TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 62 Đầu tiênĐầu tiên 123451353 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 307

Chủ đề: Bàn về Tam Quốc

  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Bài viết
    16
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi rothmans Xem bài viết
    Trong lịch sử 4 ngàn năm gần đây của dân Tàu thì nhà Hán của tay đính trưởng háo sắc vô ân Lưu Bang, là một trong các triều đại yếu kém nhất.
    Vì thế cuối cùng nó phải đổ, nhưng kèm theo đó là hàng núi xương sông máu của dân chúng, cũng như sự ly tán tàn phá của chiến tranh liên miên.
    "Đôi mắt người Sơn Tây
    U uẩn chiều luân lạc"

    Bộ truyện này đi cùng lịch sử khoảng 80 năm, thuộc dạng "sáu hư, bốn thực" (tứ lục như giang hồ). Tuy hay thì quả là hay, nhưng nó thối ở chỗ dưới sức ép của các triều đại sau này, vai trò của các anh hùng, chính trị gia kiệt xuất bị lược đi rất nhiều, thay vào đo là quan niệm chính thống "quân, sư, phụ" luôn được thổi phồng.
    Nhưng dù sao thì vẫn là truyện xem mãi ko chán.
    Mời các bác bình luận cho ý kiến.
    Chẳng hiểu bạn căn cứ vào đâu khi nói nhà hán là Triều Đại yếu kém nhất của lịch sử trung hoa. Nhưng theo mình biết thì trong lịch sử trung hoa từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước đến nay là 2229 năm (221 TCN - 2008 SCN) thì có 8 triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và ngày nay CHND Trung Hoa. Mỗi triều đại đều có lúc hưng lúc suy. Nhưng nhà Hán là lâu đời nhất hơn 400 năm lịch sử. Cũng là triều đại đặt nền móng gây dựng nên cái gọi là Văn Hóa Trung Hoa (Nền văn hóa cổ đại duy nhất còn hiện hữu trên thế giới). Vì trước đó là nhà Tần chỉ tồn tại được vài chục năm. Còn trước nũa là thời Ngu, Thuấn... Đất nước chưa có sự thống nhất nên cũng chưa có cái gọi là văn hóa Trung Hoa.
    ---QC---


  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    48
    Xu
    0

    Mặc định

    Bạn A Phi viết khá chính xác. Tại hạ xin bổ sung rằng:
    1. Tào Tháo phái Chung Do, Hạ Hầu Uyên chuẩn bị tấn công Trương Lỗ (Trường An nằm ở giữa Quan Trung và Đông Xuyên), cho rằng đây là đòn 'dương đông kích tây', 10 đạo quân Tây Lương mới nổi dậy. Đó là vào tháng 3, đến tháng 7 Tào Tháo đích thân chinh phạt, thắng lợi trở về mới giết chết Mã Đằng.

    2. Chiến tích của Văn Ương trên cầu Lạc Gia thật khó tin, thành tựu của đời ông cũng ko có gì đáng kể. sau này, ngoại thích Dương Tuấn bị giết, Văn Ương liên lụy nên bị tru di tam tộc.

    3. Quan Vũ yêu mến sĩ tốt, coi thường sĩ đại phu. Trương Phi thì ngược lại. Nếu Bàng Thống gặp phải Vũ mà vẫn hành xử như gặp Phi thì khó sống. Cái chết của Quan, Trương chỉ rõ nhược điểm trong tính cách của họ (xem thường Lục Tốn và bị bộ tướng sát hại).

    4. Lã Mông xuất thân võ biền, thường là đại tướng tiên phong cùng với Cam Ninh. Tôn Quyền luôn khuyến khích các tướng học tập, chỉ có Lã Mông làm được. Lỗ Túc đi sứ Kinh Châu gặp Quan Vũ, ghé vào trại của Lã Mông, trong lúc uống rượu nói chuyện, rất bất ngờ về học vấn của ông ta. Trước khi chết, Lỗ Túc tiến cử Lã Mông cho Tôn Quyền.

    5. Trình Phổ và Chu Du có hiềm khích, thế mà sau này Trình phải nhận xét: "Làm bạn với Công Cẩn như uống được rượu ngon, không biết say tự khi nào." câu nói này chỉ ra nhân cách của Chu Du là như thế nào!? Xem ra thái độ ghen tỵ của Chu Du với Gia Cát là không có thật.

    6. Chu Du thật sự có ý định đánh lấy đất Thục chứ không có ý lừa đánh Kinh châu như La Quán Trung mô tả. Nếu đánh được Thục, nhà Tôn Ngô sẽ thâu tóm toàn bộ miền Nam, hình thành 1 thế lực cân bằng với nhà Tào Ngụy. Trong quá trình chuẩn bị, Chu Du qua đời. 3 năm sau, Tôn Quyền thua nặng ở Hợp Phì, tham vọng vượt khỏi Trường giang cũng tiêu tan, nên kế hoạch này bị xếp xó.

    7. Tào Tháo có Vu Cấm, Trương Liêu, Nhạc Tiến, Trương Cáp, Từ Hoảng làm mãnh tướng, tiến thì làm tiền bộ, lui thì làm đoạn hậu (Điển Vi, Hứa Chử chỉ là cận vệ). Khái niệm Ngũ hổ tướng là ko tồn tại. Lưu Bị phong Quan Vũ làm Tiền tướng quân (sau này là Ngụy Diên, Vương Bình, Liêu Hóa - Thục trung vô đại tướng, Liêu Hóa tác tiên phong), Trương Phi làm Hữu tướng quân, Mã Siêu làm Tả tướng quân, Hoàng Trung làm Hậu tướng quân (sau này là Cao Tường). Cách phân chia quân đội này đến đời Minh đổi thành Đô Úy, chịu sự quản thúc rất nghiêm ngặt của Hoàng Đế.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Đây đó lang thang
    Bài viết
    845
    Xu
    0

    Mặc định

    Thiết nghĩ bảo Chu Du ghen tài với Gia Cát Khổng Minh, thì e là người đọc đọc kô kĩ, hoặc là nói kô hết ý.

    Cứ lấy truyện Tam Quốc mà luận, nếu Chu Du ghen tài với Khổng Minh, sao lại còn nghe lời Lỗ Túc phái Gia Cát Cẩn tới du thuyết Lượng? Công Cẩn há kô sợ nếu Khổng Minh đồng ý, tất sẽ có ngày tài năng vượt mình, quyền cao hơn bản thân hay sao?

    Chu Du ban đầu định giết Khổng Minh ngay vì 2 lý do:

    1) Du biết Lượng sẽ kô bao giờ quay đầu với Lưu Bị, về đầu dưới trướng Tôn Quyền. Bằng kô, Lượng thân ở Long Trung, sang Giang Đông đâu có khó.

    2) Nhân tài như Lượng, nếu kô thể dùng, tất phải giết đi, bằng kô sẽ ảnh hưởng đến đại nghiệp của Đông Ngô.

    Quyết định của Chu Du hoàn toàn hợp tình hợp lý, tuyệt kô phải vì nhỏ nhen mà hành động bừa bãi.

    Du với Lượng, có thể nói là tri kỷ. Lượng bác học đa tài, Du phong lưu tiêu sái. Hai người nếu như kô phải ai thờ chủ nấy, ắt sẽ là huynh đệ bằng hữu can đảm tương chiếu.

    "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng?" chỉ là cảm khái của Công Cẩn về quan hệ quyết liệt giữa mình và Khổng Minh đó thôi. Gia Cát Lượng sang sông bái tế, cũng là để tiễn đưa bằng hữu, tuyệt kô phải khinh thường Đông Ngô.

    Tôn Quyền, Lỗ Túc nhìn sự việc, cho rằng Chu Du hẹp lượng, thật là kô hiểu Chu Du vậy!
    "I'm a poor lonesome cowboy, and a long way from home..." (Lucky Luke)

  4. #14
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Bài viết
    708
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi emanon Xem bài viết
    Thiết nghĩ bảo Chu Du ghen tài với Gia Cát Khổng Minh, thì e là người đọc đọc kô kĩ, hoặc là nói kô hết ý.

    Cứ lấy truyện Tam Quốc mà luận, nếu Chu Du ghen tài với Khổng Minh, sao lại còn nghe lời Lỗ Túc phái Gia Cát Cẩn tới du thuyết Lượng? Công Cẩn há kô sợ nếu Khổng Minh đồng ý, tất sẽ có ngày tài năng vượt mình, quyền cao hơn bản thân hay sao?

    Chu Du ban đầu định giết Khổng Minh ngay vì 2 lý do:

    1) Du biết Lượng sẽ kô bao giờ quay đầu với Lưu Bị, về đầu dưới trướng Tôn Quyền. Bằng kô, Lượng thân ở Long Trung, sang Giang Đông đâu có khó.

    2) Nhân tài như Lượng, nếu kô thể dùng, tất phải giết đi, bằng kô sẽ ảnh hưởng đến đại nghiệp của Đông Ngô.

    Quyết định của Chu Du hoàn toàn hợp tình hợp lý, tuyệt kô phải vì nhỏ nhen mà hành động bừa bãi.

    Du với Lượng, có thể nói là tri kỷ. Lượng bác học đa tài, Du phong lưu tiêu sái. Hai người nếu như kô phải ai thờ chủ nấy, ắt sẽ là huynh đệ bằng hữu can đảm tương chiếu.

    "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng?" chỉ là cảm khái của Công Cẩn về quan hệ quyết liệt giữa mình và Khổng Minh đó thôi. Gia Cát Lượng sang sông bái tế, cũng là để tiễn đưa bằng hữu, tuyệt kô phải khinh thường Đông Ngô.

    Tôn Quyền, Lỗ Túc nhìn sự việc, cho rằng Chu Du hẹp lượng, thật là kô hiểu Chu Du vậy!
    Phản bác 1 chút bài của chú ế mà nôn cho vui.

    Công Cẩn ko ghanh tài với Khổng Minh dù biết mình ko bằng, câu này rất đúng, nhưng Chu cũng rất hẹp lượng đấy.

    Du biết tài mình ko bằng Lượng, cũng biết là Lượng sẽ ko qua đầu Ngô. Biết và hiểu tất cả, vì đó nên muốn giết Lượng, vì sợ Lượng sẽ làm ảnh hưởng đến đại nghiệp của Ngô.

    Nhưng nhớ cho kỹ, Chu Du tự thị anh hùng, nhưng lại muốn giết Khổng Minh vì tài ko bằng, như vậy đã là hẹp lượng rồi. Ko hẹp lượng thì sẽ tranh đấu trên sa trường, thay vì tìm cách giết Lượng một cách mờ ám trong khi 100 vạn hùng binh của Tào Tháo ngay trước mặt.

    Đừng nói rằng Chu Du lo xa, suy nghĩ đến chuyện sau này. Nguy hiểm trước mắt còn chưa có cách diệt, lại muốn giết người đến giúp mình vì cho rằng người đó sẽ là hậu hoạn sau này. Công Cẩn quả thật đã quá hẹp hòi rồi.
    Thiên sơn điểu phi tuyệt
    Vạn kính nhân tung diệt
    Cô chu thôi lạp ông
    Độc điếu hàn giang tuyết

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định

    Thì nhìn dưới mắt dân mê nhà Thục (tính cả La lão bản) đương nhiên Công Cẩn là thứ nhỏ nhen ti bỉ, mặt trắng gian thần ...vv và vv...

    Còn dưới mắt dân Đông Ngô thì Công Cẩn là lo cho dân cho nước, vì cái đại cuộc chung thì có hẹp lượng tí cũng chả làm sao, có khốn nạn hèn hạ hơn tí nữa cũng chẳng vấn đề gì.

    Công Cẩn có thế thì mới chống đỡ dc cả nhà Ngô, tuy chết sớm mà danh tiếng vẫn vang dội, chứ cứ húc ầm ầm cho nó có tiếng đại lượng thì khác gì bọn Quan Vũ, Trương Phi đâu ?
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

    ---QC---


Trang 3 của 62 Đầu tiênĐầu tiên 123451353 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status