TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 19 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 95

Chủ đề: [Vô hạn lưu] Hồi ký của kẻ lưu hành thời gian

  1. #6
    Dreamy_Hunter Guest

    Mặc định

    Chương 6



    Và ngày dạ hội thứ nhất cũng đã đến. Biết đây là ngày nghỉ làm duy nhất của tôi trong Tổ Ánh Sáng, nên tôi từ sớm đã dung dăng dung dẻ cùng Hường đi chơi.

    Bắt đầu buổi sáng hôm ấy là cuộc đấu trí giữa hai trường. Năm nay, dưới sự lên cơ của chương trình Rung Chuông Vàng, cuộc thi vốn chỉ có 4 đứa trở thành cuộc thi của 100 học sinh giỏi. Để phân biệt, trường tôi mặc áo Xanh dương còn trường Y mặc màu Đỏ nhạt. Tôi ngồi cạnh Hường ở giàn đầu nên nhìn rất rõ sân khấu: 90% là kính cận mặt rỗ, nhân tài Đại Á tương lai mà ngoại hình tệ đến thế sao?

    Dẫn chương trình là thầy Hòa dạy lí và cô Hà dạy văn bên trương Y
    Câu hỏi đầu tiên được đưa ra: “Hoàng Kim Thiên Tử sinh ngày tháng năm nào?”. Tôi ngớ người, hình như là quên rồi. Đúng là chán, tôi mà thi cái này thì loại ngay từ vòng đầu rồi nhỉ?

    Có hai tên trả lời sai, đều là dân trường tôi. Thiệt là bẽ mặt.

    “ Ai là vị thần cai quản đỉnh Olympic trong thần thoại Hy Lạp?”

    Dớt hay Zeus, dễ. Vậy mà có tới 5 đứa phải ra sân, thật không thể tin được.

    Người đặt ra các câu hỏi này là một nhóm gồm 20 học sinh cũ từ cả hai trường làm để cho nó công bằng. Nhưng thực sự tôi thấy nó không hề đáng tin. Hay đơn giản là tôi đang cay cú vì số kẻ bại trận bên trường X tôi nhiều quá xá thế này? Mấy tuần vừa rồi mấy ông bà này học cái gì thế nhở? Làm cho tôi thấy bẽ thay thế này?

    Tuy đây là cuộc thi kiểu Rung Chuông Vàng, nhưng lại cơ cấu như Ai là triệu phú: năm cầu đầu rất dễ, hỏi toàn những kiến thức sơ đẳng, nhưng sau đó thì khó dần cho tới câu 50 thì chỉ còn 3 đứa: một áo xanh và hai áo đỏ. Câu trước là một câu hỏi tiếng anh đã làm 7 đứa phải ra khỏi sân.

    Đứa áo xanh cuối cùng ngồi lại _trước sự không tưởng của tôi_ chính là thằng Cường công tử bột. Tôi, một lần nữa, lại không tin được mắt mình. Đứa nào ngồi lại cũng được trừ cha này. Chán quá!

    - Câu hỏi thứ 50: đây là người được nhận giải Nobel Y học do phát kiến về sự kết dính các hồng cầu?

    3 câu trả lời được đưa ra:”*trống*” ,”Karl Landsteiner” còn thằng Cường thì: “Gerhard Domagk”.

    Nhỏ Hường thì thầm vào tai tôi:” Thằng Cường sai rồi, tên áo đỏ số 39 mới đúng!” Thằng Cường thất thểu đi về.

    Tôi thấy thật là thất vọng. Nhưng vẫn còn 3 môn thể thao tí nữa thi đấu mà, trường tôi vẫn có cơ hội chiến thắng. Sau khi tên Cường lủi thủi quay về chổ ngồi đằng sau, tôi rủ Hường ra ngoài đi ăn kem.


    ****


    Bóng rổ là môn thứ hai. Sau cái trận đấu này thì sẽ là đi ăn trưa. Tôi, tất nhiên, hoàn toàn không hề quan tâm gì đến bóng rổ, bóng riếc gì rồi. Trong tất cả các môn thể thao, tôi hoàn toàn chỉ xem được bóng chuyền, nên khi ngồi vào ghế của mình, tôi chả thiết tha tí gì.

    Như trong cuộc thi kiến thức trước, áo trường tôi màu xanh, trường kia màu đỏ. Tôi ngồi uể oải trên ghế. Ngược lại, Hường có vẻ rất phấn khích, liên tục đạo mắt liên láo xuống khoảnh sân bóng rổ (vừa được vẽ trong thời gian nghỉ) vẫn còn trống như đang trông chờ điều gì đặc biệt. Nhìn thái độ của Hường, tôi chỉ có thể nghĩ tới một việc…

    -Này, thằng bà thích ở trong đội bóng rổ à?

    Và vừa bất ngờ, vừa hiển nhiên, mặt Hường đỏ bừng cả lên:

    - Không không không, làm gì có….

    Nhưng cái vẫy tay rối rít cùng việc cố gắng tránh ánh mắt của tôi khiến cho mọi thứ sáng như ban ngày. Chắc chắn tên đó thuộc đội bóng rổ trường và chắc sẽ chuẩn bị chơi ngay bây giờ. Tôi nắm thóp Hường rồi.

    Hmm.. Đứa con trai nào mà có thể lọt vào mắt xanh của Hường thế nhỉ? Hường xinh đẹp, dịu dàng, cũng như là hết sức lịch thiệp. Là con gái của một doanh nhân giàu có, Hường có cái nét đẹp của phụ nữ truyền thống và sự đài các thanh thoát của các tiểu thư thời xưa. Trong trường Hường có đầy vệ tinh theo đuổi, nhưng thực sự vẫn chẳng có ai là được Hường quan tâm. Tôi đây là bạn thân lâu năm của Hường nhưng cũng không biết rõ, đơn giản là vì Hường rất khép kín về việc yêu đương của mình, chả ai biết được cả.

    Hóa ra cái trận đấu bóng rổ này cũng có được một điều để trông chờ. Tôi ngồi thẳng dậy, quyết tâm sẽ tìm được tên mà Hường thích.

    Đội ra sân đầu là bên trường Y. Chục thằng con trai cao lớn bước ra, mà tụi nó cao thật, trông lênh khênh luôn. Tôi nhìn lên mà kính phục, tụi nó ăn gì mà cao thế nhở? Người cuối cùng bước ra, ngạc nhiên thay, không phải là kẻ cao nhất như tôi nghĩ, mà là một tên có tóc bạc.

    Tôi thấy đời mình thật là khổ, càng không muốn dính dáng đến thằng đấy thì lại cứ thấy nó khắp nơi.

    - Á á á, anh James kìa!_ Lũ con gái xung quanh hú hét. Nhỏ Lan (ngồi bên phải tôi) chỉ vào tên Tóc Bạc. Và ngay lập tức, hàng chục cặp mắt đổ dồn theo, những tiếng la hét thì càng to hơn

    - Ôi! Anh ấy trông cool quá

    - Là người Anh đấy, thảo nào trắng thế!

    - Nghe nói là hotboy trường Y đấy. Sao mà không có tên nào trường mình đẹp như ảnh nhỉ?

    Thật tội nghiệp cho lũ con trai trường, tôi tặc lưỡi. Chú ý đến Hường, cô nàng cũng nhìn tên Tóc Bạc (hay là James) chăm chú, nhưng mặt không đỏ, cũng chỉ đơn giản là nhìn theo phong trào mà thôi. Tôi nhìn lên, nhìn xuống, nhìn ngang, nhìn phải cũng không thấy thằn Tóc Bạc thực sự đẹp trai. Bởi vì “đẹp trai” thì chỉ có một người mà thôi. Mặt tôi bỗng đo đỏ, máu fan-girl bỗng nổi lên, tôi đang nhớ đến “anh ấy”….

    Thằng Tóc bạc ấy còn trăm năm mới bằng Zero của tôi!! Nhưng thôi, so sánh thợ săn săn ma cà rồng với tên hotboy địa phương thì quả là khác một trời một vực rồi. Tôi ngẫm lại, đúng là trên đời này không có ai có thể “đẹp trai” trong mắt tôi.

    Tuy nhiên, tôi quay lại thực tế quay lập tức, vì giây phút tôi chờ đợi đã đến: đội bóng xanh đang bước ra. Tôi giả vờ quan sát đội bóng, nhưng thực ra, bên khóe mắt, tôi không bỏ sót bất cứ cử động nào của Hường.

    Từng đứa, từng đứa đi ra, xắp thành hàng đối diện với đội trường Y, nhưng Hường vẩn chả có phản ứng gì to tát lắm. Và rồi, cô nàng bỗng đỏ ửng, mắt long lanh khi có một tên đi tới. Tôi trố mắt nhìn thằng đấy, thấy mình như đang bị chơi khăm. Tên đó chính là tên Tóc Dựng!

    Không thể nào, không thề nào, không thể nào, không thể nào!!!

    Tại sao mà Hường lại có thể thích hắn cơ chứ! Trong số những người theo đuổi Hường còn có bao người tốt đẹp hơn hắn mà. Hay là Hường không biết được con mặt thật của tên đó, như tất cả lũ con gái (một lần nữa) đang chỉ trỏ và la hét về thằng Tóc Dựng đó.
    Tôi thấy rùng mình, nhưng việc này không phải để nói lúc bây giờ, để sau sẽ tốt hơn. Tôi khoanh tay lại, nhìn về sân đấu như rất chăm chú, nhưng thực ra trong đầu hoàn toàn rối rắm.

    Với tư cách của một người bạn, tôi có trách nhiệm phải giúp Hường nhìn nhận những điều nguy hiểm và không tốt. Tất nhiên là tên Tóc Dựng đó là kẻ được cộp mác “NGUY HIỂM KHÔNG NÊN LIÊN QUAN VÀO DƯỚI BẤT CỨ TRƯỜNG HỢP NÀO” to tướng trong danh sách của tôi. Hắn ta bây giờ có thể trông như là một học sinh bình thường, nhưng thực ra là một tên côn đồ ẩn mặt. Tôi không quên được cái nhìn như một con thú hoang của hắn khi hắn cầm cây gậy sắt rượt đuổi trực đánh tôi. Hắn là một kẻ hai mặt nguy hiểm. Tôi không quan tâm đến lí do mà Hường thích hắn, điều tôi quan tâm là làm cho Hường hiểu về con người thực sự của Tóc Dựng.

    Tôi nghiến răng, căm ghét nhìn hắn chăm chăm. Nhưng lúc này, hắn vì đang tập trung vào trận đấu nên đã không nhận ra có một kẻ ngồi ngay hàng đầu đang nghiến trẹo hàm răng thầm ước hắn bốc hơi ngay tại chỗ.

    Nhưng tôi không thể chú ý đến tên này nữa bởi vì trận đấu đã bắt đầu.

    Trận đấu bắt đầu với ưu thế nghiêng về đội bóng rổ trường X. Chúng tôi dẫn trước hai điểm và đang phòng thủ trước lần tấn công mới của đối thủ. Tiếng hò hét vang lên tứ phía. Tên Tóc Bạc dẫn đầu nhóm hai người vượt qua bên sân trường tôi. Hắn cúi thấp người,trông như một viên đạn bạc. Có thể đây là một chiến thuật gì đó. Nhưng tôi không hiểu gì cả.

    Hai tên đồng hành cũng rất điêu luyện, họ chuyền bóng qua lại rất chính xác, có vẻ như đã tập luyện từ lâu màn này. Đội trường tôi dãn ra làm thành ba lớp phòng thủ. Hiện nay hai lớp đã thủng. Bên Y kêu gào cổ vũ to hơn bao giờ hết, chỉ trong phút chốc là tên Tóc Bạc sẽ tiến thẳng tới khung thành, ý tôi là rổ bóng, và ghi điểm rút ngắn khoảng cách. Lớp phòng thủ cuối là bộ ba bóng rổ nổi tiếng của trường: Hoàng, Giang và Thành_đội trưởng. Hai người đầu đứng như thủ thế rồi bất chợt lao ra. Giang và Hoàng sẽ khóa tên bạn của Tóc Bạc, còn chính đội trưởng sẽ ngăn Tóc Bạc lại.

    Và rồi, khi mà Thành đang làm một động tác gì đó để dừng tên Tóc Bạc lại thì tên Tóc Dựng bỗng lao ra trong thinh không và (theo tôi) ngã nhào vào giữa hai người. Thành giật mình, bước lùi lại. Đúng lúc đó, Tóc bạc nhanh nhẹn nhảy lên và…

    “ Hai điểm cho trường Y!” _ người bình luận bất đắc dĩ ,thầy Tâm, hét lớn.

    Lũ trường Y gào lên đắc thắng trong khi trường tôi thì ỉu xìu cả. Có những tên lớn tiếng xỉ vả Tóc Dựng nhưng hắn vờ không nghe thấy. Thiệt là cá ươn mà! Tôi đang càng ngày càng tìm ra nhiều lí do để ghét tên này hơn.

    Hường thì trái lại, trông có vẻ rất buồn rầu. Cô không lớn tiếng ngăn cản những kẻ kia như một nhóm con gái khác (mà tôi đoán là fan club của tên Tóc Dựng đó) mà chỉ im lặng theo dõi tên đấy và lẩm nhẩm gì đó như là ‘cố lên’,’cậu không có lỗi’…làm tôi càng bực mình thêm. Ý tôi là, thằng đấy chả là gì ngoài một tên côn đồ đẹp trai, hắn có gì hay ho để cô bạn hoàn hảo của tôi để ý đến chứ?

    Trận đấu từ đó nghiêng hẳn về phía trường Y. Sau cú bứt phá lúc nãy, họ chơi xôm tụ hẳn lên, lấn lướt đội bóng trưởng tôi. Cuối cùng, trận đấu kết thúc chóng vánh với phần thắng lớn của trường kia. Thế là, trong khi chúng tung hô cả đội đi ăn trưa thì chúng tôi chỉ biết im lặng kéo nhau đi.

    Bây giờ chính là lúc tốt nhất để tôi nói chuyện với Hường!_ Tôi thầm nghĩ. Nhưng kế hoạch của tôi phải dừng lại vì tiếng kêu của một ai đó:

    - Này Linh.. Linh! LINH!

    Hóa ra là thằng Lâm trong Tổ Ánh Sáng.
    - Bà đi trước đi _ Tôi nhắn Hường rồi đi về chỗ thằng Lâm

    - Đi theo tôi _ nó nói ngắn gọn. Lạ nhỉ, hôm qua tôi đã làm hết việc rồi mà, còn gì nữa đây?

    Lâm dắt tôi đến chỗ cắm tất cả dây dợ bóng đèn chuẩn bị cho dạ hội ngày mai. Bảng điều khiển do tôi hì hục lắp ráp ngày hôm qua đã bị tên nào đấy tháo rời hết cả ra. Tôi trố mắt nhìn đống bừa bộn dưới chân mà không thốt nên lời. Công sức suốt 2 tiếng đồng hồ của tôi đã tan vào hư không…

    - Cái gì thế này?_ cuối cùng lời lẽ cũng tuôn ra từ cái mồm méo xệch của tôi

    - Thì đó chứ còn gì nữa! Hôm qua bà chưa làm mà bỏ về à?

    - Không hề ! Tôi xong hết rồi mà, ông biết vậy còn hỏi

    - Nhưng dù sao đi nữa thì bây giờ nó cũng bị như thế này rồi. Thầy hiệu phó kêu bà làm lại đấy

    - Vậy làm sao tôi có thể đi ăn trưa được? Tí nữa không được à?

    - Tôi không quan tâm, thầy nói là phải xong sau khi thầy trở lại

    - Ây! Thầy nói với ông kêu tôi làm hay là kêu ông làm rồi ông đẩy qua tôi?

    - Tôi…Tôi không biết, bà đi làm đi!

    Tôi vừa định đưa tay đấm vai thằng Lâm thì nó nhanh nhẹn chạy luôn, để lại tôi với đống hổ lốn kia.

    Trời đánh thằng nào đi làm cái trò này!!

    ***

    Tôi ngồi đằng sau một thân cây bàng hùng vĩ bên sân. Trong lúc tất cả những đứa kia đang ăn uống ngon lành thì mình tôi phải nhịn đói đi lắp đống dây này vào ổ cắm. May thay là trong sân có cái cây này che nắng cho tôi, nếu không thịt tôi chín từ lúc nào rồi. Đành tí nữa đi mua bánh mì ăn vậy >”<

    Sân bóng rổ lúc nãy huyên náo thế nào thì bây giờ im lặng thế đấy. Chỉ có tiếng chim kêu bất chợt. Tôi ngồi xoay lưng với sân, dựa vào thân cây. Nghỉ ngơi lát đã, làm việc này dễ sai lắm nếu đầu óc bùng bùng (do đói bụng).

    - Thôi đi!

    Tiếng ai đó gắt gỏng vang lên sau lưng tôi. Giật mình, tôi quay lại nhìn cái sân (mà tôi tưởng đã hoàn toàn trống không) và thấy hai cái bóng của hai đứa con trai. Tụi nó làm cái gì trong lúc tất cả đổ đi ăn trưa rồi thế nhỉ? Mà hơn nữa, lạy trời là hai tên này không phải là hai tên đó…

    Và một lần nữa, tôi có cảm giác bị ai đó ếm bùa mà cứ mãi đụng chạm với hai kẻ mà tôi hoàn toàn không muốn liên quan vào

    - Mày vẫn như xưa, vẫn ngu ngốc như thời nào

    - Tao không cần mày thuyết giáo. Tao làm thế vì tao muốn thế

    - Muốn đội trường tao thắng à. Cám ơn nhé

    - Đồ..!

    Giữa cái sân nắng gắt là một tên tóc đỏ cộng dựng đứng và một người mắt bạc. Tất nhiên là tôi hoàn toàn không hề có ý định nghe trộm họ rồi, nhưng nếu mà hai người đó cứ oang oang thế này thì tôi xin không khách khí nhé. Thiệt tình, đúng là ghét của nào trời trao của ấy mà. Tôi muốn đi ăn thì phải ngồi đây làm việc, tôi không muốn bao giờ gặp gỡ hai tên kia thì cứ nhìn thấy chúng hoài! Kiếp trước tôi đã làm gì mà bây giờ bị quả báo thế này cơ chứ?

    - Về nhà với cha mày đi. Tao không cần lòng thương xót của tụi bay

    Có vẻ như tên Tóc Bạc đang cấm khẩu trong chốc lát. Lạy trời cho nó bỏ đi ngay bây giờ đi!

    - Nhưng dù sao thì cha tao cũng là cha mày mà. Ông ấy đang ốm nặng, ít nhất mày nên viếng cha một lần chứ

    - Hắn chưa bao giờ là cha tao! Mày dám lặp lại điều này một lần nữa thì tao thề sẽ làm gãy chân mày ngay hôm nay

    Tóc Bạc lại im lặng. Xin, xin hãy đi đi !

    - Còn về gia sản thì chia thế nào ? Mày cũng có mặt trong di chúc đã viết sẵn. Tao và mày mỗi đứa lấy một phần ba, phần còn lại đi làm từ thiện

    - Gia sản?_ giọng Tóc Dựng có vẻ như có phần chú ý quan tâm hơn, nhưng vẫn không hết âm điệu tức tối _ gia sản có gì?

    - Tao không rõ, chỉ biết là mày và tao cũng sẽ có phần. Nếu mày lấy thì chắc sẽ đủ tiền thuốc thang cho mẹ mày đấy.

    Tôi nghe tiếng gầm gừ trong cổ của Tóc Dựng. “Mẹ của mày..” ư? Hai anh em cùng cha khác mẹ à? Chẳng lẽ tên Tóc Dưng là con hoang hay là con vợ hai hay sao?

    Tóc Dựng hẳn là đang suy nghĩ vì thấy hắn chả nói gì cả. Tôi muốn xem mặt hắn trông thế nào lắm, nhưng bây giờ nếu quay đầu lại thì bị phát hiện ngay. Và tôi thì có đủ kinh nghiệm với hai tên này rồi nên, thực sự, tốt nhất là cứ im lặng mà nghe.

    - Mày có thể trả lời sau, tao chỉ có trách nhiệm thông báo thôi. Nếu mày hủy quyền thừa kế thì cứ đến nhà tao nói với ông già. Nhưng phải là trước khi di chúc được thực hành

    -…

    - Ông già cũng không sống được lâu nữa đâu, tốt nhất là mày nên suy nghĩ kĩ đi

    Tiếng bước chân xa dần, Tóc Bạc bây giờ thực sự đã đi rồi. Còn Tóc Dựng thì có lẽ vẫn đứng đấy. Cuối cùng, hắn cũng nối gót anh trai mình đi xa.

    Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cũng may, thế là xong rồi.

    Cuối cùng, chỉ còn ta với ta (và đống dây nhợ này)

    ***

    Tôi, tất nhiên, đã không hoàn thành việc lắp ráp dây vào đúng vị trí trước khi mọi người ăn trưa trở về. Thầy hiệu phó, sau hai ba câu quở trách, đã cho tôi đi mua đồ ăn. Bụng tôi cũng may là đã phát ứng đúng lúc, kêu khá to, làm thầy phát hiện ra tình huống đau khổ của tôi.

    Hường _như dự đoán_ đã cầm trên tay một hộp cơm bụi và trai nước khoáng chờ tôi ở quán nước đối diện sân vận động. Tôi vừa ăn vừa kể lể sự tình với nó, cũng như là nguyền rủa tên Lâm đã đá trách nhiệm sang tôi. Về việc của tên Tóc Dựng, không hiểu sao tôi lại không nghĩ bây giờ sẽ là thời gian thích hợp để nói chuyện với Hường về nó. Có lẽ là vì cô bạn thân sẽ nghĩ tôi ghét nó chỉ vì nó làm đội bóng rổ nhà thua.

    Trời trong xanh. Tôi có thể nghe tiến reo hò từ sân trong. Đang là trận bóng đá ấy mà. Tôi ngồi nghe Hường kể về việc nó với nhỏ Loan và Lan trong lớp đấu khẩu xem trong hai tên hotboys lúc nãy ở trận bóng rổ tên nào đẹp trai hơn. Và Hường thì theo phe tên Khải (tôi nghĩ đã đến lúc gọi nó bằng tên của nó, kẻo sau này lại quên mất). Tôi chỉ biết ăn liên tục, im lặng nghe nhỏ bạn mình diễn thuyết.



    Vẫn là một buổi chiều bình thường
    Và một bầu trời trong xanh quá đáng…

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi vương ngoc yen, ngày 07-04-2013 lúc 08:09.
    ---QC---


  2. #7
    Dreamy_Hunter Guest

    Mặc định

    Chương 7



    Và tôi nghĩ tôi đã biết tất cả, nhưng tôi đã lầm.
    Lầm nặng.




    Chủ nhật tới với một bất ngờ nho nhỏ. Bố tôi thông báo trong bữa sáng rằng tối hôm ấy sẽ có một bà cô bên họ bố lên thành phố chơi. Cô ấy tên là Thắm, họ Nguyễn như bố.

    Tôi lấy làm ngạc nhiên. Tự dưng có người bên họ nội lên chơi ư? Bố có bao giờ nói nhiều về gia đình mình đâu nhỉ? Tôi thậm chí đã từng nghĩ bố là con mồ côi ấy chứ.

    - Bố kể với con về gia đình mình rồi mà! Con nghĩ con lấy họ của mình từ ai vậy?_ Bố tôi kêu lên từ đằng sau tờ báo sáng. Cả gia đình đang ở trong căn nhà bếp bé xíu đầy mùi dầu mỡ. Nắng sáng tràn qua từ chiếc cửa sổ cũng bé không kém, soi rõ chỉ ba phần tư căn phòng này. Làm cho đống bát đĩa trông như bị phủ lớp mỡ vàng màu nắng sớm.

    - Làm gì có ạ! Mỗi lần con hỏi bố chỉ ậm ừ cho qua. Mà mẹ cũng họ Nguyễn, làm sao con biết được.

    - Giời _ bố bỏ tờ báo xuống_ bố chắc chắn là bố có nói rồi, con quên thôi. Làm sao mà bố chưa kể con gì về họ nội được cơ chứ. Con là cháu kiểu gì mà lại quên hết ông bà nội mình là ai vậy?

    - Vì bố chưa bao giờ nói!

    - Em ơi con bé nó lại cãi anh rồi này!_ Bố kêu lên cảm thán

    Mẹ tôi nhìn ra từ sau cái tủ lạnh, cầm trong tay ba quả trứng:

    - Anh là cha kiểu gì mà cũng không bảo được con gái mình, lại còn phải nhờ em.

    - Vì nó lớn quá, hồi nhỏ bé xinh dễ thương bao nhiêu thì bây giờ ngỗ nghịch bấy nhiêu. Anh bảo nó nó cũng chẳng chịu nghe nữa.

    - Mẹ ơi xin hãy nói với bố là bố quả thực chưa bao giờ kể với con tí gì về gia đình bố đi ạ.

    Mẹ thở dài, bắt đầu làm món ốp-la-ba-quả-trứng đặc biệt của mình:

    - Hai bố con sáng nào cũng thế này. À và, anh à, anh thực sự đúng là chưa kể với con bé về bên nhà anh đâu.

    Thấy chưa bố! Con đã bảo rồi mà!

    - Thật không em?

    - Thật anh à_ mẹ lại thở dài, lúi húi rót một cốc sữa đầy thấy ngọn.

    - Thôi được rồi. Nghe đây Linh, cả gia đình của bố họ Nguyễn sống ở miền bắc, làm nông. Cô Thắm tối nay đến thăm nhà ta là chị họ của bố. Ông nội con tên là Nguyễn Tôn, đã mất hơn mười năm. Bà con tên là Tằm…

    - Nguyễn Tằm?

    - Ừ, bà nội con tên là Nguyễn Tằm. Bà có bốn người con, bố là con út. Anh cả của bố là Tông, chị hai là Tằng, anh ba là Tống và bố tên gì con biết rồi đấy.

    Giờ tôi hiểu sao bố tôi tên hay đến vậy rồi. He he he.

    - Nhà mình cón hiều cô dì cậu chú lắm, con lúc nào về quê sẽ thấy _ bố quay lại với trang báo quen thuộc

    Mẹ ngồi bên cạnh tôi, đang ăn bữa sáng với ba quả trứng ốp la, hai ổ bánh mì đặc ruột, một bát mì ăn liền, một cốc sữa đầy bằng cốc bia hơi và ba mươi quả nhãn. Cả hai bố con tôi chắc chắn sẽ không bao giờ có thể sánh bằng mẹ.

    - Mà con nên ăn nhanh đi, còn phải đi học thêm nữa_ mẹ nói sau khi làm gọn cả cốc sữa khủng chỉ sau một lần uống.

    - Không sao đâu mẹ, lớp học thêm của cô Lí hôm nay nghỉ vì các thầy cô trong trường đều bận cái dạ hội tối nay rồi ạ.

    Bỗng dưng chuông điện thoại mẹ reo tiếng còi cứu hộ inh ỏi. Mẹ ngay lập tức cầm máy, trong điện thoại tôi có thể nghe một giọng nam rất nghiêm trọng.

    - Rồi rồi, tôi tới ngay đây_ mẹ đứng vụt lên, mặc vội chiếc áo blouse rồi phóng vụt ra khỏi nhà nhưng không quên dặn tôi_ Nếu con không đi học thì nhớ phải làm bài tập hè đấy, còn anh, dọn hộ em bữa cơm hôm nay, có thể chưa em không về bữa trưa đâu.

    Rồi mẹ biến mất sau làn khói của xe máy.

    Tôi ngồi tiếp tục ăn nốt bát mì gói của mình. Cũng chả có gì là đặc biệt, mẹ tôi lúc nào cũng có đi vắng đột xuất. Có lẽ vì áp lực nặng nề của nghề bác sĩ cấp cứu nên mẹ lúc nào cũng phải ăn rất nhiều.

    Bố tặc lưỡi, rồi đứng dậy đeo tạp dề rửa đống bát đĩa mà mẹ vừa để lại.

    - Con đi đây_ tôi cầm lấy cái túi xách.

    - Đi đâu cơ chứ ? Bố tưởng con hôm nay không học gì mà ?

    - Con phải đi chuẩn bị cho buổi dạ hội chiều nay ạ, con thuộc Tổ Ánh Sáng mà.

    - À à, vậy thì đi an toàn nha con.

    - Vâng ạ.

    ***


    Còn khá sớm. Đường ít người. Tôi đi xe vi vu quanh khu phố cổ vắng vẻ tận hưởng nắng sớm trước khi rẽ qua cái sân Z. Vừa đi vừa nghĩ ngợi lan man. Tất cả đều là vì chuyện ngày hôm qua. Hình ảnh của Hường hiện lên, tay trong tay với một tên người sói tóc đỏ. Hường mặc một chiếc váy đỏ dễ thương, nhìn tên kia, hỏi một cách dịu dàng :

    - Sao hôm nay mắt anh to thế ?

    - Mắt anh to để anh nhìn em rõ hơn _ tên kia trả lời bằng một giọng ngọt như mía lùi

    - Sao hôm nay tai anh to thế ?

    - Tai anh to để anh nghe giọng nói đáng yêu của em to hơn.

    - Sao hôm nay miệng anh to thế?

    - Miệng anh to là để anh ăn em nhanh hơn!

    Vừa nói tên người sói vừa vồ lên, đè lên Hường. Tất cả những gì còn lại của cô bạn thân nhất của tôi chỉ là vài mảnh tóc vụn. Tên kia thì xoa xoa cái bụng to oành vừa ợ một cách thô lỗ.

    Không! Tôi nhất thiết không thể để Hường bao giờ lại gần bên tên đó được. Tôi cần phải đưa Hường trở lại con đường đùng đắn. Nhưng có ai có thể làm một người bạn trai tốt cho Hường được nhỉ? Một hình ảnh của một đứa con trai bỗng vụt lên trong đầu tôi: Hoàng!

    Hoàng là một tên công tử bột trong lớp tôi.

    Anh chàng đeo kính ít nhất tám đi-ốp, mặc quần dài quá mắt cá chân, không biết chơi bất cứ môn thể thao nào, học hành trung bình và cũng chả có chút khiếu hài hước nào. Tên này đã theo đuổi Hường từ hồi lớp tám, tức là đã ba năm và là kẻ theo đuôi Hường lâu nhất từ trước đến giờ.

    Theo tôi, Hoàng là một tên tốt, nhưng lại nhút nhát đến tội nghiệp. Chỉ biết nhìn Hường từ xa rồi đến dịp thì tặng quà, không nói được một lời. Hường đến gần một tí là lại chạy mất. Chuyện này diễn ra suốt ba năm làm tôi phát ngấy. Hoàng hoàn toàn không có chút cơ hội nào với Hường, đặc biệt là khi Hường luôn có nhiều anh chàng đẹp trai, học giỏi và giàu có bám theo. Hơn nữa con gái không thích những kẻ yếu đuối, tôi công nhận. Chốt lại, tên Hoàng có thể theo đuổi Hường thêm năm năm nữa nhưng hắn vẫn không có cơ hội nào đâu.

    Tôi vẫn nghĩ vậy cho đến ngày hôm qua.

    Sau khi biết được anh chàng trong mộng của Hường là một tên côn đồ thì bỗng dưng hình ảnh của Hoàng trong tôi trở nên cao giá hơn rất nhiều. Bởi vì tôi biết rằng, Hoàng có thể là một tên nhút nhát tội nghiệp, nhưng ít nhất, Hoàng còn là một tên tử tế,hiền lành.
    Bây giờ tôi quyết định sẽ bắt đầu kế hoạch tác hợp Hường với Hoàng, bởi vì thà Hường đi với tên công tử bột yếu ớt này còn hơn là để cô bạn thân nhất của tôi qua lại với một tên cô đồ như tên Tóc Dựng (tôi vẫn thích gọi hắn như thế hơn).

    Nhưng ít nhất tôi nên tìm kiếm thêm thông tin về tên Tóc Dựng để tìm ra điểm yếu của hắn chứ nhỉ ? Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, ông bà ta đã dạy. Nhưng tìm thông tin về tên anh chị này ở đâu thì tốt nhất ?

    Trả lời: Trâm ‘’tám’’.


    Trâm “tám” là thông tấn xã tốt nhất của trường, một nhỏ tám nhiều tới nỗi nó được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bà tám”. Và may mắn thay nhỏ này học thêm Lí với tôi. Xin chút thông tin cũng chả khó gì, chỉ cần mời nhỏ ra quán chè rồi bao nhỏ hai ba chén là muốn biết gì cũng được. Thế là sáng hôm ấy, sau khi đã làm xong công việc ở của mình ở sân Z, tôi _với giọng ngọt như mía lùi_ ‘’vời’’ nhỏ Trâm ra quán Cây Sứa nổi tiếng có chè ngon.


    Tôi cười hì hì, đứa thêm cho Trâm “tám” chén sữa chua ăn tráng miệng, lả lướt nói:

    - Bà thấy chỗ này ăn ngon không? Quán tủ của tôi đó.

    - Ờ ờ_ Trâm làm sạch cả hũ sữa chua chỉ bằng một lần húp_ Bà cần gì, nói ra đi cho rồi, khỏi vòng vo chi tớ gì nữa. Tưởng tôi không nhận ra cái giọng ngọt xớt của bà à.

    - Ờ tại thì, tôi cũng có chút việc nho nhỏ thôi. Bà biết gì về tên Khải chơi trong trận bóng rổ hôm qua không ?

    - Cái thằng đấy ấy hả, chậc, số người hỏi về nó tăng lên đáng kể từ cái trò biểu diễn ngu ngốc của nó trong trận bóng rổ đấy. Thôi được rồi, tôi cho bà chút thông tin căn bản đây. Nó tên đầy đủ là Hoàng Văn Khải, lớp 10A9, phòng 23 lầu 3 cánh phải của trường. Mẹ nó bán nước mía ở chợ Nhỏ bên quận 3. Bố nó thì chả biết, có vẻ như là bỏ bà này với đứa con từ hồi thằng Khải chưa ra đời. Tôi cũng không rõ lắm, chỉ là tin đồn thôi. Thằng đó học hành bê bết, trốn học gần hết cả học kì, tôi cũng nghe nó quyết định bỏ học rồi. Và như bà thấy đó, nó đẹp trai và lại nổi loạn nên được nhiều nhỏ theo lắm.

    Nhưng _ Trâm “tám” suỵt tôi một cái rồi hạ giọng xuống _ thằng đấy là dân anh chị lớn trong trường đấy, hôm qua thằng đó kéo băng đánh anh Hạ”ngựa” bên 12B4. Thằng đó thắng, và lấy luôn cả nhỏ bồ của anh Hạ rồi, kiểu như phần thưởng ấy.

    - Hạ”ngựa” à? Tôi biết tên đó là kẻ đứng đầu khối cuối mà?_ Đến tôi cũng phải giật mình, thậm chí lũ dân đen như tôi cũng đã nghe đến tên anh hai sừng sỏ này.

    - Ừ. Và giờ tên Khải đó lật đổ rồi. Nó kinh lắm

    Tôi thấy sống lưng lành lạnh. Quả thực là tôi đã động chạm vào một kẻ hết sức dữ tợn. Thêm một lí do để tôi dồn hết công sức giúp Hường tránh xa tên này.

    - Umm, bà có nghe nói nó có anh em gì không?

    - Không, nó là con một mà. Nhưng nói về anh em kết nghĩa thì nó có thằng Tôn ‘’dâu’’, cái tên này hơn nó một năm mà phục nó lắm.

    - Tôi chỉ hỏi anh em thường thôi.

    - Vậy thì chỉ có thế thôi à. Bà còn cần gì không ? Cô ơi cho con thêm chén sữa chua nữa !!_ Trâm nói với ra chỗ cô bán chè.

    Trời ạ ! Nhỏ này ăn liền tù tì năm chén chè và hai chén sữa chua rồi mà còn gọi thêm. Tôi lần này sạch túi rồi. Thảm nào nó béo thế. Trâm quay lại nhìn tôi, mút cái thìa :

    - Bà còn cần gì nữa không?

    - Umm, bà biết gì về tên có mái tóc bạc của trường Y cũng tham gia trận bóng rổ hôm qua không?. Tên James gì đấy? _ tôi bỗng nhớ cái tên mấy đứa con gái hôm qua hò reo.

    - Biết gì không ấy hả? Tôi có cả một cái tiểu sử của tên đó ấy chứ !

    - Vậy thì chia sẽ cho tôi tí đi.

    - Tôi giờ không có nhiều thời gian, thôi, vài ba thông tin căn bản là đủ rồi phải không ?

    - Ờ ờ.

    - Ok. Thằng đấy là một đứa con lai, bà thấy tóc và mắt nó màu gì rồi đấy, nó đâu phải người Kinh hoàn toàn. Tên tiếng anh là James E. Nicholson, nhưng giờ thì bà gọi nó là Hoàng Duy là được rồi. Đẹp trai, thủ khoa trường, siêu sao bóng rổ trường Y, được nhiều gái thích hơn bà có thể tưởng tượng. Tuy nhiên lại là một kẻ thích ở một mình, nghe nói không nhiều bạn bè lắm. Sở thích là đọc sách và ờm, sự yên tĩnh. Nhưng lí do nó được nhiều đứa theo đuổi là vì cha tên đấy là một thương gia giàu có, cũng lai nửa là người Anh, nửa Kinh. Mẹ nó là người Anh hoàn toàn.

    - Vậy tức là nó chỉ có một phần tư là người Đại Á thôi à ?

    - Ừ_ Trâm húp chén chè vừa gọi một lần là hết nhẵn_ Tôi không ngờ bà mà cũng quan tâm tới hai tên này. Bà từ hồi trước tới giờ sống như bà xơ trong chùa ấy

    - Trâm à, thứ nhất là xơ không sống trong chùa, họ sống trong nhà thờ. Thứ hai, tôi chỉ đơn giản là hơi khó tính một tí thôi, ít thằng nào tôi có thể khiến tôi khen đẹp được. Tôi nhìn hai thằng kia cũng chả cảm giác gì, tôi chỉ khen đẹp theo phong trào thôi mà.

    - Đó, chính là chỗ đó đó. Cái khiếu thẩm mỹ của bà hơi bị trục trặc đấy. Bà định ở vậy hết đời à ?

    - Ở vậy là sao ? Tôi đã lấy chồng lần nào đâu .

    - Ý tôi là bà định sống một mình suốt đời à? Tôi biết Hường với bà là bạn thân từ nhỏ nhưng bà cũng phải đi tìm cho mình một tên bạn trai đi chứ. Bà thấy Hường có bao nhiêu người theo đuổi chưa, cô bạn bà chỉ tại đang bận học nên chưa nhận lời thôi, còn bà thì hết hy vọng.

    - Đấy là chuyện của tôi _ tôi bỗng nổi khùng.

    - Rồi rồi, đùa tí thôi mà giận nhanh thế_ nhỏ Trâm cười hề hề.

    Tôi và Trâm ngồi tám nhảm cho đến khi nó phải đi học thêm. Tôi thì tự đạp xe về nhà.
    Vẫn là con đường vắng vẻ đấy. Tôi vừa đi vừa ngẫm nghĩ về những gì Trâm nói. Có vẽ như không ai biết thực ra hai tên Tóc Dựng và Tóc Bạc là anh em cả, họ thì giống nhau nhưng cũng chả ai đế ý. Anh em cùng cha khác mẹ nếu tôi đúng. Mà cho dù là anh em thì sao hai tên này khác nhau thế nhỉ, chả có gì chung cả. Nhưng ít nhất tôi đã biết thêm nhiều về thằng Tóc Dựng. Tôi đúng là phải nói chuyện với Hường rồi, tên này có quá nhiều rắc rối.

    ‘’ bà định sống một mình hết đời à?’’

    ‘’ hết hy vọng ‘’

    Hừ! Nhỏ Trâm biết gì mà nói chứ!

    ***

    Cuối cùng buổi dạ hội ‘’hoành tráng’’ cũng đã tới. Nếu tôi không phải là một trong những đứa đi oằn lưng phục vụ cho những đứa còn lại thì chắc tôi cũng sẽ hí hửng vui vẻ lắm.
    Hường đón tôi bằng xe riêng của gia đình để hai đứa cùng đi. Cô bạn đáng yêu của tôi mặc một chiếc áo màu xanh da trời nhẹ nhàng tôn lên làn da trắng ngần. Đúng là con nhà nòi mà, mẹ bà này làm thiết kế thời trang thì con gái cũng phải có khiếu thẩm mỹ chứ.

    Nhìn tôi và Hường quả thực khác nhau như trời và đêm. Tôi ngoại hình trung bình, da ngăm ngăm đen do hồi nhỏ thích đi chơi vào buổi trưa, tóc buộc đuôi gà. Trong khi Hường cao ráo, da trắng mắt to. Trông như cô công chúa nào, đặc biệt là nụ cười hiền hậu đã làm điêu đứng biết bao tên con trai. Tôi thích mặc quần bò áo phông, Hường lại thích váy dài thướt tha, ví dụ như ngày hôm nay này.

    Tôi mặc cái quần jean cũ và cái áo phông đen, có nhảy nhót gì đâu mà phải ăn diện. Hường rất buồn vì hai đứa không đi chơi với nhau được. Tất cả chỉ tại cái lão giám thị đáng nghét !!

    (Nhưng tôi cũng tự nhận thấy mình hơi bị ngu khi ngồi ngay bên cạnh cửa sổ mà nghe nhạc lén)

    Tới nơi thì cái dã hội cũng bắt đầu, Hường nhanh chóng bị một nhóm con trai vây quanh mời nhảy. Cô nàng bạn thân của tôi trông thật tội nghiệp giữa rừng áo vest đủ màu. Tôi buộc lòng phải kéo Hường đi ra… nhà vệ sinh thì mấy tên kia mới không đuôi theo.

    - Bà nên mời đại một tên ra nhảy cho rồi, nếu không cả đêm nay bà sẽ bị bầy háo sắc bám chặt, khỏi đi chơi gì luôn.

    - Nhưng tôi không muốn đi nhảy, tôi muốn đi chơi với bà cơ !_ Hường như phát khóc.

    Tội nghiệp cô bạn của tôi, tôi vỗ về Hường một chút. Vào những dịp đông người như thế này Hường rất ngại ngùng, chĩ biết đứng im một chỗ chứ chả biết làm gì. Nếu lúc nãy mà tôi không nhanh nhẹn cứu Hường ra khỏi mấy tên kia thì chắc cô nàng sẽ đứng khóc ngay tại chỗ ấy chứ. Tôi hiểu cô bạn của mình quá mà.

    - Vậy thì bà ra chỗ bàn ăn ngồi cùng hai bà Lan và Loan đi. Tôi phải chạy đi làm việc đây, kẻo thầy hiệu phó kêu. Đừng lo, bàn điều khiển hệ thống ánh sáng cũng gần chỗ bàn ăn nên tí nữa tôi sẽ chuồn ra chơi với bà.

    Hường gật gật rồi làm theo lời tôi dặn. Tí nữa nếu ngồi chung với hai bà tám kia thì cô bạn tôi cũng chỉ làm chân thính giả chứ không chắc sẽ tham gia được bao nhiêu.
    Nhớ lại lời hứa của tôi vào ngày đầu tiên gặp Hường. Tôi cảm thấy tức giận với chính mình đã chẳng thực hiện được bao nhiêu lời hứa ấy.

    Khác với mấy trận đấu ngày hôm qua được chuẩn bị rất sơ sài, buổi dạ hội được cả hai trường dày công trang trí cực kì cẩn thận và chi tiết.

    Để tránh mưa, toàn bộ cái sân này được che bởi một mái lều lớn với trung tâm là cái đèn disco lung linh sẽ được bật vào bài nhảy cuối cùng. Cây cối xung quanh được quấn dây đèn điện nhỏ nhắn đủ màu lấp lánh trông thật vui mắt. Ánh sáng phát ra từ bốn bóng đèn chính đổi màu sắc ba phút một lần, kết hợp với lớp bột lân tinh và đèn huỳnh quang được rải và cắm quanh sân nhảy làm cho những cặp đôi đang lượn trên nền nhạc disco rộn rã cảm thấy sự huyền ảo của một điêm dạ hội trong truyện cổ tích.

    Và chắc chắn tất cả lũ đang nhảy kia sẽ không bao giờ biết được mười một đứa trong Tổ Ánh Sáng đã phải làm những gì để khiến cái đèn disco, đống bột lân tinh, cái đèn huỳnh quang và tất cả chỗ dây nhợ đèn điện còn lại phát sáng vào chính xác từng bài nhạc. Nhưng tôi thì biết. Bởi vì tôi hiện tại đang phải ngồi điều khiển tất cả lũ ấy hoạt động sao cho thật chính xác như cái bản chỉ dẫn viết tay sơ sài của tên Lâm.

    Vậy còn tất cả những thằng khác trong Tổ Ánh Sáng đâu ? À, tụi nó đều bỏ việc đi nhảy nhót hết rồi, vì tôi là đứa ngu ngốc duy nhất không nhận ra rằng toàn bộ cái Tổ Ham Hố này tràn đầy lũ lười không kém gì tôi và tên nào chậm chân thì tên đấy sẽ phải ở lại làm việc.

    AAAAAHHHHHHH !!!! Tôi tức điên lên mất thôi !!!!

    ( Bên Tổ Âm Thanh có lão Tiến cùng chung só phận với tôi đang làm việc đằng sau mấy cái loa khủng bố đặt ở mé trái sân )

    Tôi đứng đằng sau cánh gà, lo ngay ngáy cho Hường. Không biết cô bạn của tôi sao rồi, liệu có đang bị mấy tên háo sắc lúc trước bao vây không hay vẫn đang ngồi giả bộ tám với đám fan-girls. Nhưng đúng lúc đó dòng suy nghĩ của tôi bị đứt quãng bởi một tiếng reo hò lớn. Tiếng nhạc nhảy đã kết thúc và qua ánh sáng mờ mờ từ trước cánh gà vọng lại tôi thấy tất cả học sinh cả hai trường đã tập trung trước sân khấu.

    Chết ! Đến giờ thông báo người thắng cuộc Mr. Và Mrs. Thanh Lịch rồi ! Đèn sân khấu, đèn sân khấu !

    Tôi bật vài cái nút và bỗng dưng thấy láo cả mắt. Nhầm rồi đấy là nút bật đèn cánh gà ! Tôi vội nhấn lại và thở phào khi sân khấu cuối cùng cũng đã sáng lên, tất cả đều hướng về MC của buổi trao giải là cô Tâm dạy Địa. Tối nay thậm chí cũng có hai ba thầy cô mặc áo dài tham gia.

    - E hèm, e hèm, mọi người chú ý ! Sau buổi thi Học sinh Thanh lịch sáng nay, chúng ta đã được theo dõi ba vòng thi cam go của mười cặp học sinh đến từ cả hai trường X và Y. Từ vòng Cá Tính đến vòng Tài Năng và kết thúc với vòng Vấn Đáp, mười cặp thí sinh đều đã có gắng hết mình và mỗi cặp đều rất xứng đáng với danh hiệu Mít-tơ và Mít-si-tơ Thanh Lịch (Vâng, cô Tâm trường tôi là người phát âm tiếng Đại Âu kém nhất, tôi thậm chí có thể nghe tiếng lũ học sinh khúc khích ngay cả từ sau cánh gà). Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể chọn ra một cặp để trở thành bộ đội thanh lịch mà thôi (Cô đã hoàn toàn đánh lơ đối với tiếng cười khúc khích của mấy đứa học sinh, nhưng ít nhất cô đã chọn lại từ ngữ để khỏi bị bẽ mặt).

    Tiếng nhạc nền tèn tén ten vang lên để tăng sự hồi hộp. Chỉ điều đây lại nhạc đám cưới, thằng Minh chắc chắn sẽ bị thầy hiệu phó kêu la_ tôi vô tình cảm thông với tên cùng số phận.

    - VÀ đây là hai người thắng cuộc !

    Nhạc đám cưới phát to hơn bao giờ hết.

    - Hoàng Văn Khải và Trần Lệ Hường!

    HẢẢẢẢẢ !!!! Mặt tôi cứng đơ, miệng méo xệch, trời đất tối sầm (không phải vì bây giờ đang là buổi tối).

    H..H..Hu..Hường ư ? Và tên Kh…Kha..Khải là tên Tóc Dựng kia ? Nhưng hai người đó đâu có tham gia cái cuộc thi Học sinh Thô Lỗ nhảm nhí này ?

    Không, không thực sự. Sáng nay tôi đâu có gọi cho Hường, đâu có biết Hường làm gì mà nói. Còn việc bà ấy với Khải…chẳng lẽ tôi đã quá muộn ?

    Tôi vội vả bỏ lại cái bàn điều khiển, len qua cánh gà, nhìn ra sân khấu. Giữa sân khấu là một cặp trai gái đang tay trong tay ôm hai bó hoa thật lớn tươi cười. Bên dưới là một tràng vỗ tay với nhiều cái máy chụp hình giơ lên, chụp lại bộ đôi hớn hở tươi vui. Ánh sáng chói lòa của ba chiếc máy chiếu làm tôi muốn cay mắt đến phát khóc nhưng tôi không chớp mắt lấy một lần. Bởi vì ở kia, là người bạn mà tôi yêu quí như người em gái đang cầm tay âu yếm một con sói tóc đỏ.

    ***


    Tôi lái xe thong thả trên một con đường dẫn thẳng đến nhà tôi.

    Giờ mới tám rưỡi tối. Dạ hội kết thúc lúc chín giờ. Tôi về sớm.

    Hường đã nhìn thấy tôi lúc đó, khi tôi nhìn ra sân khấu. Hường đã gọi, nếu tôi nhớ đúng. Nhưng mọi chuyện xảy ra nhòe nhoẹt trong não tôi, cho dù mọi chuyện mới xảy ra vài phút trước. Tôi vẫn nhớ tôi và Hường đã nói gì đó. Nhưng đó là gì nhỉ ? Sao tôi không nhớ ?

    Có lẽ là bởi vì não tôi đã tự động xóa đi những kí ức mà nói không muốn nhớ. Những kí ức mà nó không chấp nhận là có thực.

    Tôi không muốn nói chuyện với Hường. Cô bạn tôi có quyền đi chơi với cứ ai cô ấy thích. Tôi chỉ đơn giản là không có quyền quyết định chuyện Hường sẽ phải làm gì, phải giao du với ai. Nhưng…

    ***

    Căn nhà tôi có cái tính cách rất kì quặc. Buổi sáng nó ngủ, buổi tối nó thức. Ánh sáng từ hai con mắt phát lên rực rỡ giữa cái bóng khổng lồ từ cây bàng trồng trước nhà. Cửa mồm nó vẩn đóng im ỉm, nhưng từ đó phát ra tiếng cười đùa từ cái tivi đang phát sóng. Tôi nên đi vào từ cửa sau. Giờ này mà gặp bố thì chắc bố thế nào cũng bắt tôi tường thuyệt lại hết cả cái dạ hội hôm nay. Mà tôi thì không muốn nhắc lại chuyện đó một tí nào.

    Căn bếp bé tí trông thật ảm đạm so với phòng khách tràn đầy tiếng động và màu sắc. Tôi lẻn lên phòng.Trước màn hình tivi, bố đang cười sằng sặc. Tôi không thấy mẹ đâu cả, nhưng mà, có hôm nào mà mẹ về trước mười giờ đâu.

    Phòng tôi ở tầng hai, là căn phòng cuối cùng bên trái, bên cạnh phòng bố mẹ. Bên cánh phải là phòng thờ và phòng kho. Nếu có khách tới nhà, chắc chắn họ sẽ ở phòng tôi còn tôi thì phải nằm ngủ ở sofa. Vâng, tôi đang nói về người cô sẽ đến thăm nhà tôi vào tối hôm nay đấy. Nhưng hiện tại thì nhờ cái dạ hội chết tiệt đó mà tôi quên bẵng mất cô Thắm. Bạn có thể tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên thế nào khi thấy một người phụ nữ tuổi tứ tuần đang thay quần áo ngay khi tôi mở cửa phòng không ?

    - Xin lỗi !_ Phản ứng bản năng, tôi vội đóng cửa lại mà không cần suy nghĩ.

    … Chờ chút. Đấy là phòng tôi mà !? Sao lại có một bà cô nào lại đang thay quần áo trong phòng tôi được cơ chứ ?! Bà này là ai, sao bố không biết mà có thể vẫn xem phim hài?

    Tôi mở lại cửa. Người phụ nữ đấy bây giờ đã ăn vận đầy đủ, chằm chằm nhìn tôi…

    ***

    - Hahaha. Con bé vui tính quá chú Út nhỉ ?

    - Vâng ạ, vâng ạ _ bố cười xoề xòa_Nó là chúa thích đùa, chị đừng để tâm.

    - Không sao, không sao_ cô Thắm vẫy tay_ con bé nó còn là trẻ con, có chút nhầm lẫn tôi cũng chẳng để bụng làm gì.

    Bố lại cười khách sáo, huých tay tôi. Tôi (giả bộ) bẽn lẽn cúi đầu, (giả bộ) lí nhí :

    - Cháu xin lỗi cô ạ.

    Bố sau khi nghe tiếng cửa đánh rầm của tôi, tưởng có trộm, đã chạy ngay lên lầu và phát hiện hai cô cháu đang nhìn nhau chằm chằm mà không nói không rằng. Ba phút sau, cả ba cùng xuống nhà ngồi uống trà ăn bánh nói chuyện. Tôi phát hiện ‘’bà cô’’ kia chính là cô Thắm, cô chị họ mà bố nói sẽ ở nhà tôi trong hai ngày tới.

    - Chú Út này, chú có định cho con bé về quê nội không vậy ? Từ nhỏ tới giờ nó đã về lần nào đâu. Bà Cả đang nóng lòng nhìn cháu gái út mình lắm đấy, bà cũng không còn nhiều thời gian…

    - À à, về việc này. Em cũng đã tính rồi, em thấy mình cũng có lỗi. Bao nhiêu năm nay em và nhà em mải làm việc, cũng chỉ là lo cho con bé ăn học thôi, chị biết đấy.

    - Nhưng thực sự mẹ em cũng gần đất xa trời rồi _ mặt cô Thắm chợt tối sầm lại, cô nhẹ đặt li nước xuống _ bác sĩ tuần trước bảo có lẽ bà không qua nổi tháng này, chưa nói tới năm nay.

    Một giọt mồi hôi lăn trên trán bố.

    - Vâng, em cũng hiểu. Em sẽ nói chuyện với nhà em sau.

    - Hay là thế này, cô chú về quê luôn với tôi luôn đi. Tôi lên thành phố cũng có tí việc thôi, chú dạo này cũng rỗi phải không ?

    - Thế thì bất ngờ quá chị, em và Tuyết còn phải sắp xếp công việc nữa. Nhưng chúng em chắc cũng sẽ về quê hè này. Cho con bé còn thăm bà nó nữa.

    - Ừ, ừ, đúng rồi đấy.

    Tiếng chuông cửa kêu lên. Từ ngoài tôi có thể nhận ra tiếng xe của mẹ. Tôi nhanh nhẹn chạy ra mở cửa. Mẹ vẫn mặc áo blouse trắng, đang cầm trong tay hai túi trắng to đùng, trông thất thểu như vừa chạy vài dặm về chứ chẳng chơi.

    - Linh, cất mấy cái túi này vào tủ lạnh. Mẹ..A ! Chị Thắm ! Sao chị không gọi em ra bến xe đón chị ?Em tưởng chị mai mới tới.

    Mẹ vừa thấy cô Thắm liền đẩy qua cho tôi mấy cái túi bự để đầy rau quả lóc chóc. Mẹ mua mấy thứ này ở đâu thế cơ chứ ? Tối rồi chợ còn đâu mở cửa. Tôi đi vào bếp, để mẹ lại cùng bố nói chuyện với cô họ, bàn tán về việc đưa tôi về quê nội.

    Thực sự mà nói, hiện giờ tôi chả quan tâm tới mấy cái việc thăm thú miền quê gia đình và phải giả vờ lễ phép với họ hàng cho lắm. Tôi đi về nhà để tìm chút yên tĩnh mà suy nghĩ trong phòng riêng thì lại đâm vào cô họ hàng xa tít mù tắp này. Ai mà quan tâm tới cái gia đình bạn không biết tí gì, thậm chí không rõ họ có tồn tại thật hay không chưa nói tới việc phải bỏ thời gian hè quí giá đi báo danh với họ rằng ạ, cháu là cháu bà đây ạ, con cháu mà suốt gần mười sáu năm ròng không biết bà có sống trên cõi đời này đấy ạ. Hừ !! Khổ quá ! sao cái cửa tủ lạnh hôm nay khó đóng thế này ? Tôi dập mạnh một cái cho bõ tức và nghe tiếng thanh đựng đá phía trong rơi loảng xoảng.

    - Linh ! Con làm gì đấy ! Lại đánh vỡ cái gì rồi đó à?! Đừng để mẹ đi làm mệt mỏi cả ngày còn phải vào đó thu dọn cho con nữa đó!

    - Vâng, con nghe rồi ạ, không có việc gì đâu mẹ, con tự dọn được.

    Tôi thở dài.

    Sao tự dưng tôi lại đi nói xấu họ nội thế nhỉ? Tự dưng lại ở đây vừa đứng vừa phát tức không rõ lí do. Tôi mở cửa tủ lạnh, xếp lại cái thanh đựng đá. Nhưng viên đá lạnh toát chà xát vào bàn tay ấm nóng của tôi, làm nguôi đi cái cơn giận vô nghĩa vừa mới nhen nhúm. Tôi lại khẽ thở dài.

    Quả thực tôi cần tìm nơi yên tĩnh mà có thể suy nghĩ cho ra rõ ràng.



    Mười một giờ đêm, cuối cùng thì ta cũng chỉ có mỗi ta. Tôi nằm trên sa lông, nhìn lên trần nhà hắt ánh sáng đường màu vàng nhạt. Chỉ khi bố đã hết đi vệ sinh giữa chừng, mẹ khỏi nấu cháo điện thoại với mấy bạn đồng nghiệp và cô Thắm chấm dứt mấy câu truyện miền quê đã làm cho cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và cô dài tới ba tiếng đồng hồ, chỉ sau khi mẹ nhẹ nhàng nhắc rằng mẹ phải đi làm sớm ngày mai và lịch sự ngắt lời cô đi ngủ và kết thúc câu truyện lê thê về người chú Tần nào đó không ai biết thì cả ba mới đồng ý đã đến giờ đi ngủ. Tôi đã yên vị trên cái ghế sa lông cứng không kém gì nền gạch phía dưới và bắt đầu suy nghĩ chính xác về nhưng gì đã xảy ra vào vũ hội đêm nay. Nằm thẳng cẳng, tôi chắc trông như một cái xác nếu tôi không mở mắt.

    Tôi nghĩ, và nghĩ và nghĩ rất lâu.

    Cuối cùng lại phát hiện ra mọi chuyện thực ra giản đơn đến mức kinh ngạc. Tôi lấy ra cái điện thoại: 3 cuộc gọi nhỡ, đều là của Hường. 5 tin nhắn, cũng đều là của Hường. Tất cả đều có nội dung tương tự như nhau, đều mong được giải thích và nói chuyện với tôi. Tôi tự cười. Nhắn lại Hường: “ Mai. Ra chơi. Căn tin. Chỗ cũ. Tôi có bất ngờ cho bà”, rồi đóng nắp điên thoại, lại tự cười một mình.


    Mệt quá, ngủ thôi, uống thuốc rồi thì tôi chẳng sợ. Ngáp dài, tôi vắt chân lên thành ghế và chỉ trong năm phút đã chìm sâu vào giấc ngủ.




    Tôi vẫn cứ lầm
    Lầm nặng.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi vương ngoc yen, ngày 07-04-2013 lúc 08:07.

  3. #8
    Dreamy_Hunter Guest

    Mặc định

    Chương 8




    Có một câu hỏi mà lũ học sinh rất ít khi hỏi mỗi sáng thức dậy đi tới trường. Điều gì khiến chúng phải đi học? Để học, tất nhiên, bậc cha mẹ nào chẳng nói thế. Nhưng điều gì mới thật sự khiến tất cả chúng ta không ngủ gật trong tất cả buổi học, không cúp những tiết kiểm tra và không không học bài trước khi đến trường? Câu trả lời thực ra là rất dễ nhưng không nhiều người nhận ra được. Và có những đứa chỉ mong mình lớn thật mau, học thật lẹ, thời gian trôi qua thật nhanh để có thể “tự do”. Ví dụ như tôi chẳng hạn. Có những khoảng thời gian bạn cho rằng thật buồn chán. Yên bình, nhưng buồn chán. Trường học là biểu tượng cho cái này.

    Ra chơi. Căn tin. Chè và mì tôm bỏ li nhựa, như thường lệ.

    - E hèm, e hèm_ tôi ho húng hắng, mặt trang trọng như đang đọc Bản Tuyên Ngôn_ hôm nay chúng ta có mặt ở đây để cùng nhau phân tích tình hình chiến lược trong trận chiến sắp tới.

    - Linh này, ở đây có ai đâu ngoài hai đứa mình. Mà bà nói nhỏ nhỏ thôi, mấy đứa bàn bên nghe thấy hết bây giờ_ Hường hơi đỏ mặt, vung tay loạn xạ.

    - Vâng, vâng. Bộ chủ huy đã nghe rõ ý kiến của đồng chí, xin đồng chí hãy nghỉ ngơi một chút trước khi chúng ta đi vào màn thẩm vấn và tra xét.

    - Ôi giời ơi_ Hường gần như đập mặt vào bát chè, để che đi cái mặt đỏ ửng của mình (hay ít nhất là tôi đoán thế)

    - Vấn đề: như các vị đã biết, hôm qua tin nóng hổi đã đến trung khu chúng ta. Vâng! Hường đã có bạn trai!!! Tén tèn ten ten.. Anh ta là ai? Anh ta như thế nào? Anh ta thích gì ghét gì ? Hường đến với anh ta như thế nào ? Hai người có điểm chung là gì ? Tương lai thì sao ? vân vân và vân vân. Đầu tiên xin mời nhân vật của ngày hôm nay : đồng chí Trần Lệ Hường !

    - Cá..cám ơn đồng chí Nguyễn Linh_ Hường nhận cái mi-crô tưởng tượng từ tôi_ Vâng, hôm nay tôi chình diện ở đây để thông báo về đồng chí Hoàng Văn Khải. Tôi xin mọi người đừng gọi đồng chí ấy là bạn trai của tôi, bở..bởi v…vì chúng tôi thực ra chỉ là bạn thôi !

    Tôi ngớ người. Bạn ? Vâng, có ai trên đời này lại đi thi Bộ Đôi Học Sinh thanh lịch với một thằng bạn bao giờ ?

    - Xin đồng chí Hường nói rõ ràng. Theo sự quan sát của tôi đây thì đồng chí gần như không có quan hệ gì với đồng chí Khải. Xin đồng chí hãy nói rõ.

    Hường lấy tay vò đầu, mặt đã bắt đầu đỏ au như trái gấc chín. Chén chè chỉ còn một nửa. Tôi nhìn chằm chằm vào Hường, gần như đã bỏ hết toàn bộ màn kịch vừa rồi. Tôi giờ chỉ muốn sự thật. Bạn có thể tin được rằng người bạn từ nhỏ thân thiết nhất của bạn lại có thể đi cặp kè với một tên con trai như tên Khải kia và không hề, không một tí nào ấy chứ, nói cho bạn biết. Vâng, tôi đang tức điên lên đây. Tại sao Hường lại không nói một câu nào cơ chứ ? Tại sao cậu ấy lại có thể giấu giếm một điều trọng đại như vậy cơ chứ ? Tôi là bạn thân nhất của Hường, chúng tôi đã là bạn thân từ hồi tiều học ! Chẳng lẽ tôi không đáng tin để cho cô nàng cho chút thông tin về người bạn trai ‘quí giá’ này sao ?
    - Tôi biết bà sẽ như thế này mà.

    Hường lẩm bẩm, vẫn tránh ánh mắt của tôi. Một số ánh mắt hiếu kì trong căn tin nhìn chằm vào hai đứa, có hai đứa con gái còn thì thầm gì đó với nhau. Có lẽ căn tin không phải là một nơi hoàn hảo để nói mấy chuyện như thế này, tôi và Hường nên chuyển chỗ nào đó ít người hơn.

    Nhưng Hường gần như không nhận ra chuyện đó, cô nàng nhỏ giọng lại khiến tôi phải rướn người tới trước mà nghe cho rõ. Kệ mấy tên nhiều chuyện kia, dù sao chuyện Hường với Tóc Dựng kia đang hẹn hò có phải là chuyện bí mật gì nữa đâu.

    Câu chuyện của Hường dài và khá lằng nhằng, có lẽ là vì Hường nói nhỏ quá nên tôi chẳng nghe thấy gì, cứ phải bảo Hường nhắc lại. Điều này chỉ càng làm Hường thêm ngắc ngứ hơn. Hường vốn không phải là người cởi mở về tâm tư tình cảm của mình, cô bạn tôi thích để tất cả trong lòng, điều tốt hay xấu cũng vậy. Để dồn ứ đến mức tất cả hòa trộn với nhau thành tương cà.

    Nhưng chuyện có dài hay ngắn thì tôi cũng đã nghe hết. Hường gặp Khải trong lớp học thêm hai tháng trước khi tôi được có cái ‘hân hạnh’ gặp anh ta. Họ học chung lớp Lí và ngồi cạnh nhau. Hường, dù sao cũng chỉ là một đứa con gái, và không tránh được việc bị đau tim bởi cái vẻ đẹp trai mà tôi hoàn toàn không thể nhìn thấy ở thằng này. Lúc đầu nó chỉ là chút dao động khi bạn nhìn thấy một thằng đẹp trai hay một đứa đẹp gái. Nhưng rồi có một số chuyện xảy ra.

    Hường ngồi cạnh hắn, hai đứa ở hai đầu bàn gỗ vừa dài vừa cứng, ở một lớp học thêm nhỏ, ngắn hạn. Không ai đến đấy để tìm bạn, tất cả chỉ học rồi về. Chỉ có vài đứa lắm chuyện mới bắt đầu đi kết bạn vào cái giờ đa số đang mong về nhà ngủ cho sướng. Thằng đó là đứa mở lời đầu tiên.
    - Nhưng mà um,… tớ hơi ngại nên không trả lời gì cả. Cứ để cậu ấy hỏi nhưng không trả lời.

    Có lẽ cái việc quá kín cổng cao tường của Hường đã khiến thằng kia để ý. Và anh ta đã tán tỉnh cô nàng suốt hai tháng tiếp theo. Vỏ quít dày có móng tay nhọn. Cây cưa mãi rồi cũng phải đổ. Vào ngày cuối cùng của khóa học thêm, Hường cuối cùng cũng nhận lời mời đi uống trà sữa với Tóc Dựng.

    - Vậy sao bà không kể với tôi ? Và suốt hai tháng lận ư ?_ Tôi thấy choáng váng. Tên Tóc Dựng đó và Hường đã bí mật tán tỉnh nhau suốt cả hai tháng trời và tôi hoàn toàn không biết gì sao ? Ôi. Cái kế hoạch tách hai người này ra và gán ghép Hường với Hoàng đã chết từ trong trứng nước rồi. Tôi vùi mặt vào tay.

    - Thì tôi cũng định nói cho bà biết ngay sau đó. Chỉ có điều, đúng cái hôm mà tôi định nói thì..thì bà bị um,…

    - Ý bà là cái ngày bà tôi được tên bạn trai ‘đáng yêu’ của bà thăm hỏi trong ngoặc kép ?

    - Đó ! Đó chỉ là một sự cố thôi. Khải đâu cố ý._ Hường mỉm cười một cách yếu ớt khi nhìn thấy bộ mặt lạnh tanh của tôi.

    - Ừ, đúng rồi, dẫn đầu một đám hooligan đi đánh bạn thân của bạn gái mình đúng là không cố ý nhỉ ?

    Hường gãi đầu, bây giờ nụ cười đã thành cười trừ :

    - Thực ra, Khải không biết về cậu.

    - Cái gì ?_ Tôi nói như hét, làm vô số cái đầu quay lại. Hai đứa con gái lúc nãy giờ lại quay đầu lại chỉ trỏ lần nữa. Tôi hạ thấp giọng lại_ cái gì ? Bà..bà không nói với tên đó tôi là bạn bà ư ?

    Tôi như bị ai đó làm cho cứng đơ trong vòng năm phút. Hường thậm chí không nói với tên đó tôi là bạn cậu ấy, chẳng lẽ tôi thực sự không đáng tin thế sao ?

    - Không không không. Thực ra, Khải mới thực sự là người nói chuyện, mình thì không nói nhiều. Trong hai tháng đó thực ra mình nói có đúng năm câu thôi.

    Hường cười khổ, húp nốt cốc chè trước cái mặt đang từ từ thộn ra của tôi. Tôi không biết nên cảm thấy thế nào, chỉ biết á khẩu nghe Hường kể tiếp. Tôi có đáng lẽ nên tức giận tiếp không nhỉ ? Hay là nên sửng sốt trước cái điều Hường vừa nói ?

    Trước sự im lặng của tôi Hường có vẻ lấy lại khí thế ( hay là nhờ cốc chè ? ) :

    - Thực ra Khải cũng là người tốt đấy Linh à. Cậu ấy cũng dễ thương lắm.

    Bây giờ thì tôi đã hoàn toàn bình phục. ‘Dễ thương’ ư ? Hường giúp tôi nhớ lại chính xác điều khiến tôi phải nói chuyện với bà ấy về tay này. Tôi không biết hắn đã nói những gì để tán Hường nhưng tôi biết rằng những lời đấy chắc chắn sẽ không thể thay đổi được bản chất tên Tóc dựng đấy.

    - Hường _Tôi nhấn mạnh _ Tôi không biết thằng đấy nó có thực sự thích bà hay không nhưng Hường này, hắn ta chắc chắn không phải là người tốt đâu. Cho dù hắn có biết tôi là bạn bà hay không thì bà có thể rõ ràng thấy hắn ta đã làm gì đấy. Chỉ vì một trò lừa cỏn con mà tên Tóc Dựng đã thậm chí kéo băng ra chạy theo đánh tôi ! Nhìn thấy hắn lúc đó có ai có thể nghĩ rằng hắn ‘dễ thương’ cơ chứ ?

    Tôi húp nốt cốc mì của mình. Hai đứa cùng đi khỏi căn tin với vài đôi mắt dõi theo. Có lẽ cả ngay hôm nay Hường đã bị như thế rồi. Từ lúc sáng vào trong lớp học, Hường bị cả nhóm Loan và Lan kéo ra một bên rồi tộng vào họng cả đống câu hỏi về tên Tóc Dựng kia. May là tôi đã đi đến trường kịp lúc mà kéo cô bạn tội nghiệp đang líu ríu ra khỏi lũ bà tám đang hăm hở săn tin như kền kền chờ thịt sống kia. Chưa nói được câu nào thì thầy giám thị đi qua, bắt tôi đi theo thầy về phòng bảo vệ. Tôi đến là lạnh xương sống, nhưng hóa ra thầy trả lại tôi cái iPod mà hôm thứ hai vừa tịch thu. Chỉ có điều từ đó cái máy nghe nhạc có một vết xước đậm sau lưng mà thầy không hề giải thích vì sao.

    Ba tiết học thì có một tiết kiểm tra hết giờ, hai tiết kia là thể dục. Thầy Tôn bắt tôi đi đánh cầu lông cặp với Ma Anh. Tên này lóng ngóng mãi khiến tôi thậm chí phải bỏ ra thời gian nghỉ giữa tiết để chỉnh lại tư thế cầm vợt cho Ma Anh, hết cả thời gian mà nói chuyện với Hường. Phải chờ tới giờ ra chơi mới có chút phút thở ra hơi, cả hai đứa lại đi xuống căn tin như thường lệ.

    Tôi và Hường đi lên lớp, nhưng đến tầng hai thì tôi đổi ý và cả hai đi tới một góc khuất gần khu vệ sinh cũ. Nơi đây không có một ai vãng lai cả nhờ cái mùi hôi thối mà các bà lao công đã hoàn toàn bỏ cuộc trong việc dọn dẹp. Có thể nó hơi hôi thối một tí nhưng ít nhất hai đứa sẽ không bị dòm ngó nữa.

    - Hường, tôi xin bà đấy ! Đừng. Đừng. Đừng qua lại với tên Tóc Dựng. Hắn THỰC SỰ là một kẻ xấu !

    Hường không nói gì, chỉ im lặng nhìn tôi. Cái nhìn ươn ướt như thể tôi đã nói lên một điều cực kì xúc phạm.

    - CẬU KHÔNG BIẾT GÌ CẢ. CẬU CHỈ GHEN TỊ RẰNG TÔI MỚI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC AI ĐÓ YÊU QUÍ TRƯỚC CẬU MÀ THÔI !

    Hường quay ngoắt đi sau khi quát thẳng một trận vào mặt tôi. Tôi đứng đấy, sửng sốt. Tấm lưng của Hường đã chạy ra xa. Bà ấy chắc đang khóc. Tôi biết thế.

    ***

    Tôi ngồi trong công viên, cúp lớp Hóa thêm, tất nhiên. Tai nghe bập bùng, tôi lim dim mơ màng giữa nắng chiều sắp tắt. Cả công viên như đang bước vào thu, cây lá chìm trong màu nâu đỏ rực của mặt trời, trời cao thật cao. Đã cuối năm, đã đến hè. Bài kiểm tra sáng nay chỉ là làm lấy lệ, chứ điểm thì đã xong hết rồi. Tôi cũng cảm thấy mệt mỏi nên tự động đi tìm đến nơi nào đó nhiều bóng râm để tránh đi cái ngột ngạt nóng bỏng những ngày đầu hè của thủ đô. May thay bây giờ không có ai ở đây cả. Đang giờ tan tầm. Mọi người hẳn nếu không nhanh nhanh về nhà thì cũng đng chuẩn bị bữa tối. Tiếng còi inh ỏi từ xa, những con đường chật ních người và bụi. Tôi ngồi đây, ngủ gật.

    Tôi nghe chút nhạc không lời, nhạc Trịnh không lời cho chính xác. Cái máy nghe nhạc nhiều ngày không gặp lại đã được sử dụng ngay lập tức. Chỉ có điều..nó sắp hết pin, nghe hết bài này là sẽ tự động tắt. Cái iPod này dùng pin năng lượng mặt trời nên tôi cũng không thể nạp lại pin vào buổi tối được. Nốt nhạc cuối cùng chấm dứt, tôi mở mắt và nhìn quanh. Thành phố lớn quá. Nhưng có ai chăng sẽ ở đây nghe tôi nói gì ?

    ***

    Tối nay mẹ về muộn hơn bình thường. Chỉ có hai bố con. Cô Thắm thì hôm nay phải đi thăm họ hàng bên nhà chồng cô ấy nên cũng không có mặt. Cứ những ngày nào mà mẹ về muộn thế này cả hai đều phá luật, mang cơm ra sa-lông vừa xem tin tức buổi tối vừa ăn nhồm nhoàm. Tối nay bố dở chứng lười, chỉ chuẩn bị có cơm với cá hộp và rau muống luộc. Tôi cũng chẳng dám động đậy gì về việc này, bố có vẻ mệt hay sao ấy ? Không ốm nhưng mệt hơn bình thường.

    Đây có thể nói là một điều lạ, bởi vì bố tôi hàng ngày cũng không làm gì nhiều cả. Bố vốn làm nghề một cái nghề khá là kì lạ có cái tên rất kêu là ‘nghệ sĩ tự do’. Tức là bố tôi gần như làm mọi công việc liên quan tới nghệ thuật mà chúng ta biết tới : vẽ tranh, viết truyện, phiên dịch, đánh ghita làm nhạc nền cho mấy nhạc sĩ khác họ dựng nhạc, trồng cây cảnh đi dự thi, làm người mẫu cho vài chú họa sĩ nghiệp dư, làm chuyên gia về chim cảnh, nặn tượng để trong công viên, thiết kế nội thất, là người thưởng thức rượu cho một số nhà hàng hào nhoáng nhất cả thủ đô,… Bố từng có thời mở tiệm phở, mở phòng trưng bày tranh của chính mình, thành lập công ti thiết kế thời trang và đã mở tiệm mộc tại gia. Nhưng rồi bố lại thường buông xuôi tất cả khi tìm được ‘cảm hứng mới’.

    Bởi vì tính chất công việc đa dạng như vậy nên bố thường ở nhà. Tuy nhiên không vì thế mà bố tôi yêu ớt, bạc nhược mà trái lại còn hết sức sung sức, hàng ngày vẫn đi bộ gần năm, sáu kilomet mà đi chợ cho hai mẹ con. Nghe nói ngày xưa mẹ tôi cũng vì cái tính nghệ sĩ đó của bố mà đổ. Nhưng tôi thì tự rút được một kinh nghiệm : tránh xa các anh chàng nghệ sĩ một đây mai đó, họ có thể biến phòng khách của bạn thành một xưởng đồ mộc tự chế sau một đêm mà bạn không hề hay biết.

    Tôi ngồi thẳng cẳng, măm măm món cá hộp chấm nước mắm nhạt ưa thích. Những suy nghĩ tồi tệ về tên Tóc Dựng với Hường đã qua đi, giờ tôi chỉ muốn nghỉ ngơi rồi tí nữa lên phòng đọc truyện.

    Cái tivi oang oang : ‘ Hoàng đế Hoàng Kim Tịnh Vũ và thủ tướng Lê Văn Thanh đã ra quyết định cuối cùng về việc tăng thuế vào tháng mười này. Tuy nhiên, chủ tịch tỉnh Pakistan và chủ tịch tỉnh Siberia đang phản đối quyết định do năm nay ở hai vùng này đều đã gánh chịu nhiều vụ thiên tai liên tiếp do việc hiệu ứng nhà kính. Quốc Hội và Hoàng đế đang họp bàn vấn đề này ngay bây giờ trong Tử Cấm Thành. Chúng ta bây giờ sẽ chuyển qua chỗ cô Lam Anh để truyền hình trực tiếp. Lam Anh, tình hình của cuộc họp thế nào rồi ? ’

    Một người phụ nữ tóc búi cao xuất hiện trên màn hình, đằng sau là hình của Gác Trắng_tức Tử Cấm Thành_ hiện rõ mồn một trên nền trời đen nhờ hàng trăm chiếc đèn neon phát sáng được đặt dọc theo bức tường thành hùng vĩ.

    ‘Cám ơn anh Trịnh. Vâng tôi đang đứng đây trước cửa Tử Cấm Thành. Cuộc họp đã diễn ra được ba tiếng đòng hồ liên tiếp và vẫn chưa có thông báo chính thức nào trên trang web của chính phủ hay trang web của Hoàng Kim Đế’

    Tôi không thực sự quan tâm lắm về mấy vấn đề thuế thiếc này nhưng bố, trái lại, rất háo hức. Ông không chịu ngồi yên trên ghế mà cứ xoay đi xoay lại. Bộ pijama nhàu nhĩ sọc xanh chắc chắn là hai ngày rồi chưa thay. Tôi luôn nghĩ một người có dáng cao hoàn hảo như bố thì mặc đồ sọc xanh sẽ trông rất gầy, nhưng bố có bao giờ nghe ý kiến về thời trang từ con gái đâu.

    Mà sao bản tin tức buổi tối hôm nay dài thế nhỉ ? Chỉ có mỗi cái tường thuật về cuộc họp này đã chiếm mất gần ba mươi phút rồi.

    - Bố, tại sao Hoàng Kim Đế lần này lại phải đi họp với mấy ông kia về thuế hả bố ? Con tưởng việc đó do Cục Thuế Quốc Gia đảm nhiệm chứ ?

    - Có nhiều lí do nhưng bố nghĩ lần này có hai nguyên nhân chính. Một là do việc tăng thuế lần này rất hệ trọng với một số khu vực trong Đại Á quá nghèo để trả thuế theo mức chung…

    - Vậy sao ở mỗi quận không làm thuế riêng đi ?

    - Đừng ngắt lời bố như thế chứ. Không làm được thuế riêng do Hiến Pháp qui định thế…

    - Mà Hiến Pháp đó viết từ bao lâu rồi ? Hơn cả nghìn năm rồi, nó đực viết từ thời Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất ! Họ đáng lẽ phải sửa cái Hiến pháp đó từ lâu rồi chứ ? Hồi Cách Mạng thế kỉ mười tám chẳng hạn.

    - Thì lúc đấy thực ra họ cũng đã định chuẩn bị sửa đổi nó rồi đấy. Nhưng do lúc đó Quốc Hội chưa đủ mạnh, vẫn dựa vào Đại tộc Hoàng Kim, tức là Hoàng Kim Đế, mà hoàng đế chúng ta lúc đó lại không cho, nên cuối cũng không thay đổi gì cả.

    Bố húp bát canh một cái rẹt, rồi quay phía tôi nói giảng giải tiếp :

    - Tất cả cái còn lại thì còn học hết trong lớp Lịch sử rồi đó, hỏi bố làm gì ?

    Đáng lẽ bố nên biết rằng tôi trong lớp Sử chỉ có biết chép bài, nói chuyện, chơi carô với lũ bạn hay nhiều quá là cúp. Mà làm sao trách tôi được, thầy Rasputin dạy lịch sử chán như con gián, thầy ấy còn được lũ học sinh ‘trìu mến’ đặt biệt danh Tiến sĩ Gây mê mà lị.

    Bố không hiểu vì sao bỗng dưng rất hào hứng với lịch sử và đã cho tôi một bản phân tích cực kì chi tiết các lí do vì sao cái cuộc họp kia nó rất là quan trọng. Nào là vì nhà vua đang muốn được tiếp xúc nhiều với dân chúng hơn bằng cách can thiệp nhiều hơn công việc của Quốc Hôi, tất nhiên việc này hoàn toàn khiến ông thủ tướng tức giận, bởi vì suốt năm mươi năm nay, từ cuối thời Hoàng Kim Chí Bào, không có ông vua nào màng tới việc triều chính nữa. Bây giờ bỗng đùng một cái chĩa mũi vào việc quyết định thuế vốn là việc của Cục Thuế Quốc gia. Việc này gây ra một cuộc cãi vã rất quyết liệt về quyền lực của Hoàng Kim Đế và Quốc hội, cuối cùng thì có vẻ như rằng kết quả của cuộc họp hôm nay sẽ dẫn đến việc sửa đổi Hiến Pháp và viết lại cán cân quyền lực giữa hai thế lực trị vì Đại Á là Quốc hội và Hoàng Kim Đế thuộc Hoàng Kim tộc.

    Đến lúc bố tôi kết thúc bản phân tích có lẽ dài đến hàng trăm tờ giấy A4 thì não tôi đã bắt đầu bốc hơi. Nhưng với tư cách là con gái cưng, tôi quyết định sẽ tốt hơn nếu tôi im lặng nghe và lâu lâu gật đầu vài cái, cho dù có hiểu hay không.

    - Vậy thì có thể nói là con và bố đang chứng kiến một bước ngoặt lịch sử ?

    Bố nghiêng đầu suy nghĩ một tí rồi quay lại :

    - Đúng vậy đấy. Con có ăn con cá đấy không hay là cho bố ?

    - Bố cứ ăn đi ạ _ tôi đưa bố chỗ còn lại của hộp cá sốt cà.

    Cuộc họp có vẻ sẽ diễn ra suốt tối, nên cuối cùng bản tin thời sự cũng quay lại việc đưa tin bình thường. Vẫn là những tin tức nhàm chán đối với một con bé mới mười sáu tuổi đầu như tôi : giá cổ phiếu giảm phiên thứ bảy liên tiếp, công ti Dầu mỏ Tập trung bị kiện bởi người dân Pakistan do đã lén bán dầu của họ cho Đại Âu và Đại Mỹ, băng ở Bắc cực đang tan nhưng chậm hơn nhờ việc ngườ dân ở Đâu Phi đang gần như sử dụng túi giấy tái sử dụng, vân vân và vân vân.

    Thiệt là một buổi tối chán ngắt. Ý tôi là, cả một ngày chán ngán ấy chứ. Từ cái việc cãi vã một trận với Hường tới việc bây giờ phải ngồi đây xem tin thời sự với bố về một cuộc họp bàn thuế sặc mùi chính trị mà tôi không muốn quan tâm tới !! AAARRRRGGHH ! Tôi ước chi có thể làm cái gì đó hay ho một chút. Một điều gì đó thú vị khác với guồng máy hoạt động hàng ngày, để tôi không chỉ học, về nhà, học, làm thêm, học, đi chơi, học, học năng khiếu…

    Chẳng lẽ tôi sẽ lãng phí những ngày tháng này một cách nhãm nhí và vô vị, không có chút dấu ấn gì đó mà sau này, khi nhìn lại, tôi có thể tự hào kể với mấy đứa cháu ?

    Tôi dộng lên phòng của mình _ bây giờ đã đầy đồ của cô Thắm _ về cái tủ yêu dấu và lấy ra một cái đĩa phim bất kì.
    Tôi ấn nó vào đầu đĩa trên máy vi tính của bố, tắt đèn và ngồi xem một mình. Phòng bố là phòng duy nhất để vi tính, nó để đầy tranh và đồ lưu niệm mà bố và mẹ đã lôi về mỗi khi đi chơi bỏ tôi ở nhà khi tôi còn bé. Ba cái tủ to đùng chất đầy sách, cái tủ nhỏ nhất để vài bộ com-lê hay quần xịp.

    Đó là một bộ phim cũ, sản xuất từ năm một chín bao nhiêu tôi không rõ. Vẫn còn trắng đen. Nhưng giữa cái trắng đen đó là một câu truyện mà tôi không bao giờ quên. Tôi quên mình trong câu truyện của những người khác. Để lại câu truyện còn dở dang của chính mình.

    ***
    Tôi cuối cùng cũng gọi cho Hường, nhưng không có ai bắt máy. Gọi liên tục mười lăm lần. Tôi không muốn nhắn tin, nếu tôi không thể nói chuyện mặt đối mặt với Hường bây giờ, tôi cũng muốn Hường nghe thấy giọng tôi. Bạn thân suốt bao nhiêu năm, Hường sẽ hiểu.

    Lần thứ hai mươi lăm, một giọng nói không cảm xúc vang lên :

    - Alô

    - …

    -…
    - Nếu không nói gì thì tôi sẽ dập máy vì chắc là cô đã nhầm số rồi.

    Tôi cứng họng. Tôi đã chuẩn bị tất cả để nói nhưng mọi chuyện lại như sáng nay. Tối qua tôi cũng đã nằm trên cái ghế sô-pha này mà nghĩ xem mình nên làm gì. Nghĩ nhiều là thế mà cuối cùng khi tôi đứng trước Hướng trong cái căn tin tôi lại nói ngược lại trăm phần trăm toàn bộ đống ban đầu. Tôi định nói rằng tôi hoàn toàn ổn với việc Hường hẹn hò với tên kia. Vì dù sao đi nữa thì Hường có thể hẹn hò với bất cứ đứa nào cậu ấy thích. Và nếu tên Tóc Dựng có thể làm Hường vui thì tại sao một đứa bạn như tôi lại không thể ? Nhưng đó chỉ là ‘định’ thôi, bởi vì rõ ràng tôi đã không làm những gì tôi ‘định’ làm.

    Đã mười một giờ đêm. Cô lao công quét chổi tre bên ngoài tôi có thể nghe rất rõ ràng. Hôm nay tối trời, mây đầy, chỉ có ánh sáng heo hắt của đèn đường tỏ một phần cái phòng khách.

    Tôi nằm. Cẩn thận xem mình nên nói điều gì. Hường không dập máy như cậu ấy nói, vẫn chờ đợi tôi mở lời. Nhưng cả hai đứa lại im lặng lâu hơn bạn tưởng, tôi đã mất cả đống tiền điện thoại chỉ để không nói gì cả với Hường qua điện thoại.
    Cuối cùng tôi cũng nói được một câu, sau ba mươi chín phút bốn mươi giây.

    - Mai đi ăn chè không ? Tao bao.

    - Ừ

    -…
    - Mà này, mình bắt đầu xưng mày tao rồi à ? Đổi từ lúc nào thế ?

    - Sau tám giờ tối nay. Tao nghĩ nên đổi. Nói ‘bà, tui’ lỗi mốt rồi, quay lại xưng mày tao cho nó cổ điển.

    Hường phì cười ở đầu dây bên kia.

    - Vậy nhớ gọi trước cái chè ô long sẵn cho tao nhé. Ít đá..

    - Nhiều đường không phủ dừa lên trên, tao thuộc bài mày rồi, khỏi nói nhiều.

    - Hehehehehehe

    - Hihihihihihihi

    - Hahahahahahaha

    - Hố hố hố hố hố hố

    - Hè hè hè hè heh

    - Cười khùng quá mày.

    - Ơ ! Ai bắt đầu trước đấy nhẩy ?

    - Mày chứ ai.

    - Làm gì có !

    - Lại còn cãi.


    Và chúng tôi đã làm lành. Đơn giản thế thôi. Chuyện về bọn con trai có thể chờ sau, tôi phải kể cho Hường nghe việc hôm nay tôi đã xem lại ‘Thương nhớ mười hai’ như thế nào đã.

    - À, về việc tao hẹn hò Khải…

    - Um..

    - Tao hiểu mày có ấn tượng xấu về cậu ấy. Nhưng tao nghĩ tao đã không sai. Tao sẽ chứng minh cho mày thấy.

    Cái điệu bộ cương quyết đó, cho dù tôi chỉ nghe qua đường dây điện thoại, cũng có thể tưởng tượng ra. Lần này, có lẽ tôi cũng nên nhượng bộ. Nhưng tôi sẽ vẫn bằng mọi cách, tìm ra cho Hường một thằng con trai xứng đáng hơn.

    - Vậy là xong.

    - Ừ.

    - Nhanh thế nhỉ ? Sáng nay hai đứa mình còn đang cãi nhau ỏm tỏi mà giờ lại bình thường rồi._ Tôi nói, mâm mê cái dây điện thoại, mắt nhìn qua cửa sổ, thấy bóng đèn đường cam vàng phủ bóng trên cành cây đa trước nhà.

    Từ đầu bên kia, Hường mỉm cười :

    - Thì nó vốn như thế. Có nhiều việc trên đời mình đâu có biết được nó sẽ đi về hướng nào.
    Hường đã đúng, nhưng chỉ có một vài chuyện mà chúng ta sẽ không bao giờ tiên đoán được, mà là có rất rất rất nhiều chuyện như thế. Tất cả dù sao cũng chỉ là sự khởi đầu. Hè tới rồi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi vương ngoc yen, ngày 07-04-2013 lúc 08:05.

  4. #9
    Dreamy_Hunter Guest

    Mặc định

    Chương 9



    Tôi ngồi trong quán chè, gõ tay vào bàn không theo nhịp điệu nào. Hường sao giờ này chưa tới nhỉ? Cái đồng hồ trong quán đã gõ đúng năm tiếng đánh dấu giờ. Tôi lại loay hoay với cốc chè thập cẩm bắt đầu tan đá, nó lạnh và đầy nuớc trong khi bên trong thì mất nhiệt dần dần. Tôi lại tặc luỡi.

    Ngoài kia một bánh xe thắng kít lại. Hường bước vào trong quán, thở ra đằng hơi. Có vẻ như đã phải đạp xe một chặng đường rất dài.

    - Xin lỗi mày. Xe bị thủng lốp mới đi vá. Còn điện thoại tao thì hết pin rồi, còn đang sạc lại.

    Hường ngồi sụp xuống ghế. Cô nàng vừa định cầm lấy cốc chè đang tan đá kia mà ăn luôn thì khựng lại.

    - Chè thập cẩm? Tao tưởng mày hứa chè ô long cơ mà

    - Ơ thì, chè ô long lúc tao tới hết rồi. Đành mua cho mày cái này vậy

    - Vậy mày phải hứa cho mua cho tao chè ô long lần sau đấy.

    - Ok !


    Ngồi nhìn nguời khác ăn khiến tôi phát thèm, nhỏ Hường còn ra vẻ là cốc chè thập cẩm đó ngon lắm nữa chứ! Nào là mút thìa nhấm nháp từng chút một rồi mỗi khi ăn một miếng thạch thì nhắm mắt lim dim như đang thưởng thức cao lương mĩ vị tuyệt hảo lắm ấy! Con nhỏ này biết bạn nó hết tiền rồi nên mới lấy trò này ra mà tra tấn bạn nó đấy mà!

    Tôi đấm vào tay Hường một cái làm cô bạn phì cười.

    - Thôi được rồi, tao mua cho mày một cốc. Nhìn mặt mày từ hồi tôi bắt đầu ăn cứ như chết đói năm bốn lăm ấy.

    - Còn mày như thể đang đóng quảng cáo cho hàng chè này ấy. Dáng điệu hệt mấy cô chân dài đeo mắt kính xịn đi ăn mì gói rồi nói với đám phóng viên: “Tôi là nguời bình dân”.

    Hường thì cứ tủm tỉm cuời, với tay gọi cô bán chè cho thêm một cốc chè hồng nữa.

    - Chè hồng?! May biết tao ghét chè đó lắm mà!

    - Thì mày biết tao ghét chè thập cẩm mà

    - Ơ. Tại lúc đó hết chè ô long rồi mà. Mày ngoài chè đó thì chè gì chả ghét. Tao lỡ mời thì cuối cùng vẫn phải mua cái gì đó thôi!

    Cốc chè đến thật đúng lúc. Thế là hai đứa thôi cái màn “ai hơn ai”, ngồi xì xụp ăn chè. Chiều hôm đấy tắt nắng sớm, từ xa, màu cam bắt đầu nhuốm dần bầu trời. Quán chè nhỏ không bật đèn lên như cái nhà hàng đối diện, nó hứng những tia sáng cuối cùng của ngày nắng cho tiết kiệm điện. Những cơn gió nóng hổi của hè thổi qua mái tóc tôi, làm tôi trong phút chốc mình tưởng mình đang ở bãi biển miền Trung khô nóng.

    Bỗng, tôi nhớ ra việc mình phải nói với Hường. Tốt nhất là bây giờ nên nói ra luôn, kẻo lại quên, mà chậm thì hỏng việc:

    - Mày này, cuối tuần này tao về quê nội đấy. Mày muốn đi cùng chơi không?

    - Quê nội? Tao tưởng bố mày là người bỏ nhà ra đi để trở thành Picasso đời thứ hai?

    Khác với tôi, Hường lại thiên về lí thuyết bố tôi từng bỏ nhà ra đi để theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình hơn.

    - Ừ, nhưng tuần rồi tự dưng lại có một cô tên Thắm lên chơi. Cô ấy bảo bố tôi về quê đi, nói chuyện dài dòng thì cuối cùng tôi cũng sẽ phải đi thôi. Đi sáng sớm thứ năm tuần này, đi chừng một đến hai tuần là về rồi.

    Hường cắn cái thìa sắt, suy nghĩ gì đó. Cô nàng này lúc nãy nói mình không thích ăn chè thập cẩm mà bây giờ đã xong sạch sẽ rồi, thậm chí còn rơi lên cái áo ca-rô đỏ nữa. Tôi đáng lẽ phải mời Hường đi từ hồi Chủ Nhật nhưng mà... có vài chuyện xảy ra làm tôi quên mất. Bố Hường không biết có cho Hường đi không nhỉ?

    - Vậy cũng được. Tao đến nhà mày ngủ tối mai rồi sáng tụi mình đi luôn nhé.

    Hả? Bố Hường đâu nhỉ, mấy lần trước đi chơi Hường toàn phải hỏi trước bố tới ba ngày vậy sao tự dưng hôm nay lại đơn giản vậy?

    - Ủa, mày không cần phải hỏi bố mày à?

    - Ừ, bố tao đi chơi cuối tuần với bạn gái rồi, ít nhất là hết hè này mới về. Tao có đi cả hè cũng không sao đâu.

    - Nhưng mà _ Lần đầu tiên tôi thấy Hường nói chuyện này một cách vô tư như vậy_ thật là không sao chứ?

    Tôi cũng không lạ gì những lần bố Hường đi chơi với bạn gái của ông ấy. Những chuyến đi như thế có thể kéo dài cả năm. Tuy nhiên, cái giọng điệu Hường dùng để nói. Cái giọng điệu đấy khiến tôi cảm giác sờ sợ. Giống như một nguời đi giữa đồng hoang, anh ta đang đứng thì cảm giác có một quả bom ở đâu đây, nhưng vì không nhìn thấy nó nên đành phải đi tiếp, cho đến khi đạp trúng bom thì toi mạng.

    Tôi cũng đã ăn xong cốc chè của mình, hai đứa đứng lên trả tiền rồi đi về. Suy nghĩ rằng sắp đuợc đi chơi cô bạn thân của tôi làm tôi phấn khởi hẳn lên. Những điều lo toan biến đi nhanh chóng như ánh nắng chiều hôm ấy, để lại chút héo hắt đọng trên chiếc thìa ăn chè chúng tôi để lại. Tôi và Hường gần như chẳng lái xe đạp gì cả, cả hai đứa bận rộn lên kế họach cho buổi đi chơi hè. Mặc gì ( “Tao nghĩ tụi mình nên đi dép, lỡ phải lội kênh, lội rạch, lội sông suối thì sao?” “Giời ạ, mày làm như về quê là cả hai đứa mình phải xuống đồng làm ruộng không bằng” “Chứ về quê bà định làm gì?” “Ơ thì...” ) Ăn gì (“Ghẹ, chắc chắn là ghẹ”) Đi đâu (“Nghe cô Thắm nói đầu làng có cái đình đẹp lắm!” ) Sẽ gặp ai (“ Mày ngoài cô Thắm ra còn biết được ai trong gia đình nội nữa không?” “...Bố tao?”..) và có đến hàng trăm thứ nữa.

    Tôi với Hường huyên thuyên không thôi. Sự hưng phấn tràn nhập không gian hai đứa, từ một chuyến thăm gia đình ở miền quê đơn giản đã trở thành một chuyến đi chơi đầy đủ sau khi tôi và Hường thảo luận xong. Bao nhiêu kế họach được viết ra, thử chăn trâu này, làm diều, câu cá, ngắm sao... Nói chung là đủ thứ. Đúng là tôi nên rủ Hường đi, nếu không thì chán chết đi được. Thăm họ hàng thì có gì hay đâu nhỉ?

    Hường chào tôi ở ngã tư, hường về phía gần khu Gác Trắng. Tôi lái hướng ngược lại, đi về đầu đằng kia của thành phố. Thật là tốt khi hôm nay tôi hòan toàn không phải nói chuyện với Hường về tên Tóc Dựng kia, có nói thì cả hai cũng chỉ biết cãi nhau thôi, mệt lắm. Nếu có hắn tức là không có tôi. Hiện giờ thì tôi bất lực trong việc thay đổi ý nghĩ của Hường về tên này. Nhưng cứ từ từ, dục tốc bất đạt, tôi một ngày rồi cũng sẽ thành công. Ít nhất là bây giờ, tôi sẽ giả bộ là Tóc Dựng không có trên đời này, kẻo mỗi lần nghĩ đến hắn là nghiến trẹo hàm răng mất.

    Cười cười cho đời nó đẹp, tôi tiếp tục đạp xe rồi hát vi vu trong nắng chiều.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi vương ngoc yen, ngày 07-04-2013 lúc 08:00.

  5. #10
    Dreamy_Hunter Guest

    Mặc định

    Chương 10



    Cái xe xóc mạnh, cả thân sau của nó gần như chổng cả lên. Cái ổ voi to tướng nằm như chơi ngươi trên con đường mới sửa. Tôi đập đầu vào thành ghế, tỉnh cả dậy, sự ngơ ngác, hoang mang thay chỗ cho cơn buồn ngủ. Mặt trời đang lên. Chiếc xe đã đi từ trung tâm thành phố ra những vùng ngoại thành, nơi những căn nhà chọc trời không còn. Những dãy nhà nhỏ, chỉ cao hai, ba tầng là nhiều nhất, một số thậm chí là những ngôi nhà kiểu cổ, chen lấn hai lề đường. Thủ đô của đất nước Đại Á rộng lớn tới mức nó trở thành một đất nước riêng với một chính phủ riêng biệt, tạo thành quận Việt Nam. Một đất nước của rất nhiều người nhập cư tứ xứ đổ về, tìm kiếm cơ hội đổi đời.

    Ánh sáng của mặt trời phản chiếu trên mái ngói đỏ kiểu cũ của nhà này bỗng chốc lại nhảy lên cửa kính mới xây của nhà kia, thể hiện bao nhiêu kiểu kiến trúc khác nhau của các dân tộc sống ở Đại Á khi họ đến an cư lập nghiệp ở thủ đô. Tôi chèm chẹp cái mồm, bên cạnh là Hường, lúc nãy cũng vừa bị dựng dậy bởi cái ổ voi. Hai đứa bị lôi cổ đi vào lúc bốn giờ sáng để tránh ách tắc giao thông. Lúc đầu hớn hở lắm, nói chuyện huyên thuyên không thôi. Được hai mươi phút thì lăn say ngủ li bì không biết trời đất là gì. Có lẽ vì cái đồng hồ sinh học của tôi nó thấy trời còn tối, bắt tôi phải ngủ tiếp. Hoặc bởi vì tối qua hai đứa ham chơi, ngồi xem phim rồi nghe nhạc mà quên mất phải ngủ sớm để còn đi về quê.

    Mẹ tôi ngồi đằng sau đang gọt táo, đưa cho hai Hường và tôi ba miếng, chép miệng:

    - Có bánh mì và nước lọc trong cái túi đấy, ăn sáng đi hai đứa.

    Cô Thắm_ngồi cạnh mẹ_ kì lạ thay vẫn còn ngủ ngon lành, dường như chưa từng biết cái ổ voi lúc nãy là gì. Hường đưa cho tôi cái bánh mì trứng cuộn còn nóng hổi rồi cùng nhau mà gặm.

    - Mày ngủ ngon không?

    - Cũng được, nhưng thấy ê mông quá à_ Hường xoa xoa cái eo.

    - Ừ, công nhận, xe này chắc âm một sao quá.

    Gia đình tôi không thể đặt vé máy bay đành buộc lòng tự thuê xe mà lái, cái xe nhỏ của bạn bố cho mượn, nghe nói cũng chú đó cũng là nhà buôn xe gì đó nên rất sẵn lòng. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là cái Toyota mà chú đó hứa. Nhưng đã là đồ mượn thì không nên kêu ca. Tôi chỉ lo không biết Hường có quen ngồi mấy cái xe kiểu này không, cậu ấy dù sao cũng có phần khá giả.

    Bố đang lái xe, nói vọng xuống hỏi:

    - Các quí cô thế nào rồi? Có cần nghỉ ngơi đi vệ sinh không?

    Mẹ, đã gọt xong táo và cất dao vào túi, nói thẳng:

    - Sao anh đi gì mà không nhìn đường vậy, súyt nữa thì em tự đâm vào tay mình rồi.

    - À ừ, tại anh bất cẩn, không tái phạm lần sau đâu em_ Bố cười hề hề ra vẻ ăn năn hối lỗi rồi im bặt, tìm cách để ru ngủ mẹ cho mẹ khỏi cằn nhằn nữa.

    Bố mới tập lái xe được có ba tháng nay, tôi và mẹ rất lo lắng, đáng lẽ lúc đầu phải thuê thêm cả lái xe cơ. Nhưng bố sợ tốn tiền nên thôi, cứ đinh ninh là tay lái mình ổn cả. Nếu ổn cả thì sao cái ổ voi to như thế mà bố vẫn “lẫy lừng xông vô” nhỉ?

    Hường ngáp cái dài, chỉ tay ra cửa sổ, nói với tôi:

    - Mày nhìn kia, hoa đào nở đấy!

    Tôi cũng quay vội sang. Bên đường kia là nhưng hàng đào hồng đang trong dịp nở rộ. Rừng đào Nhật Tân, tôi tự nhủ. Những thân cây rung rinh trong gió sớm, còn đọng lại chút sương đêm trên lá. Ánh sáng vàng chóe hắt lên từng cọng lá, nhìn nghiêng như thể đang đốt cháy cả cành đào gầy, khiến chúng phát sáng như có một vầng hòa quang bao lấy. Nắng lên mạnh mẽ, làm cả rừng đào chi chít hoa lá bừng sáng tựa có ai treo đèn dưới từng gốc cây rồi bật lên cùng một lúc. Cũng đã tám giờ sáng rồi. Rừng đào được nối tiếp bởi một mớ cửa hàng bán đào lậu làm tôi mất hết cả hứng

    Trảng rừng hoa đẹp làm tôi thấy thật thoải mái. Lâu rồi tôi mới ngồi ngắm hoa thế này. Thành phố Hà Nội to thật đấy, nhưng khi nhìn lại, tôi bỗng nhận ra khu Cầu Sắt nơi tôi ở gần như chỉ toàn là... sắt. Hoa hòe và cây cối gần như đã biến mất, thay vào đó là những căn nhà cao tầng, chung cư cho số người nhập cư khổng lồ về đây mỗi năm.



    Hường lấy bộ bài BB để lên giữa ghế hai đứa. Biết là sẽ phải đi khá xa nên nói chung chúng tôi đã chuẩn bị trước cái này để giải khuây. Mẹ cũng chỉ hơi nhướn chân mày nhưng không nói gì.

    - BÊ BÊ nhé! _ Tôi đập quân chín đỏ xuống, chống tay cười khoái chí.

    - Ơ ơ, mày chơi ăn gian, lúc nãy tao đã đi đâu!_ Hường la oai oái, chĩa con chín đỏ lại mặt tôi.

    - Vậy con bốn tím này là của ai nhỉ?_ Tôi bác lại, cũng chĩa con bài về mặt Hường.

    - Mày chơi ăn gian!

    - Làm gì có! Mày ham ăn quân lấy điểm nên quên con chốt chủ của mình mà còn kêu làm gì.

    Hường bĩu mặt, không chịu khuất phục khi tôi xáo lại bộ bài lần nữa. Nếu nói đến chơi bài này thì tôi là nhất, cả lớp chưa đứa nào đấu lại. Hường đừng có mơ mà ăn được hai mươi điểm của tôi nhé

    - Thôi đi hai đứa_ Giọng ai đó đằng sau_ cô dậy rồi nè.

    Hóa ra là cô Thắm, hẳn lúc nảy tôi la to quá làm cô tỉnh giấc. Tôi lại cười trừ như bố lúc nãy rồi quay lại ván bài mới.

    Tôi lại thắng, lần thứ mười bốn và Hường quyết không chơi bài nữa. Cái bà này tính khí gì trẻ con thế, tôi cười khoái chí trong đầu, cũng cảm thấy tự mãn về bản thân.

    Nhưng Hường không rỗi được lâu, chỉ mới chút sau, cả hai lại hăng say “sát phạt” nhau quanh mấy lá bài tím tím đỏ đỏ.

    - BÊ BÊ!

    - Kkkkkhhhôôôôôôôôôôôôôôôôôôôôô ôôôôônnggggg!!!!_ Cô nàng la oai oái như mấy anh chàng trong phim khi thấy người yêu mình bị tử nạn.


    Quãng đường tới nhà nội dài như chiều ngang của cả châu Á. Tôi chơi bài chán thì lại ngồi ăn, nghe nhạc, nói chuyện với Hường. Cuối cùng cả hai lại chụm đầu vào nhau mà ngủ như lúc đầu. Lần đầu tiên đi lên phía Bắc của thành phố, tôi gần như đã “oohh aahh” trước những cánh đồng xanh. Xe lái kéo như một con trâu sắt khổng lồ, đi một cách chậm chạp trên thửa ruộng đã chín. Đâu đó là vài ba bác nông dân xen giữa các chú kĩ sư nông nghiệp mặc áo trắng.

    - Ngày xưa ở đây làm gì có ruộng to thế này, cũng chẳng có máy móc gì cả mà chỉ có làm tay thôi_ Bố tặc lưỡi nói_ bây giờ thay đổi thế này đấy. Phun thuốc trừ sâu các kiểu...

    - Đúng đấy chú út, giờ tôi đi mua rau trong chợ chính làng mình mà còn phải no rửa đi rửa nại nấy mấy chục lần.

    - Em ngày xưa có biết lo rửa rau là cái gì đâu, rau sạch ngoài đồng, nhổ lên là ăn được bây giờ thì bláh blàh blah blaah bláh blàh blạh …

    Và sau đó là một cuộc trò chuyện dài dòng về việc an toàn thực phẩm và sản xuất máy bay (vâng, tôi cũng không hiểu mọi chuyện thay đổi từ lúc nào). Hường vẫn ngủ say sưa, cô nàng ngoặc đầu ra đằng sau, miệng há ra mà thở nhìn buồn cười hết sức. Tôi nhân cơ hội đó mà vẽ bậy lên mặt cô nàng bằng thỏi son của mẹ. Mặt mèo, he he he he....

    ***

    Rồi chiếc xe cũng phải dừng lại. Nó đậu cạnh một khóm tre mới trồng, chỉ cao tới đầu gối tôi.Tôi nhìn từ cao xuống, thấy những ngọn lá xanh che đi cái thân nhỏ còn chưa trưởng thành. Nó giống như một cây gậy cong queo có gắn túm giẻ lau nhà màu xanh vậy. Hường cũng nhận ra điều đó, nhưng dưới mắt cô nàng lại là “một cành tre non nớt tội nghiệp cần chúng ta bẻ lá đi cho nó vươn cao”. Tôi lại nghĩ chúng ta nên đá nó cho nó hết cong thì đúng hơn. Ý tôi là, chúng ta có câu “uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở còn ngây thơ” mà, phải “uốn nắn” cái cây này cho nó “thẳng” từ hồi nó mới trồng chứ.

    Nhưng cái cuộc bàn luận kì quặc của tôi với Hường bị ngừng lại khi mọi người bắt đầu đi vào làng. Làng này nó nhỏ, cũng chẳng có gì đặc biệt, nó như tất cả những làng khác nằm trong quận Việt Nam: có lúa, có lũ trẻ con nhỏ bé bị còi xương, có tre, có những ngôi nhà kiểu cũ bên cạnh những ngôi nhà đang được xây mới, có trạm phát triển công nghệ sinh học, có đôi người già mặc áo kiểu xưa bên cạnh những những chiếc máy kéo đời mới... Cũng phải là tôi có phần hơi bị thất vọng, ít nhất làng quê tôi cũng phải bằng cái làng trong “Chuyện làng Vũ Đại” chứ nhỉ? Nó cứ như một phiên bản thu nhỏ của tất cả những thứ tôi từng đọc hay xem trên phim ảnh.

    Nhà nội ở cuối làng, gần một cái kênh cũng bé tí, trông như suối bị cạn (lí do duy nhất tôi nhận ra nó là một con kênh là nhờ có bảng “cấm vứt bật xuốn kênh” viết sai chính tả ngay bên cạnh).

    Tôi chỉ quay sang phải là thấy nhà nội. Cửa gỗ mở toang, như thể chào đón chúng tôi từ trước. Ngôi nhà kiểu nhà mái đình cũ khá to. Sân vườn rộng mới vừa ốp lại bằng gạch mới đỏ ửng. Mái lợp bằng ngói đỏ sậm, đã dãi mưa dầm gió lâu ngày. Cột gỗ đen to bản, có chút chạm khắc tôi không kịp nhìn kĩ. Cái phản đặt trước chính diện. Vẫn còn một bộ ấm trà nghi ngút khói.
    Nhưng mà, sao không có ai ở nhà nhỉ? Tất cả những gì mà tôi nhìn thấy được chỉ là một căn nhà và... thế thôi. Mọi người đâu rồi?

    Bố cũng có cái mặt khó hiểu giống hệt tôi.

    - Ờ, vậy thì mình vào nhà nha bố? _ Tôi hỏi bố, áy náy không biết làm gì.

    - Ờm, con cứ vào đi.

    Bỗng dưng, một ông cụ như rơi từ trên trời xuống, xuất hiện sau cái cột nhà và kêu ré lên:

    - ỐI GIỜI ƠI. THẰNG ÚT VỀ RỒI LÀNG NƯỚC ƠI!

    Ông cụ già mặc cái áo ba lỗ, đi dép lào và cái quần cộc nhăn nheo. Cụ đã già, già lắm rồi. Những phần da tôi có thể thấy được đều đã nhăn nheo hết cả, gân nổi lên, người xương xẩu. Nhưng cụ lại cười hề hề trông hết sức sảng khoái, nhanh nhẹn chống gậy đi về phía chúng tôi. Khi cụ đến gần, tôi mới thấy cái đầu láng bóng của cụ, ngay chính giữa là vài cọng tóc bạc thơ còn sống sót từ thời trai tráng. Cụ cầm tay bố tôi, bàn tay nắm chặt, không buông ra. Cụ mân mê bàn tay ấy, cơ thể từ từ rung lên như chuẩn bị khóc. Cuối cùng, sau cặp mắt kính đen, những hàng nước mắt trào ra không thể kiềm chế.
    - Bố, con đã về rồi ạ.

    Bố tôi ôm lấy thân hình nhỏ nhoi của ông nội tôi. Đó là lần đầu tiên tôi thấy bố khóc.

    ***



    Cái phản ngồi êm hơn tôi tưởng và đồ ăn cô Thắm nấu cũng ngon hơn tôi nghĩ. Đúng là việc ngồi ăn mà phải bắt chéo chân như thế này thì bụng nó khó chịu, nhưng mà ngạc nhiên thay tôi vẫn thấy thoải mái. Thịt kho, thịt rán, rau cải xào cà chua, rau muống luộc chấm tương và một bát canh bí thật to là đủ để mười cái bụng của gia đình no ứ ự.

    Cô Thắm rán thịt, mẹ phụ làm canh bí và bà ngoại với cô Tằng thì làm mấy món khác. Tôi với Hường chỉ biết phụ chân dọn đồ ra phản để mọi người ngồi ăn. Cụ là người ăn đầu tiên, tôi phải mời cụ rồi mới được ăn. Nhưng nói chưa xong thì hai đứa Mận và Sen đã hăng hái tấn công đĩa thịt rán. Cụ cười cười, ngồi gắp rau cho vợ mình. Bà nội tôi cũng chả nói năng gì mấy đứa cháu nghịch ngợm, để cho cố Tằng quát cả lũ một cái chúng nó mới ngồi yên. Ăn cơm trong gia đình là không được phép nói chuyện, “ông cố nội đã dạy” (trích lời bà nội).

    Hường cũng tham gia vào, mọi người trong gia đình cũng chẳng ngại gì có thêm cô bạn của tôi ngồi ăn với họ. Không khí ngồi ăn cơm cơm có phần yên tĩnh hơn lúc trước. Nhìn nhà tôi thế này, có ai biết được mới mười phút trước bố tôi và ông bà nội vẫn còn ôm nhau khóc rưng rức. Bố vốn vẫn gửi thư và quà về cho gia đình đều đặn, nhưng về lại quê thì đây mới là lần đầu sau hai chục năm. Tôi chỉ biết ngồi một chỗ với Hường và mẹ, nghe hỏi thăm của cô bác trong gia đình và trả lời một cách lễ phép. Nhà tôi mới về chỗ ông bà nội chưa đầy năm phút thì các cô bác trong gia đình của nội sống trong làng đều nườm nượp chạy tới chào hỏi, chỉ thiếu Chú Hai, anh của bố, là hiện đang sống và làm việc ở quận Hàn Quốc nên không tới được mà thôi.

    Gia đình của bố to không kém gì gia đình bên mẹ tôi. Các cô chú kéo tới rất đông, có vẻ như mọi người đều rất nhớ bố. Điều này lại càng khiến tôi tự hỏi làm sao mà bố lại cứ phải giấu chuyện của gia đình thế nhỉ? Mọi người đông vui thế này thì tốt quá rồi nhỉ?

    Không chỉ có các cô các bác tới chơi nhà, lũ trẻ con của gia đình nội cũng chạy lon ton qua xem nhà này có chuyện gì vui thế. Nhà nội cũng đông cháu chắt, làm tôi nhớ tới hồi cả gia đình còn sống trên đường Cách Mạng Mười Tám với ông bà ngoại, cứ chí chóe đông vui thế này. Cái gian nhà nội tất nhiên đơn giản hơn và to hơn nhà ngoại tôi. Nó có ba gian chính, cái phòng tiếp khách và cũng là phòng ăn luôn. Đằng sau là gian ngủ, chia làm hai ngăn nhỏ hơn, một ngăn cho gia đình cô Tằng, một ngăn cho bà. Ông nội thích ngủ trên võng, bà bảo, nên không cần chia ngăn làm gì. Gian sau cùng là chỗ đi vệ sinh và nơi cái giếng nước ở.

    - Ngày xưa cha mày ngủ trên cái phản ở trước nhà lày lày _ Bà móm mém nói, quơ tay chỉ về phía bên kia của cái phản chúng tôi đang ngồi _ Ló học theo tính bố ló, thích ngủ chỗ thoáng khí. Lúc đấy còn trẻ, có no gì cảm lạnh với cả cảm cúm đâu. Mấy thằng anh ló cũng bắt chước theo, cuối cùng có mỗi bà và nhỏ Tằng lằm trong thôi.

    - Ối giồi ôi, đúng thế nhá, tụi con trai nhà bà đúng là thích đàn đúm với nhau, nại còn là chúa nghịch nữa chứ. Ngày xưa thằng Út là đứa mào đầu cái vụ giả tiếng gà gáy sáng đấy, làm cho tôi mất ngủ mấy đêm. Đang ngủ đêm khuya đêm khoắt thế mà tụi nó giả tiếng gáy, nàm tôi tưởng mình ngủ muộn, nật đật chạy ra ruộng, tới nơi rồi mở mắt ra vẫn thấy trời tối mịt mới biết bị lừa.

    - Ừ ừ, ló cũng là đứa chơi trò giả ma giả quỉ nhớ không. Thằng Đinh nhà tôi bị nó nàm sợ đến mất hồn mất vía, ban ngày ban mặt chạy không dám ngoảnh mặt lại mà ngã chổng vó xuống cái bãi cát khóc suốt buổi đấy thôi.

    Bà và mấy cô Tiên, cô Tâm ngồi kể lại tuốt luột cả trăm trò nghịch ngợm ngày xưa bố tôi làm. Từ “giả ma giả quỉ” tới “mua đậu khô về giả làm xôi bán cho lũ con gái”. Tôi với Hường ngồi bên cạnh bà nội_ một người phụ nữ gần bày chục tuổi, nhăn nheo không kém gì ông, nhưng được cái da thịt hơn và nói ngọng nhiều hơn. Nhưng bà cũng như ông nội, được cái tính khí rất là vui vẻ và xởi lởi, nhận xét chung, đa số người nhà nội đều thế cả.

    - Bố mày ngày xưa nghịch kinh thế nhỉ? Giờ khác quá _ Hường thì thầm vào tai tôi.

    - Ờ ờ, tao cũng không ngờ, tưởng ngày xưa bố tao là đứa công tử bột ngồi học hành ngày đêm chớ.

    - Nhưng mà thế này cũng vui, mày nghe chuyện bà mày ngày xưa phải đuổi theo bố mày qua cả thửa ruộng chỉ để mặc cho được cái quần không?

    - He hehe, tao nghe rồi, về quê ớ nó cũng nhiều chuyện hay hay _ Tôi tủm tỉm cười với Hường. Hai đứa ngồi với mấy cô bác nghe ngóng cũng được lắm điều thú vị.

    Bố và mẹ thì lại gần như bị toàn bộ các thành viên khác trong gia đình xúm xít hỏi thăm. Ông nội thì cứ cầm tay bố tôi mãi. Mọi người ngồi nói chuyện tâm sự và “tra vấn” gia đình tôi cho tới gần tám giờ tối thì mới đi về nhà (sau gần chục lời mời “qua nhà bác chơi” và “Chú Út đi quán bà Béo nhậu không?” ).

    Bữa ăn như đã nói đối với tôi giống là như đi xả hơi và nạp năng lượng sau hai, ba tiếng đồng hồ nghe người khác nói và phải nói rất nhiều. Bố tôi tất nhiên đã kể hết cho ông bà nội nghe về tôi trong nhưng lá thư gửi về quê, nhưng khi gặp lại họ, tôi lại phải nói lại với họ tất cả những điều đấy. Tất nhiên là có cắt xén vài chỗ, thêm mắm muối vào vài chỗ kia nhưng nói chung là ổn cả.
    Tôi ra sau nhà, cùng Hường và Sen rửa đĩa bát. Sen khá là e lẹ, không như anh mình là Mận, một thằng nhóc nói chung là “phiên bản của ông nội thời trẻ con” (trích dẫn trực tiếp từ lời cô Tằng). Sen mới bảy tuổi nhưng chắc chắn là chăm chỉ hơn tôi hồi bảy tuổi nhiều. Cô bé cứ thoăn thoắt, rửa hết đống bát đũa trong khi Hường với tôi mới loay hoay được mấy cái.

    - Chị để đây em làm cho

    - Không không chị làm được mà, em cứ ra trước đi _ Thật là bẽ mặt khi phải để đứa em họ bảy tuổi của mình rửa bát đĩa hộ.

    - Nhưng chị đường xa tới, hôm lay cứ đi nghỉ đi, em nàm được mà.

    Em ơi, em có hiểu chị đang ngượng chín cả mặt thế nào không? Nếu mẹ chị mà nghe được việc em nói thế này thì chắc lúc về thành phố chị bị bắt đi làm thêm quá.

    Nhưng Sen tất nhiên không nghe những lời van xin trong đầu của tôi và quả quyết rằng tôi nên để toàn bộ đống bát đĩa kia cho nó làm. Đến Hường cũng phải tham gia vào việc tranh giành xem ai sẽ được quyền rửa ba cái đĩa và hai cái bát đựng mắm. Thật là may khi cô Tằng bỗng dưng lại gọi Sen lên làm việc khác, để thời gian cho tôi nhanh chóng thủ tiêu đống này.

    - Nhà nội mày cũng hay hén_ Hường rửa tay dưới vói nước giếng, cô nàng nhễ nhại mồ hôi vì trời nóng quá và vì cãi nhau với Sen lâu quá_ tưởng nhà ngoại mày hay quá rồi vậy mà bây giờ tôi mới được “mở rộng tầm mắt” thêm lần nữa.

    - Mày đang chọc tao ấy à?

    - Tao có chọc gì đâu, chỉ nói sự thật thôi mà.

    Thôi đi mày, mày mỗi rửa tay lau mặt thôi sao mà cứ cười cười thế. Nhà nội ngoại tao nói chung cũng đầy người “hay ho”.

    - Thôi rửa mặt nhanh lên đi rồi ngủ. _ tôi nói.

    - Ngủ sớm vậy à? _ Hường nhìn vào cái điện thoại nó_ mới chín giờ thôi mà.

    - Nhà nội tao ngủ sớm. Mà tao cũng mệt rồi. Mày đi xe suốt sáng thế mà giờ còn sung sức quá nhỉ.

    Hường lau lại cái trán một lần cuối rồi đưa tôi cái khăn lau mặt lúc nãy nó nhận từ Sen:

    - Thực ra lúc tới đây là tao muốn nằm ngủ ngay lập tức rồi cơ, nhưng là khách, tao phải chào hỏi gia đình mày chứ. Chỉ có điều bây giờ thì lại chẳng muốn nằm ngủ gì nữa rồi.

    - Hì hì, vậy cô nương nằm nghe bố tôi ngáy ở gian bên nhá. Chắc thế cô nương ngủ ngay chứ gì.

    - Không không, bản cô nương đây sẽ ngủ say sau khi tô vẽ lên mặt mày mấy cái râu khi mày ngủ không biết trời cao đấy dày.

    - Dám à ! Dám à!

    - Sao lại không dám!

    - Vậy tui đập cái xô này lên mặt cô nương là cô “ngủ” ngay luôn chứ gì?

    Tuy nhiên cái xô tôi đang cầm hờ hững trên tay để chuẩn bị làm một phát vào chỗ trống bên trái Hường đã bị dừng lại nửa chừng khi bà nội gọi hai đứa vào ngủ. Và cái xô, theo thuyết Vạn vật hấp dẫn đã nhẹ nhàng đập thằng vào đầu gối tôi trong khi Hường phải bụm miệng lại để không cười thành tiếng.

    Đau điếng.


    Tôi nằm trên cái nệm của gia đình cô Tằng với Hường và hai anh em Mận Sen. Cô Tằng thì ra bên bà ngủ. Bố mẹ tôi lại nằm phản cạnh võng ông. Nghe nói ông nội cũng ngáy to hệt như bố tôi nên mẹ nói chung đã chuẩn bị tinh thần từ trước, mua thuốc ngủ về uống cho chắc ăn. Tôi nằm cạnh cái Sen, nó vẫn mở mắt thao láo nhìn cái cửa sổ. Hôm nay trời trong trăng sáng nên những người có tâm hồn mộng mơ chắc chắn là sẽ nằm ngắm cảnh, nhưng tôi thì chỉ muốn ngủ thật sớm, thật ngon. Mấy khớp xương của tôi từ khi lên nệm bỗng dưng thi nhau mỏi dừ hết cả lên. Khiến tôi chỉ còn biết đập đầu vào gối mà ngủ thẳng cẳng, khỏi cử động chi nữa.

    Nhưng đúng lúc tôi chuẩn bị đi vào cõi mơ thì thằng Mận nó trườn lên phía trên, thì thầm hỏi tôi:
    - Ngày mai chị đi chơi với bọn em không?

    - umm ưm_ Tôi, mặt vẫn không rời khỏi gối, ậm ừ cho qua chuyện.

    - Vậy chị lên đê chơi với tụi em chị nhé!

    - uu ưm ưmm

    - Chị hứa đấy nhééééé….

    Cái khúc cuối tôi chẳng còn nhớ thằng đấy nó nói gì nữa, vì tôi đã ngủ mất rồi, ngủ sâu thật sâu.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi vương ngoc yen, ngày 07-04-2013 lúc 08:11.

    ---QC---


Trang 2 của 19 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status