TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 31 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 151

Chủ đề: Anh Hùng Đại Việt [Phần 1]

  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    460
    Xu
    0

    Mặc định Bài 11

    Lạc Long Quân chiến đấu với quái vật thuồng luồng (Tranh của Phan Vũ Linh).
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    ---QC---
    Page Lịch Sử Anh Hùng Đại Việt: https://www.facebook.com/Loanthehungca/


  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    460
    Xu
    0

    Mặc định Bài 12

    Lạc Long Quân cưỡi rồng
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Page Lịch Sử Anh Hùng Đại Việt: https://www.facebook.com/Loanthehungca/

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    460
    Xu
    0

    Mặc định Bài 13

    Lạc Long Quân và năm mươi con trai

    Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

    ĐÌNH VĂN TUẤN

    Theo truyền thuyết và sử sách, Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm con trai của Kinh Dương Vương và con gái của Động Đình Quân.

    Lạc Long Quân (chữ Hán 貉龍 君), chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc “lạc.”

    Tiền nhân Việt dường như cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống con cầy), hay mạch (tộc ở phương Bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có dụng ý sâu kín nào đó đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự.

    Bài viết này cố gắng tìm hiểu lý do nào cổ nhân cố ý viết chữ 貉 và LẠC có ý nghĩa, tượng trưng gì?

    Mục đích của chúng tôi cố gắng giải mã bí ẩn chữ LẠC trong Lạc Long Quân với giới hạn của huyền sử, sử liệu và văn tự, ngữ âm chứ không bàn luận hay khẳng định gì về nguồn gốc dân tộc Việt.

    1.Chữ 貉 và âm đọc “lạc” qua tài liệu Việt - Hoa

    Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉 龍君 xuất hiện lần đầu trong:

    Lĩnh Nam Chích Quái[1].

    ĐVSKTT[2] (Ngô Sĩ Liên).

    Việt Sử Diễn Âm[3] (khuyết danh, khoảng đời Mạc).

    Thiên Nam Minh Giám[4].

    Thiên Nam Ngữ Lục[5] (khuyết danh, khoảng đời Lê-Trịnh).

    Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca[6] (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái).

    Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa[7] (khuyết danh).

    Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu[8] (Đặng Xuân Bảng, đời Nguyễn)… đều thống nhất tự dạng 貉 (không thấy tự dạng khác như 雒 hay 駱).

    Về sách viết bằng chữ quốc ngữ, ký âm chữ La Tinh sớm nhất hiện còn:

    Tập chép tay về lịch sử nước An Nam của Bento Thiện[9] viết năm 1659.

    Tiếp đến là Notes historiques sur la nation annamite của P. Le Grand de La Liraÿe (1866),

    Tóm lại về sự tích các đời vua nước Annam của Trương Vĩnh Ký (1877),

    Lược biên Nam Việt Sử Ký Lịch Triều Niên Kỷ (1894) của Georges Maspero (cũng viết chữ Hán là 貉),

    Quảng Tập Viêm Văn (1898), Edmond Nordemann cũng viết chữ Hán là 貉,

    Nam Việt Lược Sử, Nguyễn Văn Mại (1919)[10],

    Tối Tân Quốc Văn Tập Đọc[11] (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907, cũng viết chữ Hán là 貉)… tất cả đều ký âm chữ là “lạc.”

    Đặc biệt chữ 貉 còn thấy dùng để viết thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng) trong Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh và chắc chắn phải đọc LẠC chứ không thể HẠC hay MẠCH.

    Điều này chứng tỏ các văn bản khoảng đời Trần còn lưu xác định 貉 được tiền nhân đọc LẠC. Chữ lạc 貉 xuất hiện trong sách học Hán Nôm xưa và các bộ từ, tự điển như Ngũ thiên tự dịch quốc ngữ[12] năm 1909 của Nguyễn Bỉnh ghi:

    “貉 lạc, cầy hương” và Việt Nam tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)[13], 1931:

    “Lạc Long Quân 貉龍君”; Hán Việt từ điển giản yếu[14] của Đào Duy Anh, 1932 được hai nhà Nho là Phan Bội Châu và Lâm Mậu duyệt lãm, từ điển ghi:

    “貉 lạc: Một loài thú giống con ly và “貉龍君 Lạc Long Quân.”

    Nam Hoa tự điển[15] của Nguyễn Trần Mô, 1940: “貉 (lạc) con lạc”. Không chỉ người Việt đọc 貉 là “lạc”, thấy tiếng Quảng Đông cũng đọc là [lok3], Khách Gia là [log6], Triều Châu là [log8][16].

    Vậy rất có khả năng cả Việt lẫn Lưỡng Quảng… lưu lại vết tích Hán âm thượng cổ. 貉 có âm thượng cổ[17] là [glaag] (Trịnh Trương Thượng Phương 郑张尚芳, Phan Ngộ Vân 潘悟云) ta thấy [glaag] rất giống với “lạc.”

    Đây là những chứng cứ xác thật khẳng định truyền thống từ ngàn xưa không hề có nhà Nho uyên thâm Hán học nào, dù là vua chúa hay sử thần, văn nhân… mọi thời đại lên tiếng phản đối hay tự ý sửa lại.

    Như thế cách đọc “lạc” 貉 là cách đọc chữ Hán của người Việt cổ xưa chứ không phải sai lầm truyền kiếp.

    Không nhà Nho hay người biết chữ Hán nào dám đọc 貉 ra “lạc” được, trong khi từ thư Hán chỉ có âm “hạc”, “mạch”, nếu không có một sự thật:

    Chữ 貉 thời cổ đại có âm “lạc” vì thế dân gian truyền khẩu biết bao đời nay luôn là “Lạc” Long Quân.

    Từ trước đến nay, có lẽ chỉ có An Chi là khẳng định chữ 貉 trong 貉龍君 không thể đọc là “lạc” mà là “hạc” qua một bài viết đăng trên tờ báo không chuyên về lịch sử, ngữ văn:

    “Tên của “Lạc Long Quân” 貉龍君 bị đọc sai ở chữ 貉. Chữ này tuyệt nhiên không có âm “lạc”, tác giả dựa Hán ngữ đại tự điển ghi 3 âm:

    “1. mạch (mạc bạch thiết 莫白切);

    2. hạc (hạ các thiết 下各 切);

    3. mạ (mạc giá thiết 莫駕切)” để khẳng định 貉 không hề có âm “lạc”. Từ đó ông giả định:

    “Chữ 貉 phải được đọc theo âm nào? Chúng tôi cho đó là âm “hạc” vì thiển nghĩ cái tên “Hạc Long Quân” hẳn liên quan địa danh Bạch Hạc 白鶴, chữ hạc 貉 ở đây có thể “thông” với chữ hạc 鶴 về ngữ âm trong tâm thức người ghi truyền thuyết, đây là tên loài chim thuộc bộ hạc.”[18]

    Chúng tôi xác nhận:

    Cách đọc “lạc” 貉 là tập truyền xưa nay của Tổ tiên người Việt chứ không đơn giản là sai lầm truyền kiếp, nên nếu chỉ dựa từ thư, phiên thiết mà không tham chiếu tài liệu liên quan về lịch sử, văn tự, ngữ âm xưa nay sẽ là phiến diện, chủ quan.

    Cách đọc “hạc” 貉 tuy đúng “phiên thiết” nhưng sai về ngữ âm lịch sử. Tên gọi “hạc” 鶴 (loài chim) rất phổ biến, nghĩa là nếu viết chim hạc, tự nhiên viết ngay là chữ 鶴 hay dị thể 鹤 chứ không có chuyện dùng chữ đồng âm, khác nghĩa được. Nên không thể suy đoán tùy tiện:

    “Về ngữ âm trong tâm thức người ghi chép truyền thuyết” để cho hạc 貉 có thể “thông” với hạc 鶴 nên muốn viết sao thì viết.”

    Xưa nay tài liệu chữ Hán ở Việt Nam không thấy ghi nhận dùng hạc 貉 thay cho hạc 鶴, trái lại chỉ có chuyện dùng 貉 thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng) vì chúng đồng âm “lạc.”

    An Chi hay bất cứ ai biết chữ Hán đều không thể cả tin vào phiên thiết rồi máy móc đọc một cách phản lịch sử là Âu Hạc, Hạc Hầu, Hạc Tướng được!

    Đây là chứng cứ góp phần phủ nhận chữ 貉 trong 貉龍君 phải đọc là “hạc” theo An Chi.

    Thực ra trước đây trong bài viết Hùng Vương hay Lạc Vương?[19], An Chi với bút hiệu Huệ Thiên từng tin vào âm đọc “lạc”:

    “Chúng ta là con cháu Lạc Long Quân, thuộc nòi giống Lạc Việt, lại làm “vua” của Lạc dân ( = dân Lạc)…”

    Sau này ông tự phủ nhận bằng định kiến về 貉 phải đọc “hạc” từ đó ông phê phán, kết tội cổ nhân một cách trịch thượng, vô căn cứ[20].

    An Chi suy đoán “lạc” trong Lạc Long Quân có thể chỉ về chim Hạc dựa vào tên đất Bạch Hạc (Phong Châu).

    Thật ra theo truyền thuyết, sau khi Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm cai trị nước Xích Quỷ thì tên gọi Lạc Long Quân mới xuất hiện.

    Đến khi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ sinh 100 con trai, sau khi hai người chia tay mới có chuyện 50 con theo mẹ về Phong Châu nay là Bạch Hạc và đất này thành kinh đô nước Văn Lang của Vua Hùng.

    2.Ý nghĩa của chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

    Trước đây dựa chữ 雒 chỉ loài hậu điểu, ở miền Giang Nam, Đào Duy Anh[21] nêu giả thuyết vật Tổ chim Lạc của người Lạc Việt thời văn minh Đông Sơn và hầu như tác giả coi mọi chữ lạc 貉 (viết lầm từ 駱), 駱, 雒 và chữ Hùng 雄 (viết lầm từ 雒) đều là một.

    Nhưng theo chúng tôi, nguyên ý của Quảng Châu ký, Giao Châu ngoại vực ký từ đầu đã nhấn mạnh Lạc điền, ruộng tên “Lạc” chứ không nhấn mạnh về tộc người mang tên Lạc và lạc phải là tên gọi trồng cấy thực vật nào đó trên ruộng có nước triều lên xuống, nên ở ngữ cảnh này nếu chỉ về loài chim là không thích hợp.

    Hơn nữa tự hình 雒 của Giao Châu ngoại vực ký chưa chắc là tự hình ban đầu.

    Chữ lạc viết bằng 2 tự dạng 雒 và 駱. Theo Khang Hy tự điển[22] thì 雒: “雒音洛, 本作駱”(âm lạc, vốn viết là 駱), vậy đây là 2 chữ đồng âm khác nghĩa.

    Liên quan chữ “lạc” ở Giao Chỉ còn thấy chép Lạc - Việt 駱-越 ở các sách Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Thủy Kinh chú[24].

    Hai văn bản Giao Châu ngoại vực ký và Quảng Châu ký có lẽ xuất hiện cùng thời vì chính Thủy Kinh chú từng trích dẫn Quảng Châu ký (裴淵,廣州記曰, Bùi Uyên, Quảng Châu ký chép).

    Nhưng chúng tôi cho rằng đoạn văn cô đọng từ Quảng Châu ký với chữ lạc 駱 và dựa các sách xưa hơn là Sử ký, Hán thư đều viết chữ lạc 駱 rất có thể xuất hiện sớm hơn (hoặc gần nguyên gốc) đoạn văn sáng sủa của Giao Châu ngoại vực ký với chữ lạc 雒.

    Luận cứ của Đào Duy Anh không thuyết phục vì ngộ nhận chữ 雒 như một chữ gốc và dựa ý nghĩa để lập giả thuyết mà thực ra dù 駱 hay 雒 chúng chỉ là chữ ký âm.

    Chữ 貉 nguyên nghĩa chỉ về động vật (như con cầy) và các dân tộc phương Bắc hay Đông Di, Triều Tiên chắc chắn không phù hợp cổ Việt nên cần phải tìm hướng khác về ngữ âm để truy nguyên.

    Theo Khang Hy tự điển dẫn Tập vận, Vận hội, Chính vận cho biết chữ 貉: “本作貈”(vốn viết 貈).

    Chữ 貈 này đáng chú ý ở phần bên phải là chữ 舟 (thuyền) khiến ta liên tưởng những thuyền trên trống đồng Đông Sơn.

    Phải chăng là ẩn ý chữ 貉 ám chỉ tộc người sống ở vùng sông nước, thường gắn bó giao thông bằng thuyền?

    Truyền thuyết kể Kinh Dương Vương có tài xuống Thủy Phủ, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ rồi sinh Sùng Lãm - Lạc Long Quân.

    Sùng Lãm được sinh dưới Thủy Phủ và thường sống gắn bó với Thủy Phủ hơn là đất liền. Sau khi lên ngôi, Sùng Lãm lấy danh hiệu Lạc Long Quân, Vua Rồng LẠC.

    Lạc Long Quân là nòi giống Rồng, đứng đầu thủy tộc, sau khi chia tay Âu Cơ, đem 50 con về Thủy Phủ chia trị các nơi. Chúng tôi suy đoán:

    LẠC là tên gọi ám chỉ cội nguồn của vua, con của Rồng, sinh từ Thủy Phủ và âm “lạc” là cách đọc tiếng Hán ở cổ Việt của chữ Hán là 貉 hay 貈.

    Vậy 貉 hay 貈 là chữ ký âm tiếng cổ Việt, nhưng tiếng ấy là gì? Âm Hán thượng cổ của 貈 được phục nguyên là [gloowg] và của 貉 là [glaag](25), cả 2 âm này đều tựa như “lạc” của người Việt và của các tộc Hoa Nam [lok3], [log6], [log8].

    Từ “lạc” (Lạc Long Quân) trong tiếng Việt xưa nay là từ mất nghĩa nhưng dựa suy luận trên về cội nguồn vua Rồng sinh ra, sống gắn bó với Thủy Phủ, có thể xác định đó là môi trường, quê hương NƯỚC.

    Vậy LẠC Long Quân là Vua Rồng - NƯỚC. Chữ lạc 貉 là dạng ký âm tiếng cổ Việt của “nước” hay “nác”[26].

    Theo Nguyễn Tài Cẩn[27], Nguyễn Ngọc San[28], phụ âm đầu “n” bắt nguồn từ dr, r, d, t, đa số Mường nói nước là “dac”, “tac” nhưng ở tiếng Mường Thải, Tân Phong phát âm “nước” là [drac] và đặc biệt là các Mường Vang, Mặc, Khênh, Thịnh Lang, Cao Dương, Tăm, Nèn, Khơi[29]... lại phát âm theo “r” là “rac.”

    So sánh âm Hán thượng cổ của 貉 [glaag] và âm Mường-Việt [rac] ta thấy tương đồng: “gl” đọc lướt sẽ như “l”, vì âm Hán xưa không có âm rung “r” nên thường dùng “l” để ký âm, chẳng hạn như sách An Nam Tức Sự[30] viết vào đời Nguyên dùng 掠 [liɑk] để ghi âm tiếng cổ Việt chỉ 水 (nước) là [rac] hay An Nam Dịch Ngữ đời Minh dùng 弄 [luŋ] để ký âm cho tiếng Việt chỉ 闊 là rộng và ở chữ Nôm, ký âm “rồng” bằng long 龍.

    Kết quả này phù hợp giả thuyết trước đây của Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc[31] về cách đọc “lạc” trong Lạc điền, Lạc dân, Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng và kể cả Lạc Long Quân, Lạc Việt là từ tố Việt-Mường rac: nước.

    Tác giả hiểu:

    Tên gọi Lạc điền ám chỉ ruộng rộc, rộc = ruộng nước vì lẽ tài liệu Hán cho biết Lạc điền là ruộng có nước triều lên xuống mà yếu tố nước rất quan trọng cho trồng cấy.

    Một nhà nghiên cứu khác từng đồng thuận với cách đọc hiểu của chữ lạc là “nước” như Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, đó là Lê Hữu Mục:

    “Chữ lạc theo chữ Nôm là LÁC và hiểu LÁC là nước theo quá trình phát triển của nó từ LÁC đến ĐÁC và từ ĐÁC đến NÁC để dừng lại cuối cùng ở âm NƯỚC như hiện nay.”

    Và tác giả nhìn nhận:

    -Từ nước từ ngàn xưa nằm sẵn trong những danh xưng LẠC ĐIỀN 貉田 và LẠC DÂN 貉民[32].

    Luận cứ lạc = nước của các tác giả trên, theo chúng tôi có mấy điểm không thuyết phục:

    Tài liệu Hán như Quảng Châu ký, Giao Châu ngoại vực ký ngay từ đầu nhấn mạnh về Lạc điền, ruộng có tên là “Lạc”, không phải ám chỉ sự lên xuống thủy triều. Nước triều lên xuống chỉ là một thuộc tính của ruộng Lạc.

    Cả người Hán lẫn Việt thời thượng cổ đều biết dùng ruộng nước để trồng cấy. Yếu tố “nước” luôn cần thiết với các dân tộc sống bằng nông nghiệp.

    Nên theo chúng tôi, nước triều lên xuống không gây chú ý bằng tên sản vật địa phương mà người Hán chưa biết. Do đó Lạc điền nên hiểu ruộng trồng cấy một loài thực vật nào đó ở ruộng có nước triều lên xuống.

    Hơn nữa, giả thuyết này chưa giải quyết thỏa đáng về phức tạp các tự dạng 貉 (Lạc Long Quân), 駱, 雒 (Lạc điền, Lạc dân) đặc biệt là 雄 (Hùng điền, Hùng dân) trong Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn.

    Theo quan điểm chúng tôi, chữ 貉 không có cơ sở để đánh đồng với các chữ 駱,雒,雄. Chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 có phải là Lạc 駱, 雒 trong Lạc điền, Lạc Vương… và cổ nhân Việt cố ý gán ghép vào Long Quân?

    Thư tịch Hán, chữ 貉 xuất hiện duy nhất trong sách Thông Điển (đời Đường) với Lạc Việt 貉越 nhưng Lạc Việt lại ở huyện Trung Lư, không thuộc Giao Chỉ.

    Sách Đông Quán Hán ký (thời Đông Hán), Hậu Hán thư khi chép Lạc Việt Trung Lư lại không viết 貉越 mà dùng 駱越. Vậy có thể 貉 và 駱 có tự dạng giống nhau nên dễ lầm (chỉ một lần trong thư tịch Hán).

    Sử liệu Hán viết Lạc Việt 駱越 để phiếm chỉ dân sống ở Giao Chỉ, Cửu Chân và ở Trung Lư, có khi cho Lạc Việt 駱越 là Tây Âu 西甌 nên không chắc rằng chữ “lạc” dù ở văn cảnh nào, thuần túy chỉ dân Lạc ở cổ Việt (như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký).

    Trường hợp này như tên gọi Việt, phiếm chỉ các tộc thuộc Bách Việt vùng Hoa Nam, trong đó kể cả Lạc Việt ở Giao Chỉ.

    Không thể tùy tiện cho rằng nhà Nho Việt đọc Thông Điển rồi bắt chước cách viết 貉 = 駱 để ghi về Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái.

    Học giả Đào Duy Anh từng nhận định sử sách Việt lộn chữ 駱 sang chữ 貉 vì tự hình giống nhau.

    Thư tịch Việt, nhiều chỗ dùng 貉 khi về Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng chứ không dùng 駱, 雒, tuy nhiên ĐVSKTT khi viết về Trưng Trắc lại viết giống sách Hán với chữ 雒, họ Lạc 雒, con gái của Lạc Tướng 雒將 huyện Mê Linh.

    Hiện tượng này có thể do thói quen viết chữ của nhà Nho Việt khi thấy chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân là chữ đồng âm với lạc (駱,雒) nên hễ thấy chỗ nào có “lạc” cũng viết 貉.

    Do đó theo chúng tôi, chữ lạc 貉 trong 貉龍君 không phải chữ lạc 駱,雒 trong Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng[32].

    Chúng tôi chỉ đồng thuận với Nguyễn Kim Thản, Vương Lộc và Lê Hữu Mục về tương đồng ngữ âm Hán - Việt khi đoán định LẠC = NƯỚC.

    Nhưng bằng truy nguyên khác, dựa gốc tích, huyền sử, chúng tôi xác định NƯỚC (nác, rac) chỉ gắn liền với danh hiệu LẠC Long Quân.

    Lời kết

    Danh hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 của huyền sử Việt Nam từ bao đời nay để lại cho hậu thế một bí ẩn từ chữ Hán là 貉 vì chữ này không đọc theo từ thư, phiên thiết Hán là “hạc”, “mạch” mà lại là LẠC.

    Kế tiếp công trình khảo cứu trước đây của các học giả, nhà nghiên cứu sử học, bằng truy nguyên khác, chúng tôi đi đến kết luận:

    Chữ 貉 xưa vốn là chữ 貈, có lẽ người cổ Việt chọn tự dạng này vừa để ký âm vừa gợi nhớ cuộc sống gắn bó với thuyền trên sông nước như vẫn còn lưu dấu tích trên trống đồng Đông Sơn.

    Do văn tự biến đổi theo thời gian, đến đời Trần, soạn giả Lĩnh Nam Chích Quái lưu lại tự dạng 貉 là chữ đồng âm của 貈.

    Âm Hán thượng cổ của 貈[gloowg] và 貉[glaag] rất gần với cổ âm người Việt là “lạc” nên có khả năng dùng để ký âm cho tiếng Mường - Việt là [rac], nghĩa là NƯỚC (nác).

    Cách đọc “lạc” 貉 của tiền nhân Việt là đúng, không phải đọc sai lầm vì có căn cứ ngữ âm lịch sử của tiếng Hán [glaag] và phương ngôn tiếng Hán như Quảng Đông [lok3], Khách Gia [log6], Triều Châu [log8].

    Vậy ban đầu ở thời giao tiếp Hán - Việt (Triệu Đà đến Hán thuộc), 貉 được người cổ Việt phát âm “lạc” và dùng để ký âm cho tiếng Mường-Việt là [rac] và 貉龍君 sẽ là Vua Rồng (龍 君) mang tên NƯỚC [rac] (貉).

    Ý nghĩa của NƯỚC phù hợp danh hiệu Lạc Long Quân vì theo huyền sử, Lạc Long Quân sinh ra từ NƯỚC ở Thủy Phủ bởi mẹ là Long Nữ, con gái của vua Hồ Động Đình (tức Động Đình Quân), nên khi Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Sùng Lãm, Sùng Lãm xưng danh hiệu Lạc Long Quân để luôn nhớ về quê mẹ, nguồn cội sinh từ NƯỚC của mình.

    Lạc Long Quân thường sống ở Thủy Phủ, sau khi chia tay Âu Cơ, vua đem 50 con trai về quê ngoại ở Thủy Phủ. Âu Cơ đem 50 con trai lên vùng đất liền, cao ráo ở Phong Châu, tôn con trưởng làm vua gọi Hùng Vương.

    Huyền sử cho biết, dân Văn Lang khi xuống nước đánh cá, thường bị giao long làm hại nên Vua Hùng dạy lấy mực xăm mình giống hình Long Quân để không bị thủy quái hại nữa.

    Sử cho biết tục xăm mình theo hình rồng gọi “thái long” đến đời Trần vẫn còn thịnh hành. Đây là dấu tích nhớ cội nguồn, Thủy Tổ người cổ Việt là Lạc Long Quân.

    Đ.V.T

    (SDB17/06-15)

    Chú thích:

    1.Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện (chữ Hán), nguồn: Vietnamese Nôm Preservation Foundation (VNPF), http://lib. nomfoundation.org/collection/1/

    2.ĐVSKTT (tập IV, kèm nguyên bản chữ Hán), Nxb.KHXH, Hà Nội 1993.

    3.Nguyễn Tá Nhí (Sưu tầm, chú thích, biên dịch), Việt Sử Diễn Âm (bản chữ Nôm), Nxb.VHTT, 1997.

    4.Thiên Nam Minh Giám - Gương sáng trời Nam (bản chữ Nôm), Hoàng Thị Ngọ (phiên âm, chú giải), Nxb.Văn Học. 1994.

    5.Nguyễn Thị Lâm (khảo cứu, sưu tầm, biên soạn) Thiên Nam Ngữ Lục (bản chữ Nôm), Nxb.Văn học & TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

    6.Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (bản chữ Nôm), Lã Minh Hằng (khảo cứu, phiên âm, chú thích), Nxb.Văn Học. 2008.

    7.Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa, bản chữ Nôm, nguồn: http://www.trangnhahoaihuong.com/

    8.Đặng Xuân Bảng, Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu (bản chữ Hán), Hoàng Văn Lâu (dịch), Nxb.KHXH, 2000.

    9.Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 - 1659 (tái bản), Nxb.Tôn giáo, 2008.

    10.Nguồn sách của các tác giả P. Le Grand de La Liraÿe, Trương Vĩnh Ký, Edmond Nordemann từ các website: Archive. org, Gallica.bnf.fr,Books.google.com, Persee.fr.

    11.Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục. Cục Lưu trữ Nhà nước Việt Nam & Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Nxb.Văn hoá, 1997.

    12.Ngũ thiên tự dịch quốc ngữ 五千字譯國語, Nguyễn Bỉnh, nguồn: http://hannom.nlv.gov.vn/

    13.Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển, Ha Noi, Imp. Trung Bac Tan Van, 1931.

    14.Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, Nhà in Tiếng dân, Huế, 1932.

    15.Nguyễn Trần Mô, Nam Hoa tự điển, (Imp. Thuy-ky), Hà Nội, 1940.

    16.Nguồn tự điển: http://dictionary.sina.com.hk/p/word/%B8%E8#top. www.mogher.com/. Zdic.net

    17.上古音查询, www.eastling.org/OC/oldage.aspx

    18.An Chi, Lạc Long Quân nghĩa là gì? Đương Thời Xuân Nhâm Thìn 2012.

    19.Huệ Thiên, Hùng Vương hay Lạc Vương? Đăng trong Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Nxb. Trẻ, 2004.

    20.Sau bài Lạc Long Quân nghĩa là gì?, đến bài Cả dân gian lẫn trí thức đều có thể sai, nguồn:

    http://petrotimes.vn/ An Chi ngầm chỉ trích cổ nhân sai lầm, ông viết:

    “Chúng tôi không cho rằng các cụ ta ngày xưa lại dốt đến độ không biết chữ [貉] không thể đọc thành “lạc”, nghĩa là thực tế xưa nay mọi người (kể cả dân gian, trí thức) lưu truyền âm đọc “lạc” là vì dốt nát!”

    Đáng tiếc hơn, ông lấy tên tuổi của học giả Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược để quy tội:

    “Chúng tôi vẫn cho rằng sở dĩ cách đọc đó trở nên phổ biến do quyển sử của học giả họ Trần.”

    Nhưng như chúng tôi chứng minh trong bài, luận điểm của An Chi không khoa học vì thiếu thuyết phục, phiến diện và đầy chủ quan, cảm tính.

    21.Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb.VHTT, 2005.

    22.Khang Hy tự điển, Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1997.

    23.Các tài liệu chữ Hán như Thủy Kinh chú, Thái Bình Quảng ký, Hán thư… tham khảo từ trang mạng Chinese Text Project, website:http://ctext.org/pre-qin-and-han

    24.Các âm Hán thượng cổ tra cứu theo 上古音查询,www.eastling.org/OC/oldage.aspx

    25.Alexandro de Rhodes (1651), Dictionarivm Annnamiticvm Lvsitanvm et Latinvm, bản dịch tiếng Việt của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, Nxb.KHXH, 1991.

    26.Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb.Giáo Dục (tái bản), 1997.

    27.Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử (Tái bản có bổ sung và sửa chữa), Nxb.Đại học Sư phạm, 2003.

    28.Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi (nhiều tác giả), Nxb.Ủy ban huyện Tân Lạc, Sở VHTT Hà Sơn Bình, 1988.

    29.An Nam Tức Sự 安南即事, nguồn:http://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=224481&remap=gb

    30.Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, Thử tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố “Lạc” trong Hùng Vương dựng nước (tập IV), Nxb.KHXH Hà Nội, 1974

    31.Lê Hữu Mục, Nước, đặc trưng hình thái của tư tưởng Việt Nam (1), nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/

    32.Chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 không phải chữ lạc 駱,雒 hoặc Hùng 雄 trong Lạc/Hùng điền, Lạc/Hùng dân, Lạc/Hùng Vương, Lạc/Hùng Hầu, Lạc/Hùng Tướng được sử Hán - Việt ghi chép. Về danh xưng Lạc 駱,雒 và Hùng 雄 chúng tôi sẽ viết một khảo cứu khác.

    http://tapchisonghuong.com.vn/tap-ch...Long-Quan.html.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Page Lịch Sử Anh Hùng Đại Việt: https://www.facebook.com/Loanthehungca/

  4. #14
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    460
    Xu
    0

    Mặc định Bài 14

    Âu Cơ và năm mươi con trai

    Lễ hội đình Viễn Lãm (xã Bảo Yên) thờ Tuấn Vương thời Hùng Vương tổ chức 7 tháng Giêng với nghi thức tế lễ, rước kiệu, đánh cờ tướng. 

    Lễ hội đình Đào Xá (xã Đào Xá) 28-29 tháng Giêng hàng năm. Đình thờ Hùng Hải Công, đền thờ 3 thủy thần húy là Tam Công con của Hùng Hải Công.

    Nay lễ hội bảo tồn tổ chức trọng thể với phần lễ trang nghiêm, phần hội gồm nhiều trò dân gian tiêu biểu như rước voi trận, kéo lửa thổi cơm thi, kéo co, chọi gà, thi làm cỗ thờ, bơi chải… 

    Lễ hội đền Lăng Xương còn gọi đền Thánh Mẫu (xã Trung Nghĩa) tổ chức rằm tháng Giêng hàng năm thờ mẹ Đức Thánh Tản Viên với nhiều hoạt động lễ hội phong phú: Tế, lễ, rước kiệu, kéo co, hát chèo, hát nhà trò, hát bội…

    Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, huyện Thanh Thủy triển khai nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu trong nghiên cứu, phục dựng lễ hội dân gian truyền thống, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa đến dân. 

    Ông Nguyễn Văn Soạn - trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Thanh Thủy khẳng định: 

    “Chúng tôi là địa phương đầu tiên trong tỉnh ban quy chế quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa. Thanh Thủy đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 

    Toàn huyện hiện có 34 Di tích Lịch sử Văn hóa được xếp hạng, 5 Di tích Lịch sử Văn hóa xếp hạng cấp quốc gia. 

    Nằm trong vùng đất cổ Văn Lang, Thanh Thủy nhiều di tích, lễ hội truyền thống gắn thời Hùng Vương, thể hiện sâu sắc, sinh động tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đền Lăng Xương là điểm nhấn quan trọng. 

    Nghiên cứu, phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống, quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích, chúng tôi triển khai kế hoạch khôi phục lại đền Quốc Tế (xã Thạch Đồng) tương truyền là nơi thờ cúng Hùng Vương…”

    “Biến di sản thành tài sản” là cách bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả, thiết thực nhất, được Thanh Thủy hiện thực hóa qua các dự án phát triển du lịch gắn tiềm năng thế mạnh của vùng.

    Hệ thống Di tích Lịch sử Văn hóa độc đáo cùng tài nguyên nước khoáng nóng ở vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi phát huy thế mạnh giúp Thanh Thủy phát triển nhanh, mạnh các loại hình du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng. 

    Khách thập phương về dâng hương tri ân công đức Thánh Mẫu, Tản Viên Sơn Thánh tại núi Ba Vì (Hà Nội), đền Lăng Xương (Trung Nghĩa, Thanh Thủy) tiện đường nghỉ dưỡng, thư giãn tại các điểm tắm nước khoáng nóng và khu vui chơi hiện đại, hoành tráng ven bờ sông Đà. 

    Không còn là lý thuyết viển vông, các ngành nghề thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. 

    Năm vừa qua, giá trị thương mại, dịch vụ của Thanh Thủy ước đạt 286.193 triệu đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ, chiếm 38,1% cơ cấu kinh tế. 

    Biết bảo tồn, phát huy, sử dụng giá trị văn hóa đúng cách góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân. 

    Và di sản văn hóa cha ông để lại trường tồn cùng thời gian, ngày càng có tầm cao, vị thế mới.

    http://vietsensetravel.com/huyen-tic...a-giang-n.html.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Page Lịch Sử Anh Hùng Đại Việt: https://www.facebook.com/Loanthehungca/

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    460
    Xu
    0

    Mặc định Bài 15

    Cổng đền Lạc Long Quân

    Đền thờ Lạc Long Quân

    Núi Sim nhìn xa giống con rùa lớn hướng về hồ Hóc Trai, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ. Núi cao 94m, diện tích rộng 5ha, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, nơi có vị trí đắc địa, “sơn chầu thủy tụ.”

    Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam hơn 100m theo đường chim bay. Đứng trên đỉnh núi Sim có thể nhìn bao quát vùng đất rộng lớn, núi non trùng điệp. 

    Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoai thoải dần về phía hồ nước mênh mông. 

    Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.

    29-3-2009, tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ khánh thành đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đền xây nhằm tưởng nhớ công ơn các tiền nhân có công dựng nước giữ nước. 

    Đền thờ Lạc Long Quân trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng khởi công xây 26-3-2007 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, Việt Trì, Phú Thọ, khánh thành 29-3-2009 đúng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu 2009.

    Đền thờ Lạc Long Quân đầu tư xây mới đồng bộ, các hạng mục công trình kiến trúc, họa tiết mô phỏng hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. 

    Công trình đầu tư xây mới, mang phong cách kiến trúc truyền thống, được chọn lọc, liên hệ tương quan với kiến trúc đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn. 

    Các họa tiết trang trí mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn được cách điệu:

    Hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim Lạc. 

    Đền Lạc Long Quân quay hướng Tây Nam. Kiến trúc chữ “Đinh” chia các khu:

    Cổng đền, phương đình, tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, trụ biểu, cổng biểu tượng, đền thờ. 

    Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng. Các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật xây trên diện tích 13,9ha, đền chính rộng 210m2. 

    Cổng đền có 4 cột xây bằng bê tông cốt thép; cổng chính rộng 4,2m, cổng phụ rộng 2,05m, ốp đá xanh bên ngoài, 4 mặt đục chạm hoa văn trên trống đồng cách điệu. 

    Tiền đường ba gian, hai chái, bốn hàng chân; hậu cung ba gian, bốn hàng chân, tường xây bít đốc sau, cửa bức bàn. Phía trước tiền đường là tiền tế một gian hai chái, hai hàng chân. 

    Kết cấu bộ khung đền bằng gỗ lim sơn son thếp vàng và sơn quang, tường bay xây gạch chỉ đặc, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa bằng đá xanh Thanh Hóa, tường bao quanh xây gạch chỉ đỏ đặc.

    +Cổng biểu tượng nằm phía trước phương đình, kết cấu cột bê tông cốt thép ốp đá đục chạm khắc hoa văn.

    +Trụ biểu cao 9,2m, gồm 2 trụ nằm đối xứng hai bên trục chính, cao 9,2m. Kết cấu bê tông cốt thép, ốp đá xanh đục chạm họa tiết hoa văn chim Lạc cách điệu.

    +Lầu hóa vàng nằm hai bên phía sau đền chính, kích thước (1,64m x 1,64). Kết cấu lầu bằng đá khối, vữa xi măng, trụ bê tông cốt thép, mái dán ngói giả cổ.

    +Phương đình: nằm sau nghi môn, kích thước (5,90m x 5,90m), cao 6,1m, kết cấu bằng gỗ, mái chồng diêm, nền lát gạch Bát Tràng.

    +Tả vu, hữu vu là nhà 5 gian, 2 hàng chân, diện tích 54m2. Kiến trúc cổ truyền thống, kết cấu cột gỗ có đường kính 29cm, cao 2,8m; cửa bức bàn, nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa bằng đá xanh Thanh Hóa, tường bao quanh xây gạch chỉ đặc, mái lợp ngói mũi hài.

    Trong đền thờ Lạc Long Quân có các đại tự:

    -Quốc Tổ từ (đền Quốc Tổ)

    -Thụy ưng long tường (Điềm lành ứng với rồng)

    -Xích quang mãn địa (Ánh sáng đỏ tỏa khắp nơi)

    Và có các câu đối thể hiện uy linh của Lạc Long Quân và tấm lòng con cháu tưởng nhớ Quốc Tổ.

    Đồ thờ tự trong nội thất đền:

    Cửa võng, hương án, giá chiêng, bát bửu, hoành phi, câu đối... được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng. 

    Tượng Lạc Long Quân bằng đồng nặng 1,5 tấn, cao 1,98m ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá chạm khắc hoa văn theo mô-típ văn hóa Đông Sơn. 

    Hai bên hai tượng tướng lĩnh hầu cận (Lạc Hầu, Lạc Tướng) cao 1,80m tư thế đứng, mỗi pho nặng 0,5 tấn.

    Đền thờ là biểu trưng truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn.”

    6-3-ÂL hàng năm là đại lễ tưởng nhớ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

    Đền Quốc Mẫu Âu Cơ

    Vị trí: xây trên núi Ốc Sơn còn gọi núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. 

    Nằm trong khu di tích Đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn. 

    Đứng trên đỉnh núi Vặn bao quát vùng rộng lớn sơn thuỷ hữu tình. Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các Vua Hùng. 

    Núi Hùng trông xa giống đầu rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn phía sau. Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa hai dải lụa đào, bao bọc ba ngọn “Tổ Sơn” ở giữa. 

    Phía sau núi Vặn là những dãy đồi lớn san sát như bát úp gắn truyền thuyết trăm voi chầu về Đất Tổ. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng sơn thuỷ tụ hội. 

    Đặc điểm: Đền Quốc Mẫu Âu Cơ dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa thời Đông Sơn. 

    Tổng thể kiến trúc:

    Nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân, vườn, hệ thống đường bậc, bãi quay xe thiết kế theo phong cách truyền thống xen lẫn tính hiện đại. 

    Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn:

    Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống cây bút đang viết lên trời xanh… vừa cảm giác gần gũi với Mẹ vừa thiêng liêng cao quý. 

    Đường xây trên vách núi cao từ chân núi lên cửa đền gồm 553 bậc đá bằng chất liệu đá Hải Lựu ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc và đá Trị Quận (Phù Ninh), đường đi có nhà đón khách và chỗ dừng chân.

    Cổng tam quan xây cao 5,8m có 3 lối vào, lối chính cao 2,2m, lối phụ hai bên cao 1,2m. Khung cột, sườn mái bằng bê tông cốt thép, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các hoạ tiết chạm khắc mô phỏng hình chim Lạc. 

    Điểm nhấn cảnh đền là bia và trụ bia bằng đá một mặt khắc chữ Nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi thời xây đền với đóng góp công đức của đồng bào cả nước. 

    Qua cổng tam quan lên bậc đá thứ 500 bắt đầu vào cổng tứ trụ gồm hai trụ chính cao 6,5m, hai trụ phụ hai bên cao 5,2m. 

    Cột trụ bê tông cốt thép, quanh đắp gờ chỉ tạo hoa văn, đắp trát các con giống thời Hùng Vương. 4 cột trụ vút thẳng trời cao biểu thị giao hoà giữa thiên nhiên và trời đất. 

    Tiếp đến là hai trụ biểu cao 14 - 15m ốp bằng đá phiến xanh từ vùng Thanh Hoá, Ninh Bình, dày 20 - 30cm chạm khắc các hoạ tiết, con giống phổ thông theo hình chim Lạc được coi là hai trụ biểu độc đáo nhất cả nước. Sau trụ biểu là hai nhà bia xây trên diện tích 66m2. 

    Kiến trúc mang tính chất đền chùa:

    Mặt bằng hình vuông, mái chồng diêm lợp ngói mũi hài Âm Dương, khung cột sườn mái bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, xung quanh ốp đá xanh Thanh Hoá, đá Hải Lựu và bố trí các con lân bằng đá. Qua nhà bia vào khu đền chính nằm trên diện tích gần 500m2. 

    Khu đền chính gồm đền thờ chính và hai nhà tả vu, hữu vu nằm hai bên, kiến trúc chữ “Đinh”. Riêng thành lan can chạm khắc hoạ tiết hình chim Lạc và hoạt động văn hóa dân gian thời Đông Sơn. 

    Đền chính đặt theo hướng Tây Nam, kiến trúc mái chồng diêm, mặt hình chữ “Đinh”, khung cột sườn mái vách đố lụa bao che bằng gỗ lim tuyển chọn từ Quảng Bình, Hà Tĩnh. 

    Đền dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, khung, sườn, mái, vách ngăn bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch bát. 

    Nội thất trong đền gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng đúc bằng đồng với khối lượng khoảng 2 tấn. 

    Tượng Mẫu Âu Cơ cơ bản lấy theo mẫu tượng đang thờ ở đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa – Phú Thọ), chỉ điều chỉnh đôi chút. Vật liệu lựa chọn công phu, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. 

    Các nhang án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, y môn… được sơn son thếp vàng trên chất liệu gỗ quý. 

    Hai bên tả vu là hai phù điêu khắc họa cảnh 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi bằng chất liệu gò đồng. 

    Hai nhà tả vu, hữu vu đặt hai bên trái và phải đền chính cũng làm bằng chất liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài Âm Dương dùng làm nơi đặt đồ cúng lễ.

    Khu đền chính có hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp. 

    Do nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân vườn xây khá kỳ công, quanh đền chính xây kè 3 lớp, lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đình huyện Lâm Thao (Phú Thọ). 

    Công trình sử dụng hơn 8.000m³ đá, 5.300 tấn cát sỏi, 68.000 tấn xi măng, 250m³ gỗ lim. Sân trồng các giống cây đặc trưng ở đình chùa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam như đại cổ thụ, cây cau, cây si, cây ngọc lan... 

    Từ trên đền chính những ngày nắng đẹp có thể phóng mắt bao quát toàn cảnh khu công nghiệp Bãi Bằng, thành phố Việt Trì, xa xa là 3 dải sông Hồng, sông Lô, sông Đà uốn lượn như rồng nhỏ ôm ấp chân núi Mẹ. 

    Diện mạo đền hiện rõ với kiến trúc đẹp, hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, hệ thống chống sét tiên tiến nhất hiện nay với sự góp công, góp sức của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi.

    Đền Quốc Mẫu Âu Cơ hoàn thành đúng dịp lễ hội Đền Hùng – Quốc lễ 2005. Đền đạt được ý nguyện quy tụ các giá trị văn hoá thời Hùng Vương, bảo đảm phục vụ du khách trong nước quốc tế, kiều bào ở nước ngoài về dự Giỗ Tổ Hùng Vương. 

    https://daotao2016.wordpress.com/201...den-hung-full/.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Page Lịch Sử Anh Hùng Đại Việt: https://www.facebook.com/Loanthehungca/

    ---QC---


Trang 3 của 31 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status