TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 70

Chủ đề: Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar-Thomas Cathcart & Daniel Klein

  1. #11
    Ngày tham gia
    Jul 2017
    Bài viết
    1,241
    Xu
    0

    Mặc định

    II. Logic

    Không có logic, lý lẽ vô dụng. Có nó, bạn có thể thắng trong những cuộc tranh cãi và khiến các đám đông phải tránh xa.

    DIMITRI: Có nhiều môn phái triết học cạnh tranh nhau quá. Làm sao tôi biết chắc cái nào đúng?

    TASSO: Ai nói có cái gì đúng nào?

    DIMITRI: Cậu lại thế rồi. Tại sao cậu luôn trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác vậy?

    TASSO: Cậu bực mình vì thế à?

    DIMITRI: Tôi thậm chí chẳng biết tại sao tôi lại hỏi nữa, vì một số thứ nhất định phải đúng chứ. Như hai cộng hai bằng bốn chẳng hạn. Nó đúng, chấm hết.

    TASSO: Nhưng sao cậu tin chắc như thế?

    DIMITRI: Bỏi vì tôi là một người Athen thông minh.

    TASSO: Đó là vấn đề khác. Nhưng lý do cậu có thể tin chắc hai cộng hai bằng bốn là bởi vì nó tuân theo những quy tắc logic bất di bất dịch.

    xXx

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi TN_VgLm, ngày 01-09-2019 lúc 10:40.
    ---QC---
    ᴄẦᴜ ᴛʀᴜʏỆɴ ʜᴀʏ Hidden Content


  2. #12
    Ngày tham gia
    Jul 2017
    Bài viết
    1,241
    Xu
    0

    Mặc định

    Luật Phi Mâu Thuẫn

    TASSO đúng.

    Chúng ta hãy bắt đầu bằng một truyện cười kinh điển xuất phát từ logic của Aristotle.

    Một giáo sĩ Do Thái đang xử kiện trong làng. Schmuel đứng lên tố cáo: “Thưa thầy, hằng ngày Itzak lùa cừu của hắn qua ruộng nhà tôi và giẫm nát lúa của tôi. Đây là đất của tôi. Như vậy không công bằng.”

    Giáo sĩ nói, “Anh nói đúng!”

    Nhưng Itzak đứng lên và nói, “Nhưng thưa thầy, đi qua đất của hắn là con đường duy nhất để bầy cừu của tôi có thể uống được nước ở đầm. Nếu không thế, chúng sẽ chết. Hàng trăm năm nay, những người chăn cừu có quyền lùa cừu qua mảnh đất xung quanh đầm, và tôi cũng thế.”

    Giáo sĩ nói, “Ông nói đúng!”

    Bà quét dọn nghe lỏm được câu chuyện, nói với giáo sĩ, “Nhưng thưa thầy, không thể cả hai người đều đúng được!”

    Và giáo sĩ trả lời, “Bà nói đúng!”

    Bà quét dọn đã thông báo cho giáo sĩ biết rằng ông ta vi phạm Luật Phi Mâu Thuẫn của Aristotle; đối với giáo sĩ thì việc này không đến nỗi tồi tệ như vi phạm luật cấm thèm muốn đầy tớ gái nhà hàng xóm, nhưng cũng gần như thế. Luật Phi Mâu Thuẫn nói rằng không có cái gì cùng lúc vừa như thế lại vừa không như thế.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi TN_VgLm, ngày 01-09-2019 lúc 10:40.
    ᴄẦᴜ ᴛʀᴜʏỆɴ ʜᴀʏ Hidden Content

  3. #13
    Ngày tham gia
    Jul 2017
    Bài viết
    1,241
    Xu
    0

    Mặc định

    Lập Luận Phi Logic

    Lập luận phi logic là tai họa của các triết gia, nhưng có Trời hiểu, đôi khi nó cũng có ích. Có lẽ đó là lý do vì sao nó phổ biến đến thế.

    Một người Ireland bước vào một quán bar ở Dublin, gọi ba vại bia Guinness, lần lượt uống mỗi vại một ngụm cho đến khi cả ba vại bia đều cạn sạch. Ông ta gọi thêm ba vại nữa. Chủ quán nói, “Có lẽ, ông nên gọi mỗi lần một cốc thì nó sẽ đỡ nhạt đi.”

    Người kia nói, “Ồ tôi biết chứ, nhưng tôi có hai ông anh, một ở Mỹ, một ở Úc. Khi chia tay nhau mỗi người đi một ngả, chúng tôi đã cùng hứa sẽ uống theo cách này để nhớ những ngày còn được ngồi uống với nhau. Mỗi một cốc này là uống cho mỗi anh tôi, còn cốc thứ ba là uống cho tôi.”

    Chủ quán xúc động nói, “Thật là một thói quen tuyệt vời!”

    Người Ireland ấy trở thành khách quen ở quán và luôn luôn gọi bia theo cách đó.

    Một hôm, ông ta bước vào và gọi hai vại bia. Các khách quen khác nhận ra điều này, và một bầu không khí im lặng bao trùm trong quán. Khi ông ta đến quầy để gọi lượt hai, chủ quán nói, “Ông bạn, tôi xin chia buồn cùng ông.”

    Người Ireland nói, “Ồ không, mọi người vẫn khỏe cả. Chỉ là tôi vừa gia nhập Giáo hội Mormon, và tôi phải bỏ bia rượu.”

    Nói cách khác, logic vị kỷ cũng có thể được việc cho bạn lắm chứ.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi TN_VgLm, ngày 01-09-2019 lúc 10:40.
    ᴄẦᴜ ᴛʀᴜʏỆɴ ʜᴀʏ Hidden Content

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jul 2017
    Bài viết
    1,241
    Xu
    0

    Mặc định

    Logic Quy Nạp

    Logic quy nạp đi từ các trường hợp riêng biệt đến các lý thuyết chung, và là phương pháp được sử dụng để khẳng định các lý thuyết khoa học. Nếu quan sát đủ lượng táo rụng từ trên cây, bạn sẽ kết luận rằng táo luôn rơi xuống chứ không bay lên hoặc sang ngang. Từ đó, bạn có thể đi đến một giả thuyết tổng quát hơn, gộp cả những vật thể rơi khác, như quả lê chẳng hạn. Tiến trình khoa học diễn ra như vậy đấy.

    Trong lịch sử văn học, không có nhân vật nào nổi tiếng về năng lực “suy diễn” như thám tử Sherlock Holmes gan dạ, nhưng phương pháp của Holmes nhìn chung không hề dùng logic diễn dịch. Thực ra ông dùng logic quy nạp. Trước tiên, ông nghiên cứu kỹ tình huống, sau đó, dựa trên những kinh nghiệm trước đó của mình, dùng phép loại suy và xem xét các khả năng có thể xảy ra, rồi mới đưa ra kết luận chung, tương tự như trong mẩu chuyện sau đây:

    Holmes và Watson đi cắm trại. Nửa đêm Holmes thức giấc, huých bác sĩ Watson một cái:

    “Watson,” ông nói, “hãy nhìn lên bầu trời và nói cho tôi biết anh thấy gì?”

    “Tôi thấy hàng triệu ngôi sao, Holmes ạ,” Watson đáp.

    “Và từ đó anh rút ra kết luận gì hả Watson?”

    Bác sĩ Watson suy nghĩ một lát. “Ờ”, ông nói, “về thiên văn, tôi thấy rằng có hàng triệu thiên hà và có thể có hàng tỷ hành tinh, về chiêm tinh, tôi thấy Sao Thổ đang ở trong cung Sư tử, về thời khắc, tôi suy ra bây giờ vào khoảng ba giờ mười lăm. Về thời tiết, tôi hy vọng ngày mai chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời, về thần học, tôi thấy Chúa là toàn năng còn chúng ta thật nhỏ bé và vô nghĩa. À, còn anh thì thấy gì, Holmes?”

    “Watson, anh ngốc quá! Có kẻ đã trộm mất cái lều của chúng ra rồi!”

    Chúng ta không biết chính xác Holmes đã đi đến kết luận của mình như thế nào, nhưng có lẽ đại khái là thế này:

    1. Tôi đã đi ngủ trong lều, nhưng bây giờ tôi có thể thấy sao trời.

    2. Trực giác của tôi đưa ra giả thuyết, dựa trên việc loại suy các kinh nghiệm tương tự tôi có trong quá khứ, rằng ai đó đã lấy trộm lều của chúng tôi.

    3. Để kiểm tra giả thuyết đó, chúng ta hãy xem xét các giả thuyết lựa chọn khác:

    + Có lẽ chiếc lều vẫn còn đấy, nhưng ai đó đang chiếu một bức tranh trời sao lên mái lều. Điều này khó có thể xảy ra, dựa trên kinh nghiệm quá khứ của tôi về hành vi của con người và kinh nghiệm bảo tôi nhất định phải có thiết bị trong lều trại, nhưng rõ ràng là không có.

    ++ Có lẽ chiếc lều bị gió thổi bay đi mất. Điều này khó có thể xảy ra, vì kinh nghiệm quá khứ của tôi đã dẫn tôi đến kết luận rằng nếu gió mạnh đến thế hẳn đã đánh thức tôi dậy, mặc dù có thể không làm Watson thức giấc.

    +++ Vân vân, vân vân và vân vân.

    ++++ Không, tôi nghĩ giả thuyết ban đầu của tôi có lẽ là đúng. Kẻ nào đó đã lấy trộm cái lều.

    Đây chính là quy nạp. Hóa ra bao lâu nay chúng ta đã dùng sai thuật ngữ khi ca ngợi kỹ năng suy luận của Holmes.

    MỘT CÚ NHẢY VỌT VỀ QUY NẠP: Ý tôi là, cái kiểu trộm gì chỉ lấy mỗi bát thức ăn cho chó thế ?

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Lần sửa cuối bởi TN_VgLm, ngày 01-09-2019 lúc 10:40.
    ᴄẦᴜ ᴛʀᴜʏỆɴ ʜᴀʏ Hidden Content

  5. #15
    Ngày tham gia
    Jul 2017
    Bài viết
    1,241
    Xu
    0

    Mặc định

    Khả Năng Phản Nghiệm

    Bệnh nhân: Đêm qua tôi mơ thấy tôi lên giường với Jennifer Lopez và Angelina Jolie, và ba chúng tôi đã làm tình suốt đêm.

    Bác sĩ tâm thần: Không còn nghi ngờ gì nữa, ông có mong muốn thầm kín ngủ với mẹ ông.

    Bệnh nhân: Cái gì?! Không ai trong hai người đó giống mẹ tôi chút xíu nào.

    Bác sĩ tâm thần: A ha! Một phản ứng ngược! Ông nhất định đang kim nén những dục vọng thật của ông.

    Trên đây không phải là một truyện cười, thực ra đó là cách mà một số tín đồ của Freud lập luận. Và cách lập luận này phức tạp ở chỗ: không lấy đâu ra những tình huống thực tế mà ta có thể nhận biết để bác bỏ lý thuyết về phức cảm Oedipe kia. Trong bài phê phán logic quy nạp, triết gia thế kỷ hai mươi Karl Popper lập luận rằng để một lý thuyết đứng vững được, nhất định phải có một số tình huống khả dĩ có thể chứng minh rằng nó là sai. Trong câu chuyện núp bóng tiếu lâm ở trên, không có tình huống nào như thế để ông bác sĩ tâm thần tín đồ của Freud có thể thừa nhận là chứng cứ.

    Còn đây là một truyện cười thực thụ, mô tả quan điểm của Popper rõ ràng hơn:

    Hai gã đang ăn sáng. Một gã phết bơ vào miếng bánh mì nướng và nói, “Cậu có bao giờ để ý thấy, nếu cậu đánh rơi một lát bánh mì, mặt phết bơ luôn úp xuống dưới không?”

    Gã thứ hai nói, “Không, tớ dám cá là chỉ có vẻ thế thôi, vì nếu mặt phết bơ úp xuống thì phải lau dọn sàn nhà rất khó chịu. Tớ cược là khi nó rơi mặt có bơ thường quay lên trên.”

    Gã thứ nhất nói, “Thế hả? Nhìn đây này.” Anh ta thả lát bánh xuống sàn nhà, mặt phết bơ quay lên trên.

    Gã thứ hai nói, “Thấy chưa, tớ đã bảo mà”.

    Gã thứ nhất nói, “Ồ, tớ biết tại sao rồi. Tại tớ phết bơ sai mặt!”

    Đối với anh chàng này, không có bất kỳ chứng cứ nào có thể chứng minh lý thuyết của gã là sai.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi TN_VgLm, ngày 01-09-2019 lúc 10:40.
    ᴄẦᴜ ᴛʀᴜʏỆɴ ʜᴀʏ Hidden Content

    ---QC---


Trang 3 của 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status