TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 24

Chủ đề: Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu

  1. #11
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Đang ở
    Trong lòng Hiên
    Bài viết
    5
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nhongcon_pupa Xem bài viết

    - Qua những dòng miêu tả về cậu thiếu niên đại ca xóm dưới Lưu Tiện Dương, người đọc không khỏi liên tưởng đến hai nhân vật Khấu Trọng và Từ Tử Lăng trong bộ truyện trấn web Đại Đường Song Long ngày xưa của TTV. Qua những hành động rất nhỏ như cố ý đi vòng qua đống tro tàn của lá bùa vừa đốt; được Trần Bình An tri hô cứu mạng thì lấy danh nghĩa đi bắt nạt cậu thiếu niên nhà nghèo mỗi ngày nhưng thực chất có ý ngầm muốn bảo vệ, sợ đám con nhà giàu đến báo thù hay chặn đánh; những lúc Trần Bình An gặp khốn khó thì giới thiệu việc làm ở lò gốm hay đi đào giếng ... cho thấy đây là một người rất trọng tình nghĩa. Có lẽ Lưu Tiện Dương là hình tượng tiêu biểu cho mọi mong muốn của những đứa trẻ trong xóm nghèo: có tình có nghĩa, cao lớn khỏe mạnh, dòng dõi binh gia, làm việc gì cũng thành thạo, hào sảng và đặc biệt là đầy khí phách cóc ngán bố con thằng nhà giàu nào.

    Ngay cả Trần Bình An còn thấy được Lưu Tiện Dương như một viên đá quý chưa được mài giũa, nói gì đến ba ông sư phụ lần lượt muốn nhận cậu ta làm đồ đệ. Đầu tiên có ông giáo họ Tề muốn miễn giảm học phí để cậu thiếu niên tiếp tục tới trường, thậm chí còn muốn bỏ tiền ra thuê làm thư đồng nhưng bị từ chối. Sư phụ làm gốm họ Diêu sau khi nhận cậu làm đại đệ tử thì cưng như trứng mỏng, lỡ tay đánh Lưu Tiễn Dương rướm máu đầu thì lo lắng không thôi. Cuộc sống xoay vần, lão Diêu qua đời, đến phiên sư phụ thợ rèn họ Nguyễn đến từ xứ khác chấm trúng cậu đại ca xóm dưới ngay và luôn, thậm chí còn nhận xét đây là một kì tài luyện võ, chứ đâu như lúc nhìn thấy Trần Bình An người ngợm đen nhẻm bèn sút thẳng từ vòng ... phỏng vấn học việc! Phải nói đây là một nhân vật rất thú vị, tương lai ắt là người hành hiệp trượng nghĩa. Thật đáng mong chờ thay!

    - @Lạc mầm non đoán quá chuẩn! Vị đạo sĩ trẻ mãi không già tiếp tục xuất hiện tại chương này. Trấn nhỏ như có màn sương bí ẩn như có như không, và vị đạo sĩ này cũng không ngoại lệ. Trấn nhỏ có hơn sáu trăm hộ gia đình (C.3), vậy mà trong nhiều năm liền chưa từng có người rút trúng quẻ Hạ? Là do đạo sĩ giở trò, hay là do mệnh của người dân tại đây đặc biệt tốt? Con chim sẻ như có linh tính vì sao không có hứng thú đồng tiền của Trần Bình An (C.3), mà lại thích chí ngậm tiền của Tống Tập Tân? Đạo sĩ không quan tâm tới tiền bạc, nhưng vì sao lại cuống cuồng “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, muốn xem bói cho người dân trong trấn nhỏ, và nếu tiền bạc không quan trọng thì phí trả công đoán vận là gì? Chúng ta hãy cùng hạ hồi phân giải.

    Đạo sĩ từng đưa ra 3 lời đoán vận.

    Trần Bình An (C.3):
    “ Số mệnh tám thước đừng cầu một trượng.”

    Lưu Tiện Dương (C.4):
    “Chỉ mong năm nay được thịnh vượng, ai ngờ số mệnh có tai ương.”

    Đôi chủ tớ Tống Tập Tân (C.4):
    “Hồ nước đầy... ếch kêu hỗn loạn, thứ đâm lòng người là nhân tâm. Nơi này công danh bèo trên nước, chỉ cần gió thổi dạt bốn phương!
    Trạng nguyên vốn đến từ nhân gian, tể tướng chỉ là kẻ trên đời. Học theo tiên nhân danh tiếng lớn, đắc ý hả hê tinh khí thần!”

    Dự là Trần Bình An đoản mệnh, Lưu Tiện Dương gặp bất trắc, chủ tớ Tống Tập Tân cuối cùng cũng có thể toại nguyện, từ cá chép hóa thành rồng, đường công danh một bước lên trời. Không biết chư vị đồng đạo nghĩ thế nào về 3 câu đoán vận này?

    - Bản đồ trong chương 4 đã trải rộng hơn nhiều. Tớ đã thêm vào lò gốm, con suối, đường cái, đồng thời thêm vẽ thêm ảnh minh họa cho ngõ Đào Diệp và thay đổi vị trí của ngõ Nê Bình, ngõ Hạnh Hoa, giếng Thiết Tỏa, trường làng, rừng trúc.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Người ăn đất cả đời, đất ăn người một lần.

    Đến cuối đời nhắm mắt, khi mở ra có lẽ đã là chuyện của đời sau rồi.


    Mầm non đọc câu này ở chương 4 thấy thích ghê...

    Hem nói nhân vật Lưu Tiện Dương nữa, mầm non đồng ý kiến với đại gia, một nhân vật thú vị. Đây dường như còn là một nhân vật không biết thể hiện cảm xúc thực của mình, hoặc cậu ta cảm thấy thứ cảm xúc đó quá ủy mị, không nên xuất hiện trên người cậu ta.

    Về ba câu đoán mệnh của đạo nhân trẻ tuổi:

    Trần Bình An (C.3):
    “ Số mệnh tám thước đừng cầu một trượng.”

    Lưu Tiện Dương (C.4):
    “Chỉ mong năm nay được thịnh vượng, ai ngờ số mệnh có tai ương.”

    Đôi chủ tớ Tống Tập Tân (C.4):
    “Hồ nước đầy... ếch kêu hỗn loạn, thứ đâm lòng người là nhân tâm. Nơi này công danh bèo trên nước, chỉ cần gió thổi dạt bốn phương!
    Trạng nguyên vốn đến từ nhân gian, tể tướng chỉ là kẻ trên đời. Học theo tiên nhân danh tiếng lớn, đắc ý hả hê tinh khí thần!”

    =))) Theo mầm non đoán chắc là Bình An mệnh số bình bình, không có phúc ông lớn hay người tài. Và tay đạo nhân đã khuyên có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, mong cầu phú quý hay cao xa quá sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể gặp họa vào thân. Mầm non bỗng liên tưởng tới câu nói của tay giữ cửa, người ngốc có phúc của người ngốc (C2), tính cách Bình An vốn bình bình đạm đạm như một phần cái tên của thiếu niên, và cái câu tiên đoán của đạo sĩ, chắc là yên phận rồi sẽ an (?), cố quá rồi sẽ phá cái thế an này.

    Lưu Tiện Dương thì mầm non thấy khá rõ nghĩa trên mặt chữ nhỉ, đó là người này gặp tai nạn, mầm họa gì đó. Hơn nữa nghe như cái mầm họa này sẽ đến bất ngờ, đang lúc hạnh phúc hoặc nghĩ là hạnh phúc, tương lai ổn định, thậm chí phất lên (thịnh vượng) thì sẽ đụng họa vào thân. Nghe cái "số mệnh có tai ương" dường như trời đã định rồi, nếu ảnh không tự tác động hình thành tai ương, thì nạn cũng tự ập đến.

    Câu đầu tiên đạo nhân đoán về Tống Tập Tân, dường như trùng với mấy cái mà mầm non và đại gia đã suy đoán về tính cách và những gì ảnh hưởng tới cậu này. Hai câu sau phán về số mệnh, hmm... dường như Tống Tập Tân định dùi mài kinh sử, đỗ đạt làm quan (cái này đã thấy qua suy nghĩ của Bình An ở chương 2, và chi tiết đọc sách ở chương 4 này, Tống Tập Tân có học vấn, cũng rất đầu tư nâng cao học vấn) để khẳng định bản thân. Cơ mà lời đạo sĩ nói, "công danh như bèo nước, gió thổi dạt bốn phương", tức là học nhiều như thế, nhưng Tống Tập Tân vì vướng thế thời (gió) nên con đường công danh mà cậu ta dự định không được như ý, thậm chí lệch hoàn toàn khỏi quỹ đạo. Mầm non biết sao tay này khi nghe tiên đoán lại đi thẳng rồi, chẳng khác nào bị đạo sĩ rủa cả.

    Cơ mà hai câu sau của đạo nhân dường như tiên đoán sự tiếp theo, rằng là đường công danh không như mong muốn ban đầu của Tống Tập Tân, nhưng bằng tài học của anh ta, bằng sự lựa chọn đúng đắn (học theo tiên nhân) nên cuối cùng vẫn là công thành danh toại, đắc ý mãn nguyện về sau.
    Lần sửa cuối bởi hạ chi nhật, ngày 18-05-2021 lúc 19:46.
    ---QC---
    Chạy trốn Mặt Trời Hidden Content


  2. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    nhongcon_pupa,tinhyeuhoaco,XiaoNhi,
  3. #12
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi hạ chi nhật Xem bài viết

    Người ăn đất cả đời, đất ăn người một lần.

    Đến cuối đời nhắm mắt, khi mở ra có lẽ đã là chuyện của đời sau rồi.


    Mầm non đọc câu này ở chương 4 thấy thích ghê...

    Hem nói nhân vật Lưu Tiện Dương nữa, mầm non đồng ý kiến với đại gia, một nhân vật thú vị. Đây dường như còn là một nhân vật không biết thể hiện cảm xúc thực của mình, hoặc cậu ta cảm thấy thứ cảm xúc đó quá ủy mị, không nên xuất hiện trên người cậu ta.

    Về ba câu đoán mệnh của đạo nhân trẻ tuổi:

    Trần Bình An (C.3):
    “ Số mệnh tám thước đừng cầu một trượng.”

    Lưu Tiện Dương (C.4):
    “Chỉ mong năm nay được thịnh vượng, ai ngờ số mệnh có tai ương.”

    Đôi chủ tớ Tống Tập Tân (C.4):
    “Hồ nước đầy... ếch kêu hỗn loạn, thứ đâm lòng người là nhân tâm. Nơi này công danh bèo trên nước, chỉ cần gió thổi dạt bốn phương!
    Trạng nguyên vốn đến từ nhân gian, tể tướng chỉ là kẻ trên đời. Học theo tiên nhân danh tiếng lớn, đắc ý hả hê tinh khí thần!”

    =))) Theo mầm non đoán chắc là Bình An mệnh số bình bình, không có phúc ông lớn hay người tài. Và tay đạo nhân đã khuyên có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, mong cầu phú quý hay cao xa quá sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể gặp họa vào thân. Mầm non bỗng liên tưởng tới câu nói của tay giữ cửa, người ngốc có phúc của người ngốc (C2), tính cách Bình An vốn bình bình đạm đạm như một phần cái tên của thiếu niên, và cái câu tiên đoán của đạo sĩ, chắc là yên phận rồi sẽ an (?), cố quá rồi sẽ phá cái thế an này.

    Lưu Tiện Dương thì mầm non thấy khá rõ nghĩa trên mặt chữ nhỉ, đó là người này gặp tai nạn, mầm họa gì đó. Hơn nữa nghe như cái mầm họa này sẽ đến bất ngờ, đang lúc hạnh phúc hoặc nghĩ là hạnh phúc, tương lai ổn định, thậm chí phất lên (thịnh vượng) thì sẽ đụng họa vào thân. Nghe cái "số mệnh có tai ương" dường như trời đã định rồi, nếu ảnh không tự tác động hình thành tai ương, thì nạn cũng tự ập đến.

    Câu đầu tiên đạo nhân đoán về Tống Tập Tân, dường như trùng với mấy cái mà mầm non và đại gia đã suy đoán về tính cách và những gì ảnh hưởng tới cậu này. Hai câu sau phán về số mệnh, hmm... dường như Tống Tập Tân định dùi mài kinh sử, đỗ đạt làm quan (cái này đã thấy qua suy nghĩ của Bình An ở chương 2, và chi tiết đọc sách ở chương 4 này, Tống Tập Tân có học vấn, cũng rất đầu tư nâng cao học vấn) để khẳng định bản thân. Cơ mà lời đạo sĩ nói, "công danh như bèo nước, gió thổi dạt bốn phương", tức là học nhiều như thế, nhưng Tống Tập Tân vì vướng thế thời (gió) nên con đường công danh mà cậu ta dự định không được như ý, thậm chí lệch hoàn toàn khỏi quỹ đạo. Mầm non biết sao tay này khi nghe tiên đoán lại đi thẳng rồi, chẳng khác nào bị đạo sĩ rủa cả.

    Cơ mà hai câu sau của đạo nhân dường như tiên đoán sự tiếp theo, rằng là đường công danh không như mong muốn ban đầu của Tống Tập Tân, nhưng bằng tài học của anh ta, bằng sự lựa chọn đúng đắn (học theo tiên nhân) nên cuối cùng vẫn là công thành danh toại, đắc ý mãn nguyện về sau.


    Quá hay cho lời bình về 3 câu đoán mệnh! Ngẫm lại mới thấy câu đoán mệnh cho Trần Bình An đúng là có ý khuyên nên yên phận chứ đừng trèo cao! Cảm ơn mầm non đã đưa ra những lời phân tích cực kì hợp lý, hợp cảnh với diễn biến của truyện, đặc biệt là lý do vì sao chủ tớ Tống Tập Tân sau khi nghe vế đầu thì bỏ đi một mạch, phải đến vế thứ 2 mới quẳng cho đồng xu lẻ
    Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu
    Đọc đi, hay lắm!
    Link: Hidden Content

  4. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,XiaoNhi,
  5. #13
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    - Trong chương 1, chúng ta có lời đồn về nguồn gốc của Tống Tập Tân như sau: “Vị đại nhân kia sợ thanh danh bị gièm pha, quan giám sát trong triều tố cáo, cho nên cuối cùng một mình trở lại kinh thành báo cáo công việc, giao đứa trẻ cho quan viên thay thế có quan hệ thân thiết giúp trông coi chiếu cố”.

    Trong chương 5, chúng ta lại có thêm một “nguồn tin” khác nói về Tống đại nhân: “quan tiền nhiệm Tống đại nhân là người được lòng dân nhất. Tống đại nhân không giống như những quan lão gia trước đó ngồi tít trên cao, ông chẳng những không trốn trong dinh quan tu thân dưỡng khí, cũng không đóng cửa từ chối tiếp khách, một lòng nghiên cứu học vấn ở thư phòng, mà là tự tay làm tất cả công việc ở lò gốm, quả thật còn giống dân chúng thôn quê hơn cả thợ gốm. Trong hơn mười năm, vị Tống đại nhân vốn đầy vẻ trí thức này đã phơi nắng đến mức nước da đen kịt sáng bóng, trang phục ngày thường không khác gì một anh nông dân, đối nhân xử thế chưa từng lên mặt.”

    Quả là tam sao thất bản, khó biết đường đâu mà lần! Tuy nhiên nếu xét về mặt hàm ý, tin đồn đầu tiên có phần ác ý, muốn dè bỉu vị quan to họ Tống này làm con nhà lành có chửa, sợ bị mất uy tín nên đành phải chạy về kinh thành lánh nạn, bỏ luôn cả đứa con riêng cho người dưng chăm sóc. Nếu như vậy thì mẹ của Tống Tập Tân đâu? Không lẽ vị quan kia muốn bỏ đứa con nhưng lại kéo theo người mẹ trở về kinh? Nếu xét theo lẽ thường thì làm thế không khác gì đang lạy ông tôi ở bụi này, hoàn toàn không hợp lý! Chúng ta hãy tạm xem loại tin đồn này được bắt nguồn từ những buổi đi buôn, đi chợ của các thím, các bác trong trấn vậy.

    Tin đồn thứ hai có nhiều thông tin chi tiết hơn, lại còn có nguồn gốc từ “các thế gia vọng tộc” (C.5). Phải biết rằng phủ quan và ngõ Đào Diệp là hàng xóm với nhau trên đường Phúc Lộc, vì vậy người đọc mạn phép đoán rằng tin đồn này được những người hầu trong phủ nghe lỏm qua những lúc trà dư tửu hậu của các ông lớn, sau đó lén truyền tai với nhau.

    Dù thế nào đi nữa, nhờ có những thông tin bên lề này mà người đọc có thể xác định một số thông tin như sau:

    1. Quan giám sát Tống đại nhân nhậm chức hơn 10 năm mới về kinh thành. Trong thời gian làm quan, Tống đại nhân rất khiêm nhường và rất có hứng thú trong việc chế tạo đồ gốm.
    2. Tống Tập Tân trạc tuổi Trần Bình An, tức là tầm 14 tuổi (C.1). Tống Tập Tân được sinh ra và lớn lên trong khoảng thời gian ông cha vẫn đang còn làm quan tại trấn nhỏ.
    3. Mẹ của Tống Tập Tân là người bản xứ của trấn, hay là người đến từ xứ khác như Tống đại nhân? Vì sao không có ai nhắc đến? Vấn đề này có lẽ sẽ được giải đáp trong tương lai.
    4. Tống Tập Tân vẫn luôn có phán đoán riêng về thân thế và nguồn gốc của gia tộc họ Tống, hơn nữa vẫn có khả năng còn ngầm giữ liên lạc nên mới quyết định đi kinh thành trong 1 tháng tới (C.1)

    - Lão tiên sinh kể chuyện là người đến từ xứ khác. Hẳn mọi người còn nhớ đến sự kiện nộp phí vào trấn bằng cái túi thêu (C.2), vậy đây hẳn là một nhân vật cao thâm khó dò khác tiến vào trấn với mục đích riêng. Tạm không nhắc đến chuyện cổ tích giết rồng 3000 năm trước, chỉ nói về câu chốt của lão: “Trên đời tuy đã không còn chân long, nhưng những loài thuộc họ rồng như giao, cầu, ly ... vẫn thật sự sống ở thế gian, nói không chừng đang ... Nói không chừng đang ẩn náu bên cạnh chúng ta, thần tiên đạo giáo gọi đó là rồng ẩn dưới vực sâu!”

    Hẳn mọi người còn nhớ con rắn mối lì đòn, kiên quyết bò xuống gầm giường của Tống Tập Tân (C.1). Nguyên văn về tên của con vật này là 四脚蛇 (tứ cước xà), nghĩa là con rắn có 4 chân, trên đầu lại có cục u như muốn mọc sừng, lẽ nào đây là đời sau của con chân long trong truyền thuyết? Nếu đúng là vậy, vì sao nó lại muốn vào nhà họ Tống cho bằng được? Truyện Trung Quốc hay có câu “rồng trong loài người” để nói về những nhân vật tài năng xuất chúng. Tống Tập Tân có xuất thân không tầm thường, lại được con cháu của rồng muốn nương nhờ, lẽ nào cậu nhóc này có số làm vua, hay thậm chí có xuất thân từ hoàng tộc? Chúng ta hãy cùng hạ hồi phân giải trong các chương sau.

    - Xuất thân của cô tỳ nữ Trĩ Khuê cũng li kì không kém cậu chủ nhà họ Tống của cô. Người thì nói “một cô gái xứ khác ăn xin dọc đường đến nơi này, bất tỉnh trước cửa nhà Tống Tập Tân, nếu không phải có người phát hiện sớm thì đã đi gặp Diêm Vương chuyển thế đầu thai”, người khác lại bảo “Tống đại nhân đã bảo người ta mua cô nhi từ nơi khác, tìm cho đứa con riêng Tống Tập Tân một người thân thiết biết nhân tình ấm lạnh, nhằm bù đắp một ít thiệt thòi khi cha con không thể nhận nhau.” Thật đến là khổ với giới “bà tám” trong trấn!

    May thay còn có câu nói của Tống Tập Tân về Trần Bình An, rằng “đời này hắn đã làm một chuyện có ý nghĩa” và Trĩ Khuê lập tức “lông mi hơi run rẩy”, chúng ta có thể tạm đoán rằng Trần Bình An chính là người đã phát hiện Trĩ Khuê đang nằm trong đống tuyết. Nếu đúng như vậy thì vì sao Lưu Tiện Dương lại tinh ý phát hiện “ngươi giúp nha đầu Vương Chu kia xách nước một lần, sau đó cô ấy lại không nói chuyện tán gẫu với ngươi nữa” (C.4)? Giữa hai nhân vật này còn có gúc mắc gì chưa nói rõ chăng?

    Lại một lần nữa, chúng ta hãy cùng hạ hồi phân giải trong các chương sau.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nhongcon_pupa, ngày 21-05-2021 lúc 08:27.
    Kiếm Lai - Phong Hỏa Hí Chư Hầu
    Đọc đi, hay lắm!
    Link: Hidden Content

  6. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,XiaoNhi,
  7. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    kén của nhộng - Cái Bang
    Bài viết
    3,884
    Xu
    194

    Mặc định

    - Chương 6 kể về ba mảnh đời của ba đứa trẻ có xuất thân và cuộc sống khác nhau tại trấn nhỏ, chứ không chú trọng vào việc chôn phục bút hay tình tiết trong truyện. À, ngoại trừ thân thế của tỳ nữ Vương Chu/Trĩ Khuê, nhưng hãy tạm gác cô nhóc này sang cho những lần bình khác.

    - Có lẽ câu nói “Người ăn đất cả đời, đất ăn người một lần” cũng phần nào miêu tả được cuộc sống của Trần Bình An trong suốt khoảng thời gian học việc tại lò gốm. Gốm được nung từ đất, cậu nhóc nhà nghèo phải theo ông sư phụ họ Diêu đi khắp nơi bốc đất cho vào miệng nhai, nghiền ngẫm mùi vị để chọn loại đất phù hợp. Dù là quen tay hay việc hay kinh nghiệm đầy mình, việc Trần Bình An có thể biết được tính chất đất đai, ước lượng gốm vỡ để biết nguồn gốc xuất xứ thuộc lò gốm nào, cho thấy cậu nhóc này có khả năng quan sát nhạy bén và tâm tư tỉ mỉ chứ không hề ngốc nghếch hoặc tư chất kém cỏi như những người xung quanh thường chỉ trích cậu. Có lẽ đây là một đặc điểm ngầm để giúp cậu có được cơ hội bứt phá sau này chăng?

    1 dặm của TQ = 500m
    60 dặm = 30 000m = 30 km

    Đây không phải là một quãng đường ngắn, đặc biệt là trong hoàn cảnh như Trần Bình An phải trèo núi băng rừng trong đêm tối, trời lại đổ mưa như trút nước. Tớ tự xét bản thân chạy được tầm 8km là đổ mồ hôi mẹ mồ hôi con, thở hồng hộc như con ki ki nhà hàng xóm rồi chứ nói gì đến 30km! Vậy mới thấy được ý chí sinh tồn của cậu nhóc này rất mãnh liệt, và phải rất chín chắn mới nhận ra được rằng “trên đời ngoại trừ cha mẹ thì không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ngươi” khi tuổi đời chưa tới 12 năm.

    - Tống Tập Tân học thức đầy bụng, đánh cờ tiến bộ thần tốc ngày đi ngàn dặm, Tống Tập Tân tâm tư già dặn trước tuổi, tham vọng vươn cao, Tống Tập Tân phong lưu khoái hoạt, sống thảnh thơi nhàn nhã. Trái với hàng xóm Trần Bình An, cuộc đời của cậu thiếu niên này quá bằng phẳng và rộng mở, thế nhưng cậu lại luôn tìm hình tượng người cha để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mình. Người xưa thường nghẹn ngào bởi câu “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, nhưng mấy ai hiểu được nỗi đau của kẻ đầu xanh bị người đầu bạc vứt bỏ?

    Khi Tống Tập Tân dắt theo cô tỳ nữ Trĩ Khuê nghe kể chuyện dưới gốc hòe (C.5), cậu phát hiện rằng cô tỳ nữ bắt đầu trổ mã, trước đó thậm chí còn mua rượu chôn rượu xuống đất, hệt như một người cha chôn bình Nữ Nhi Hồng để chuẩn bị cho sau này gả đứa con gái rượu vào nhà chồng.

    Đồng thời, cậu luôn xem vị thầy dạy học trong trường làng , Tề tiên sinh, thành hình tượng gương mẫu của một người cha nghiêm khắc. Tống Tập Tân đánh cờ quá giỏi, giỏi đến mức thư đồng Triệu Diêu phải cố gắng nhiều năm liền mới có thể ngang ngửa năm ăn năm thua với lối đánh cù nhây của cậu, thế nhưng chỉ cần Tề tiên sinh “tự mình hạ thánh chỉ” (C.6) thì y như rằng Tống Tập Tân sẽ vâng lời mà đến. Qua những hành động như “tranh công ngẩng đầu cười hỏi”, “còn có thể tiễn tiên sinh”, “sửng sốt, hơi lúng túng, lấy can đảm” để chất vấn câu dặn dò của ông giáo họ Tề, tớ chỉ thấy được hình ảnh của một cậu nhóc thông minh ngỗ nghịch tìm cách thu hút sự chú ý của người cha nghiêm khắc mà thôi, chứ đâu còn những nét già dặn trước tuổi đầy tham vọng vươn cao nữa.

    - Thư đồng Triệu Diêu là nhân vật vừa xuất hiện trong chương 5, mặc áo xanh, cực kì cố chấp với việc thành – bại – được – mất, rất tuân thủ theo quy củ nghiêm ngặt. Có thể thấy đây là một “ông cụ non” rất biết vâng lời và thuộc hàng ngũ con ngoan trò giỏi, sặc mùi quân tử ... Tàu, nhưng có thể được chọn làm thư đồng dự bị (vì lựa chọn đầu tiên của Tề tiên sinh là đại ca xóm dưới Lưu Tiện Dương) ắt cũng có những năng lực đặc sắc riêng. Thật đáng mong chờ tác giả sẽ phát triển tuyến nhân vật ngay đơ thẳng cứng này như thế nào.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nhongcon_pupa, ngày 23-05-2021 lúc 08:29.

  8. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hạ chi nhật,XiaoNhi,
  9. #15
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    3
    Xu
    0

    Mặc định

    "và phải vị tha tới mức nào mới nhận ra được rằng “trên đời ngoại trừ cha mẹ thì không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ngươi” khi tuổi đời chưa tới 12 năm."
    Đây hem phải vị tha, đây là đủ chín chắn và trưởng thành để nhìn nhận thực tế.

    Vị tha
    Tính từ
    có tinh thần chăm lo đến lợi ích của người khác một cách vô tư, sẵn sàng vì lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    nhongcon_pupa,
Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

DMCA.com Protection Status