ Minh hỏi:
    “Vậy tại sao ngươi còn học võ với “phàm nhân” kia?”
    “Bởi vì nếu con học chăm chỉ, dượng sẽ rất vui.”
    “Chỉ vậy thôi?”
    “Vâng.”
    Khỉ vàng bỗng dưng nhảy tới trước Huệ Minh đấm đá túi bụi. Huệ Minh mới học võ dăm ba hôm, cơ sở còn chưa thành thì làm sao tránh nổi quyền cước của khỉ thần. Cậu bé ôm đầu nằm xuống đất kêu la om sòm. Khỉ thần không đánh chỗ hiểm nhưng rất đau.
    “Thế nào? Ngươi bảo ngươi muốn làm dượng ngươi vui cơ mà! Thế thì lấy cái võ mèo quào của hắn múa cho ta xem!”
    Huệ Minh nằm dưới đất đau quá. Cậu bé ôm đầu ôm bụng khóc nức nở.
    “Rốt cục chỉ là con nít, thế mà lúc nãy nói to tát lắm.” Khỉ vàng khịt mũi nói. Nó kéo Huệ Minh đang nằm dậy. Huệ Minh chật vật lắm mới đứng thẳng người được. Lúc này cậu bé lấm lem bùn đất, trông mặt đầy vẻ sợ hãi.
    “Bên phải.” Khỉ vàng bâng quơ nói. Huệ Minh còn đang sụt sùi chưa hiểu chuyện gì thì má phải đột nhiên đau rát. Vừa đứng lên lại ngã xuống. Khỉ vàng lạnh lùng đấm vào má phải của Huệ Minh.
    “Giữa mặt.”
    Một tiếng “bốp” vang dội. Huệ Minh bật ngửa ra phía sau. Khỉ vàng đã tung một cước giữa mặt cậu bé. Lúc này đầu óc Huệ Minh đã không còn rõ ràng. Chỉ còn loáng thoáng nghe một tiếng “lồng ngực”. Dưới bóng trăng hư ảo, một con khỉ lớn tung người nhào lộn định giáng một đòn cuối cùng.
    Huệ Minh bất tỉnh.
    Khỉ vàng lạnh lùng nhìn dưới gót chân mình. Nó đã không dùng sức lắm nhưng hẳn là có thể khiến một đứa trẻ bảy tuổi phải hấp hối. Có điều chân của khỉ vàng cũng không dẵm lên người Huệ Minh. Nó đã dịch sang bên sườn cậu bé bằng một chiêu “hoa thủ” rất gọn gàng.
    “Aizz… Sao ta lại có cảm giác không thể giết được ngươi chứ?” Khỉ vàng lạnh giọng nói. Trong gió đêm, đôi mắt của nó trở nên rất có linh tính. Không còn là cao ngạo, không còn là hung hãn mà có vẻ gì rất tang thương. Chợt nó khạc vào lòng bàn tay rồi đăm chiêu nhìn. Giữa mớ nước dãi là một viên đan sáng long lanh. Khỉ vàng tiến lại chỗ Huệ Minh, nhồi vào miệng cậu bé rồi lại vác cậu lên vai. Trong chốc lát đã biến mất vào màn đêm.
    Hôm đó Huệ Minh dậy rất trễ, thậm chí là trễ cả giờ đi học. Bà Hoa thấy gọi cậu bé dậy không được bèn xin phép cho Huệ Minh nghỉ. Nhìn Huệ Minh nằm ngủ mà mày nhăn lại, hơi thở lúc dày lúc thưa, bà tặc lưỡi nói với chồng:
    “Không biết Uyển nghĩ thế nào mà bắt ép Huệ Minh đến vậy. Nhìn xem cháu kìa anh.”
    Ông Lăng cũng nói:
    “Thôi, chuyện dạy con của mẹ nó ta không can dự được. Nhưng khi nào Huệ Minh còn ở đây thì em nhớ chăm sóc tốt cho nó. Là đứa trẻ đáng thương vậy.”
    Đêm qua Huệ Minh bị đánh rất đau nên đáng lẽ phải có nhiều vết thương trên người. Nhưng buổi sáng dù cậu bé có cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không tìm đâu được một chút dấu tích bị hành hung. Có điều trong tâm lý Huệ Minh lại sinh ra sợ hãi. Từ khi tỉnh dậy thì liên tục quan sát xung quanh, sợ bị khỉ thần bắt đi đánh đập một lần nữa.
    “Huệ Minh, sao sáng ngày con cứ bám lấy dì vậy?” Bà Hoa ngạc nhiên hỏi. Vốn, bà cảm thấy Huệ Minh là một đứa trẻ biết tự lập nhưng hôm nay lại trông nhút nhát hẳn. Kỳ thực, bà thích Huệ Minh như thế hơn nhưng lại không tránh khỏi tò mò.
    “Con sợ khỉ thần lại đến đánh con.” Huệ Minh thành thật trả lời.
    Bà Hoa không hiểu lời của cậu bé, nhưng nghe thấy cụm từ “lại bị đánh” thì nghĩ rằng Huệ Minh bị bắt nạt. Bà liền sinh khí, đùng đùng hỏi:
    “Ai đánh con? Khỉ nào cơ?”
    “Là khỉ thần.” Huệ Minh cúi đầu trả lời. “Là nô bộc của Khiêm tiên sư.”
    Huệ Minh càng nói, bà càng không hiểu nổi rốt cuộc là chuyện gì. Bèn kiểm tra khắp thân thể cậu, thấy cơ thể lành lặn không có vết thương thì mới yên tâm. Bà thầm nghĩ: “Kỳ lạ. Huệ Minh xưa nay không biết nói dối. Nay lại kể chuyện hoang đường. Chẳng lẽ lại bị ảnh hưởng từ phim ảnh nào đó?” Nghĩ vậy bà liền lo lắng bảo:
    “Huệ Minh à. Hôm nay con không đi học, sao không học Pháp nhiều hơn một chút?”
    “Nhưng con sợ khỉ…”
    Nghe Huệ Minh nhắc đi nhắc lại, bà liền cảm thấy có uẩn khúc nào đó. “Chẳng lẽ có khỉ xổng chuồng từ thảo cầm viên?” Thấy Huệ Minh thưa chuyện mà mắt vẫn dáo dác dòm xung quanh, bà Hoa liền nổi lòng cưng chiều.
    “Thôi, con đi lấy sách đi rồi học chung với dì.”
    “Nhưng con sợ khỉ…” Huệ Minh lại lặp lại.
    “Vậy đi với dì. Có Sư Phụ bảo hộ, không có khỉ nào có thể làm hại con. Đừng sợ hãi.”
    Huệ Minh thưa “dạ” rồi đi học Pháp với bà Hoa. Đi ngang qua phòng khách Huệ Minh dòm thấy ngoài cửa sổ cái đầu của khỉ thần đang chúc xuống từ trên mái nhà. Nó chăm chú nhìn Huệ Minh, trong ánh mắt ánh lên vẻ trêu ghẹo. Huệ Minh liền hét lên “khỉ” rồi ôm bà Hoa. Bà Hoa cũng quay lại nhìn nhưng chẳng thấy ai, khỉ vàng đã trốn mất tăm. Bà liền mở cửa sổ nhìn ra ngoài cũng không thấy gì. Bà trấn an Huệ Minh:
    “Không sao. Khỉ bỏ chạy rồi.”
    Trong lòng bà nghi vấn trùng trùng, nhưng lại tỏ ra điềm nhiên như không. Hai dì cháu học Pháp cùng nhau trong phòng thì không có chuyện gì nữa. Lúc ấy, họ vừa hay đọc đến đoạn “luyện công chiêu ma”. Bà Hoa nói:
    “Chắc con gặp ma như Sư Phụ dạy rồi. Con nên bình tĩnh lại, đừng sợ sệt gì cả thì nó chẳng làm hại con được.”
    Huệ Minh y theo, liền thấy trong lòng bình tĩnh lại. Nhưng khi học xong ra khỏi cửa Huệ Minh lại thấy khỉ vàng. Bất kể cậu bé có thốt lên bàng hoàng như thế nào thì bà Hoa cũng không kịp nhìn thấy. Mà lại chuyện cứ xảy ra như vậy suốt cả ngày.
    Khỉ vàng xuất hiện quấy nhiễu tâm thần Huệ Minh. Ông Lăng thì cho rằng Huệ Minh đã đến một “giai đoạn tâm lý” nào đó. Nguyệt thì tò mò. Nhiều lần cô bé được dẫn đi chơi thảo cầm viên nên rất thích khỉ. Nghe Huệ Minh nói, Nguyệt quyết tâm tìm cho được khỉ vàng. Buổi tối Huệ Minh vào buồng ngủ chung với dì dượng.
    “Ta không phải ma.” Khỉ vàng xuất hiện trước mặt Huệ Minh rồi nói. Huệ Minh hoảng sợ định bỏ chạy. Khỉ vàng bắt Huệ Minh lại. Huệ Minh hô lên:
    “Đừng đánh! Đừng đánh!”
    “Hừ, người tu luyện mà sao cứ sợ hãi như thế?” Khỉ vàng lườm nói. “Ta chỉ là muốn huấn luyện cho ngươi thôi.”
    “Tôi không muốn học. Xin Ngài đừng đi theo tôi nữa. Ngài đi tìm Khiêm tiên sư đi…” Huệ Minh mếu máo nói.
    “Ngươi không muốn học thì ăn đòn.” Khỉ vàng mắt trợn ngược. “Sau mông!” Nó hô lên rồi lộn vòng ra sau lưng Huệ Minh. Huệ minh vừa nghe thì bỏ chạy về đằng trước.
    “Đừng đánh!”
    Khỉ vàng cười hằng hặc. Nó đuổi theo Huệ Minh, vừa hô vừa đánh. Huệ Minh ăn đòn túi bụi. Vì khỉ vàng đã nhắc trước nên Huệ Minh thường là có thể tránh được. Nhưng có lúc bị ăn đòn một chuỗi dài. Huệ Minh sợ muốn chết. Khỉ vàng cũng cho Huệ Minh cơ hội nghỉ, nó chỉ cho Huệ Minh cách đỡ đòn tránh đòn như thế nào, đều là chiêu thức trong Đường Lang Quyền mà mỗi ngày Huệ Minh đều học. Chỉ xong nó lại hô lại đánh. Suốt năm sáu lượt như thế, Huệ Minh không đứng nổi nữa.
    “Tha…tha…cho tôi…” Huệ Minh thở hồng hộc đáp. Lúc này Huệ Minh đã biết ý của khỉ vàng. Nó chỉ đơn giản là buồn chán muốn đùa giỡn Huệ Minh chứ không định làm hại cậu bé. Ngược lại còn dạy Huệ Minh võ nghệ. Huệ Minh không bái sư nhưng cũng thuận theo mà tập với khỉ vàng. Đến đây thì Huệ Minh cũng hết sợ, thậm chí còn luận giao.
    “Hừ, hôm nay tới như vậy thôi.” Nói rồi khỉ vàng bỏ đi. Vừa định đi Huệ Minh lại gọi:
    “Ngài không định làm phép cho con ư?”
    Khỉ vàng hỏi:
    “Phép gì?”
    Huệ Minh chỉ vào thân nói:
    “Thì phép chữa bệnh, phép phục hồi… Hôm trước…”
    “Đó chẳng phải phép. Là ta lấy linh đan cho ngươi ăn nên ngươi mới sống tới bây giờ mà nhảy nhót được như thế.”
    “Vậy cho con thêm một viên?”
    “Ngươi tưởng linh đan là cái gì? Là đậu phộng cho ngươi nhắm chắc?” Khỉ vàng trợn ngược mắt.
    Nghe thế, Huệ Minh liền thất vọng.
    “Nhưng con sợ dì dượng thấy rồi lo lắng…”
    Khỉ vàng nghe thế liền hơi hạ giọng.
    “Thương thế như thế ngươi chỉ cần luyện mấy bài công pháp của ngươi đó, là khỏi.”
    Huệ Minh nghe liền sáng mắt. Pháp Luân Công có năm bài công pháp. Bài thứ nhất là Phật triển thiên thủ Pháp, bài thứ hai là Pháp Luân trang Pháp, bài thứ ba Quán thông lưỡng cực Pháp, bài thứ tư Pháp Luân châu thiên Pháp và bài thứ năm là Thần thông gia trì Pháp. Mỗi bài công Pháp có huyền diệu khác nhau. Khi luyện, Huệ Minh thường cảm thấy năng lượng mạnh mẽ chuyển động trong cơ thể. Luyện xong thì thần thanh khí sảng, khoan khoái vô cùng. Nhưng đó chỉ là điều ở bề mặt nhất. Chữa bệnh khỏe người chỉ là bước đầu của tu luyện mà thôi.
    Huệ Minh liền dốc sức luyện. Người có đau, tay có mỏi nhưng vẫn kiên trì tập hết năm bài trong một tiếng đồng hồ. Nhìn lại thì thấy ngoại trừ người đầy bụi đất ra thì đã chẳng còn thương thế nào nữa. Huệ Minh nhớ lại điều Sư Phụ dạy, chợt lại ngộ thêm ra một ít.
    Qua mấy ngày sau thì Huệ Minh không còn nhắc đến chuyện khỉ vàng nữa. Người nhà dẫu có muốn tìm thì ánh mắt họ cũng không thể theo kịp động tác của khỉ vàng. Nó thoắt ẩn thoắt hiện, xuất hiện không cố định vào thời gian nào. Lúc nó hiện thì dạy võ cho Huệ Minh, lúc nó ẩn thì không dấu vết. Có lúc đang học bài, Huệ Minh thấy trong vở có chữ “sau cổ” thì nghe tiếng gió. Vội vàng cúi đầu thì một nắm đấm lông lá vụt qua. Ngoảnh lại thì chẳng có ai. Ông Lăng dạy võ cho Huệ Minh, thấy Huệ Minh học một biết mười. Trong bài quyền thoáng có thần cứ như đã qua chiến trận, thì vô cùng kinh ngạc.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Do What You Say You Will Do

    Nghệ thuật là cách tạo nên vẻ đẹp. Vẻ đẹp là ý nghĩa tồn tại của vạn vật. Thổi linh hồn vào sự vô tri là quyền năng của Chúa.

    ---QC---


Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status