TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 7

Chủ đề: [Truyện ngắn] Nhận xét, bình luận của các Giám khảo

  1. #1
    Ngày tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    627
    Xu
    0

    Mặc định [Truyện ngắn] Nhận xét, bình luận của các Giám khảo


    I. Lời nói đầu

    Tiểu thuyết (đoản thiên và trường thiên) là xương sống của văn học, vừa là một loại hình nghệ thuật, vừa là một công cụ để miêu tả cuộc sống. Vì nó là nghệ thuật, nên nó cũng muôn hình muôn vẻ như các môn nghệ thuật khác. Vì nó là công cụ để miêu tả cuộc sống, nên nó cũng phức tạp và rộng lớn như cuộc sống. Đã phức tạp và rộng lớn lại nhiều hình dáng màu sắc, lẽ dĩ nhiên không thể lấy cái khuôn nào làm chuẩn, không thể lấy cái thang điểm nào mà đo lường chính xác được. Bởi vậy, việc so sánh giữa các tác phẩm đã khó, việc định lượng giá trị của từng tác phẩm lại khó hơn gấp bội.

    Văn thơ viết ra, muôn đời cũng chỉ nhằm vào hai chữ "hay, dở" để mà phân hạng. Việc chấm điểm của tại hạ cũng dựa vào hai chữ đó mà thôi. "Hay, dở" là do cảm nhận, không phải do thế lực siêu nhiên nào quy định ra, cũng không có công thức nào quy định ra, bởi vậy tại hạ sẽ chỉ coi cái thang điểm mà ban tổ chức đưa cho là "tài liệu tham khảo" mà thôi, chứ không tuyệt đối dựa vào nó như một chân lý, mong các vị thông cảm.

    Đã nhằm vào hai chữ "hay, dở" thì cũng xin nói rõ quan điểm của tại hạ về hai chữ ấy.

    Thật vô lý khi chê bai tình tiết của một tác phẩm bàn về nghệ thuật, thật buồn cười khi chê bai cách xây dựng xã hội của một tác giả chỉ chủ trương khai phá nội tâm. Tiểu thuyết có khi không cần đến khả năng làm văn, có khi không cần đến cốt truyện, thậm chí nhân vật cũng chỉ hiện ra nhợt nhạt lòa nhòa cho có mà thôi. Cái căn bản nhất của tiểu thuyết không phải nằm ở nội dung hay hình thức, nhân vật hay tình tiết, nghệ thuật hay tư tưởng. Cái căn bản nhất của tiểu thuyết nằm ở dụng ý của tác giả và sự thành công trong việc triển khai dụng ý đó. (Truyện Kiều cốt truyện và tình tiết tầm thường, hơn nữa còn là do Nguyễn Du "đạo" ở một quyển dâm thư bên Tàu. Truyện Lục Vân Tiên cục mịch thô thiển, nhiều chỗ ghép vần gượng ép, hoặc thậm chí gượng ép không nổi, đọc lên thấy ngang phè phè..
    Vậy nếu theo thang điểm của ban tổ chức mà chấm, những tác phẩm đó đáng cho mấy điểm?
    )

    Tiêu chuẩn "hay, dở" của tại hạ chỉ nằm ở hai điểm chính yếu. Thứ nhất, nó có cuốn hút tại hạ từ đầu đến cuối hay không? Thứ hai, khi đọc xong rồi nó đọng lại trong lòng tại hạ được cái gì? Đơn giản thế thôi nhưng có khi do một điểm tuyệt đối xuất sắc nào đó, khiến cho tại hạ không phục không được thì tại hạ vẫn cho điểm cao, bất kể tác phẩm có cuốn hút hay không, bất kể đọc xong nó gây ra cảm giác thế nào.

    Nói chung, tiêu chuẩn chỉ nêu ra cho có, cuối cùng cũng chưa chắc đã dựa vào.

    Kiếm hiệp là một loại hình văn học đặc biệt. Nó đặc biệt như thế nào khỏi nói nữa, giờ chỉ xin nhấn mạnh ở hai chữ "loại hình".

    "Loại hình" tức là vẻ bề ngoài. Vẻ bề ngoài có thể chỉ là nước sơn, nhưng cũng có thể là cái khung nâng đỡ toàn bộ phần bên trong. Bởi vậy tại hạ không quan tâm chuyện cái vỏ đó dày hay mỏng, đơn giản hay phức tạp, tỉ mỉ hay thô phác. Tại hạ chỉ quan tâm đến chuyện nó có phải là cái vỏ kiếm hiệp hay không, coi nó như một tiền đề khẳng định tư cách dự thi của tác giả, chứ không dựa vào nó để phân định hơn kém. Truyện có thể chỉ dựa vào mối quan hệ trong thế giới kiếm hiệp, hoàn toàn không có giao chiến. Hoặc có thể từ đầu đến cuối chỉ là một trận giao chiến, hoàn toàn không có quan hệ xã hội nào. Tất cả đều không ảnh hưởng đến điểm do tại hạ chấm cho nó.

    Một điểm mà tại hạ sẽ chấm điểm thưởng, đó là sự sáng tạo. Thế giới không đi lùi là nhờ sự kế thừa, nhưng phát triển là nhờ sáng tạo. Kế thừa thì tất nhiên truyện nào cũng có tính kế thừa rồi, nhưng sáng tạo thì chưa chắc.
    Tại hạ sẽ không thưởng điểm cho một nhân vật giống như Kiều Phong, Vi Tiểu Bảo hay Lý Tầm Hoan. Tại hạ sẽ không thưởng điểm cho những cốt truyện viết theo những lối mòn cũ, triển khai những ý tưởng cũ. Tại hạ sẽ không thưởng điểm cho tác phẩm vì nó được viết bằng thơ, cho dù thơ hay hơn Truyện Kiều.

    Ngược lại, có thể một tác phẩm tầm thường nhưng sẽ được tại hạ thưởng điểm, nếu nó có một phát kiến mới lạ nào đó.
    Bây giờ đến phần chấm thi cụ thể

    II. Bình luận truyện ngắn

    Truyện số 1, Tịch Dương Chi Luyến

    Tịch Dương Chi Luyến miêu tả không gian nội tâm của một nữ nhân sống ở thời cận đại Trung Quốc. Tác giả đã khai thác mâu thuẫn nội tâm của một người vừa làm mẹ, vừa đang yêu, lại vừa bị kiềm tỏa bởi bốn bức tường thế gia vọng tộc.

    Thế giới trong truyện hiện lên nhạt nhòa, giống như bị bao phủ bởi một lớp khói thời gian, có vẻ gì đó vừa cổ kính trang nghiêm vừa u tối trầm buồn. Ẩn dấu đằng sau sự trầm cổ đó là những nỗi đau liên miên, là những quằn quại của một xã hội không được sống dưới ánh nắng, là những kiếp người yếu đuối bị kèm cặp bởi những lề lối cứng nhắc tàn ác, những quan niệm bất bình đẳng, cực đoan, vô lý về đạo đức, về danh dự, tình cảm. Tất cả những nhân vật trong truyện đều không đủ sức, hoặc không hề muốn xóa tan bức màn đó. Họ sống một cách cam phận, vô thức, chỉ biết đau khổ một cách ngu muội.

    Ngay trong những cảnh giao chiến, tác giả cũng tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên lý võ học, không để cho tưởng tượng của mình vượt ra ngoài khuôn phép, không để cho nhân vật tự do thi triển bản lãnh. Tất cả mọi thứ, kể cả thắng bại tồn vong, hình như đều đã được một bàn tay vô hình sắp xếp, con người không có cách gì vượt ra khỏi sự khống chế của lực lượng đó, vĩnh viễn làm nô lệ, vĩnh viễn sống trong bóng tối.

    Sự chiến thắng của tình cảm mẫu tử ở cuối truyện có thể dự đoán trước, nhưng tác giả vẫn để nhân vật chính đi đến chỗ hẹn. Nàng đến không phải để băn khoăn, tiếc nuối, mà là để lại gần, để chạm vào ước mơ. Nàng bỏ đi vì nàng biết rằng giấc mơ đó không có thật, nó nằm ngoài sở hữu của nàng.
    Các nhân vật đều chủ yếu hiện ra qua số phận chứ không phải tính cách. Những mẫu người dường như được định sẵn do vị trí xã hội, đều rất chung chung, ước lệ. Điều này rất phù hợp với không gian truyện, bởi vậy nếu chê bai rằng nhân vật không rõ hình thì thật không phải, thế nhưng, dù sao tại hạ vẫn thấy không được vừa ý cho lắm. Đó là cảm nhận riêng, mong tác giả miễn chấp.

    Còn một thắc mắc nho nhỏ nữa, Mã gia ở Hà Nam này nếu là hậu nhân của Mã Học Lễ thì phải là người Hồi, tác giả không nói rõ nhưng xem ra cách sinh hoạt của họ không giống người Hồi lắm. Hơn nữa năm 1739 thì Mã Học Lễ mới có 24 tuổi, thật không thể suy luận ra Mã lão gia ở đây là nhân vật nào, bởi vì sư phụ dạy Tâm Ý Lục Hợp Quyền cho Mã Học Lễ lại là người họ Trịnh, dạy cho người họ Trịnh là Cơ Tế Khả, học trò của Cơ Tế Khả còn một người nữa, nhưng lại tên là Tào Kế Võ. Không tìm đâu ra Mã lão gia.

    Một điểm không chính xác nữa, tác giả có đề cập đến Minh Kình, Ám Kình và Hóa Kình. Đã không đề cập đến thì thôi, đã đề cập đến thì tại hạ phải nói cho rõ. Minh Kình, Ám Kình và Hóa Kình không phải là các loại chiêu pháp để có thể truyền dạy hay học tập, đó chỉ là các cảnh giới trong Tâm Ý Lục Hợp Quyền, tùy vào tư chất và công phu luyện tập mà đạt được.

    Tại hạ "bới móc" những điều này ra không phải để khoe khoang kiến thức (google đầy), cũng không phải để lấy cớ trừ điểm tác giả mà chỉ muốn nói với tác giả rằng: Không viết cụ thể thì thôi, đã viết cụ thể về một môn phái thì phải tra cứu cho rõ ràng, để khỏi làm giảm giá trị của tác phẩm. Những sai sót đó hoàn toàn có thể dùng sự tỉ mỉ cẩn thận để khắc phục ngay từ đầu, công sức bỏ ra thêm cũng chẳng đáng là bao.

    Kết luận: Tác giả là một người rất sâu sắc, dụng ý rất rõ ràng nhưng lại miêu tả một cách gián tiếp, dường như không muốn độc giả dễ dàng cảm thụ. Tuy còn nhiều hạn chế về mặt tra cứu thông tin cũng như xây dựng nhân vật, nhưng tại hạ đánh giá cao sự thâm trầm già dặn trong bút pháp, xin tặng 75 điểm.


    Truyện số 3, Thiên Địa Nhân

    Thiên Địa Nhân dùng bối cảnh hiện đại để mở đầu câu chuyện, không khí vui nhộn tươi trẻ, không gian quen thuộc, tác giả thậm chí không ngần ngại chỉ mặt chỉ tên những địa chỉ cụ thể của thành phố Hà Nội, thời gian cũng là thời gian thực, không cần xê dịch biến chuyển. Điều này lẽ ra làm tăng tính hiện thực cho tác phẩm, nhưng với một thể loại có hàm lượng tưởng tượng cao như kiếm hiệp, có lẽ những điều quá sát với hiện thực đó lại gây ra phản cảm. Hơn nữa ngôn ngữ của tác giả không có vẻ khách quan của văn hiện thực, không có vẻ đa sắc đa tầng của văn lãng mạn, đơn giản đó chỉ là lời kể chuyện theo kiểu văn nói.

    Như đã nói ở phần lời nói đầu, tác giả tiểu thuyết không nhất thiết phải giỏi làm văn, hơn nữa viết tiểu thuyết chính là kể chuyện, nhưng kể chuyện kiểu tiểu thuyết khác với kể chuyện kiểu cổ tích "bà kể cháu nghe", càng khác với kiểu kể chuyện của bạn bè lúc trà dư tửu hậu. Ngôn ngữ của tiểu thuyết là thứ ngôn ngữ của cuộc sống, không giống ngôn ngữ cường điệu của kịch nói, của tiểu phẩm. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết có thể thông tục, dân dã, nhưng đó là do câu chuyện nó thông tục, dân dã, chứ không phải do nhà tiểu thuyết.Về điểm này, thứ lỗi cho tạ hạ vì đứng trên quan điểm của một người viết tiểu thuyết nên đã quá khắt khe, rất mong tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện hơn kỹ năng ngôn ngữ của mình. Khi viết, chỉ cần nhớ rằng phải làm cho độc giả hòa mình vào không gian của câu chuyện, chứ không phải phô diễn ngôn ngữ của chính mình; không phải đang diễn thuyết hay tâm sự cho độc giả nghe. Vậy là đủ!

    Những điều tác giả tưởng tượng, sáng tạo về bộ 3 chiếc trống đồng cũng có nhiều điểm chưa được kỹ lưỡng. Thứ nhất, niên đại của chiếc trống là trước thời đại nước ta bị văn hóa phương Bắc ảnh hưởng, nhưng trên ba chiếc trống lại mang đầy các hình tượng của văn hóa phương bắc như rồng, phượng.... Tệ hơn nữa, trên mỗi chiếc trống lại viết lù lù một chữ Hán (Thiên, Địa, Nhân), tác giả lập tức kết luận: Nền văn hóa nước ta phát triển từ rất sớm.

    Nếu theo như những gì mà tác giả nói, thì chính xác là chúng ta học lỏm từ quá sớm mới đúng. "Rồng phượng" hay "thiên địa nhân" không thể là chứng cứ của sự phát triển văn hóa, nó chỉ là những biểu tượng của một nền triết học phương Bắc sau này mới phát triển rực rỡ (rồi lan xuống phía Nam). Ở nước ta, rồng phượng xuất hiện sau chim Lạc, nhưng không thể nói rồng phượng là văn hóa tiên tiến còn chim Lạc là văn hóa lạc hậu được.

    Tác giả còn nhắc đến một câu: "Ai cũng biết trống đồng là một nét rất đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn rồi, thế nhưng phủ Thừa Thiên khi xưa thì lại đâu có nằm trong vùng văn hóa Đông Sơn đâu." Không hiểu tác giả nghĩ gì khi dùng cụm từ Phủ Thừa Thiên? Hiện nay không ai dùng từ đó, thời điểm xuất hiện của cái trống đồng thì càng không. Chẳng lẽ tác giả cho một nhân vật hiện đại, gọi một địa danh thời cổ đại bằng một cái tên trung cổ? Không những thế, dường như tác giả chẳng hề băn khoăn chút nào khi để cho bản đồ Việt Nam hiện đại xuất hiện trong một hiện vật có từ cách đây mấy nghìn năm.

    Những lỗi như vậy kể ra rất nhiều, nhưng một phần vì thời gian hạn hẹp, phần khác vì moi móc ra cũng chẳng ích lợi gì, tại hạ có thể kết luận như sau: Đây là một cốt truyện diễn tiến nhanh, không có nhiều khúc chiết. Tác giả đã cố gắng sáng tạo ra nhiều chi tiết huyễn hoặc, dựa trên những biểu tượng văn hóa, những truyền thuyết và cả những câu chuyện có thật từ xa xưa để tạo ra sự độc đáo riêng biệt. Tác giả đã có ý thức đề cao văn hóa, lịch sử dân tộc, nhưng nhiều chỗ còn chưa suy nghĩ thấu đáo, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, dụng ý tốt đẹp đó cũng bị ảnh hưởng đi ít nhiều.

    Xin chấm truyện này 40 điểm, thưởng thêm 5 điểm sáng tạo và 5 điểm "hồn nhiên". Tổng cộng là 50 điểm.


    Truyện số 4, Mê

    Nam Cao là một tượng đài vĩ đại. Ông là một nhà văn, một thiên tài xử lý ngôn ngữ, và cũng là một con người đầy lòng nhân ái. Văn chương của ông rực sáng suốt hơn nửa thế kỷ, giống như ngọn Hải Đăng soi đường cho lớp lớp nhà văn hậu sinh. Bởi vậy hôm nay, dù cảm thấy thứ văn chương từng khuynh đảo văn đàn ấy đột nhiên xuất hiện giữa cuộc thi Kim Bút, trong truyện ngắn có cái tựa đề rất ngắn: Mê, thì tại hạ cũng không ngạc nhiên.

    Vô cùng vui mừng nhưng không ngạc nhiên.

    Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả đã tức khắc tỏ ra là một cao thủ ngôn ngữ. Tuy rằng không tránh khỏi có một số từ ngữ, thủ pháp là do tiền nhân sáng tạo ra, tác giả chỉ là người dùng lại, nhưng sự thuần thục đến độ tự nhiên phóng khoáng ấy, sự cẩn trọng tỉ mỉ trong từng biện pháp tu từ ấy là của tác giả - là sức lao động và tài năng chân chính của tác giả. Quá tốt, quá phù hợp với văn cảnh - đó là những nhận xét của tại hạ về ngôn ngữ, liên tục được thốt ra khi đọc tác phẩm này.

    Những cụm từ, những câu văn như:

    "Người đàn bà vẹo vọ ngồi cạnh ổ rơm, tay len lén chạm vào đứa con trai xanh mướt oặt oẹo..."

    "Mười bảy đám tang não nề, mù giời ngập đường thứ tiền tệ không lưu hành nơi dương thế..."

    "Phải làm bật lên nhiều nỗi ưu thời mẫn thế, đầy đủ các sắc thái trải rộng từ hào hứng nông nổi cho tới nghiêm cẩn thâm sâu...."

    "Từ hảo hán đồng bằng đến anh hùng miền ngược, ai ai cũng bé giọng, mắt sáng lên thứ ánh sáng tỉnh táo đề phòng, đầu hạ thấp, khiêm nhường bày tỏ ý kiến..."
    Vân vân...

    Một người mới chập chững bước vào nghề cầm bút không thể viết ra nổi.

    Nhưng...

    Có điều một số cụm từ đã quá nổi tiếng như "ầng ậng nước", thật ra không nên dùng lại. Nó quá hay để người ta có thể dùng lại giống như là của mình, dùng kiểu gì vẫn không thoát ra được cảm giác sao chép của tiền nhân. Rồi từ "cum cúp" đã xuất hiện hai lần trong tác phẩm, vì nó hay, ấn tượng nên khi tác giả lặp lại lần thứ hai ở một văn cảnh khác, tự nhiên có cảm giác tác giả hoặc bí từ, hoặc cố khoe khoang tài năng ngôn ngữ. Sự tự nhiên phóng khoáng vì thế bị sứt mẻ ít nhiều.

    Tất cả ánh hào quang quá khứ đó, nhằm xây dựng một thế giới nhập nhoạng như một cơn mê thoắt ẩn thoắt hiện, liên tục xoay qua những cảnh khác nhau như đêm và ngày. Có lẽ tác giả muốn nói đến sự vô nghĩa của những chém giết khốc liệt trên giang hồ, những gì hào nhoáng, những gì thâm trầm, những gì thần bí, những gì tàn ác, những gì cao khiết... cuối cùng cũng chỉ nhận lấy một kết cục là kiếm chẻ dọc đầu, chỉ có tình cảm của người mẹ với đứa con đang thoi thóp trong ổ rơm là mạnh mẽ, là trường tồn mãi mãi. Có lẽ là vậy, đoán già đoán non thế thôi, bởi vì đây là một tác phẩm chưa chín, có sự khập khiễng đáng kể giữa hình thức và nội dung, giữa mục đích và cách triển khai, giữa cách mở đầu và kết thúc. Hai thế giới mà tác giả xây dựng tách biệt một cách quá cực đoan, tựa như không liên quan gì đến nhau. Chính vì vậy, sự liên tưởng lẽ ra cần phải khơi gợi thì lại bị chặt đứt đi mất, tựa như hai câu chuyện song song viết chen lẫn vào nhau mà thôi.

    Văn hiện đại không nhất thiết phải có cốt truyện, nhưng tại hạ không thích những thứ cao siêu, thần bí. Nhất là khi sự cao siêu thần bí ấy lại dùng để miêu tả tình mẫu tử vô cùng gần gũi thân thuộc, nhất là khi tác giả đã bày tỏ sự ác cảm của chính mình với sự cao siêu thần bí của giang hồ.

    Bởi vậy, lan tràn trong tâm tưởng của tại hạ lúc này chỉ là sự bất mãn.

    Nam Cao vẫn còn ở quá xa, chỉ có một cái bóng hiện về trong giấc mơ, câm lặng, chẳng nói gì.

    Xin được chấm 65 điểm.

    Truyện số 5, Đế Vương Bi Mộng

    Tác giả rất giỏi trong tả cảnh, nhất là các hoạt cảnh. Chiến trận mấy trăm người tham gia, dữ dội thế nào, khốc liệt làm sao, tất cả đều được thể hiện rành mạch như chính mắt trông thấy. Thật tài hoa. Có điều tuy tác giả là cao thủ tả cảnh, nhưng lại không phải cao thủ tả người. Các nhân vật mới chỉ được giới thiệu mỗi cái tên là lập tức lao vào chém giết lộn bậy, không cho độc giả có cơ hội nắm bắt được hình dáng, thần thái, tính cách... thậm chí đến trận đánh thứ hai tại hạ mới ngỡ ngàng nhận ra giới tính của Diệp Minh Minh. Bởi không nắm được nhân vật, nên tại hạ cũng chẳng có cảm tình yêu ghét gì với nhân vật, thành ra chiến trận tuy khốc liệt, tuy như xảy ra ngay trước mắt, nhưng tại hạ lại đón nhận bằng con mắt bàng quan thờ ơ, không thể chăm chú theo dõi được.

    Có điều thứ mà tác giả tập trung miêu tả không phải là nhân vật hay chiến trận, mà là những âm mưu tranh quyền đoạt lợi chốn hoàng cung. Đề tài này đã gặp rất nhiều trên phim ảnh cũng như tiểu thuyết, nhưng không vì thế mà nhàm chán, bởi vì trí tuệ và mưu kế của loài người là muôn hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa, luôn luôn khiến người ta háo hức theo dõi. Trong Đế Vương Bi Mộng, tác giả xây dựng một nhân vật Thái Tử tuổi còn trẻ nhưng vô cùng thâm sâu, tàn ác, lạnh lùng. Có thể nói đây là nhân vật khá thành công, hình ảnh của anh ta rất ấn tượng, vượt lên hẳn các nhân vật khác. Tuy vậy có lẽ do tác giả quá "tham lam", làm cho "mưu kế ken dày từng dòng chữ", lại dồn hết vào cho hai nhân vật, thành ra vừa chồng chéo lên nhau lại vừa thiếu sự cô đọng sâu sắc. Nổi bật lên có chẳng chỉ là sự tráo trở, gian xảo chứ không phải những kỳ mưu thực sự cao minh.

    Nói chung đây là một truyện không có nhiều thứ để bàn, tình cảm hay những quan hệ trong truyện khá mờ nhạt, lẽ ra mờ nhạt như thế thì tác giả cứ mạnh tay bỏ phứt đi, tập trung vào việc sắp xếp mưu kế, tính toán đường đi nước bước cho nhân vật thật chặt chẽ, đồng thời tạo thêm chút gay cấn hồi hộp để lôi cuốn độc giả thì thành công sẽ lớn hơn nhiều.

    Với Đế Vương Bi Mộng, xin được chấm 70 điểm.

    Truyện số 6, Hồi Ức

    Tại hạ vẫn cho rằng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 rất phù hợp với thế giới kiếm hiệp, bởi vì đó là xã hội đầy rẫy những áp bức, không hề có công bằng xã hội. Đó là xã hội làm lương dân khó hơn làm lưu manh, từ nông thôn đến thành thị đầy rẫy những "kẻ giang hồ" sống an nhiên trước mũi pháp luật - thứ pháp luật không bênh vực cho người yếu.

    Hồi Ức khai thác thế giới ấy có thể coi là một lựa chọn đúng đắn, thế giới hiện liên quả nhiên rất "giang hồ", nhưng đáng tiếc lại là giang hồ Tàu. Tuy vậy, điều này cũng không phải là điều quan trọng, bởi vì như tác giả đã nói, đây là câu chuyện mang chủ đề tình cảm.

    Nhắc đến tình cảm, trước hết phải đề cập tới con người. Ở trong truyện ngắn Hồi Ức, các nhân vật hiện lên rất có phong vị, mỗi người đều có hình ảnh riêng, cá tính riêng, có tình cảm riêng. Điều này nghe có vẻ đương nhiên, nhưng thực ra để xây dựng được một hệ thống nhân vật như thế không phải là điều dễ dàng, nhất là trong giới hạn một truyện ngắn mấy chục trang. Truyện ngắn này có thể phát triển thành một truyện dài, bởi vì bối cảnh còn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng, rất nhiều thứ tình cảm chưa được khai thác một cách tận cùng.

    Tác giả của Hồi Ức có lẽ không quá tham vọng, bởi vậy mọi thứ kết thúc chóng vánh - một kết thúc đẹp, nhưng không nằm ngoài dự đoán. Nói cách khác, cái kết ấy không thực sự xứng đáng với sự chuẩn bị của sự mở đầu, không có những bất ngờ ghi khắc dấu ấn vào trong lòng người đọc.

    Hồi Ức một truyện nhẹ nhàng, nhưng có sức lôi cuối, có điều không có nhiều hương vị đọng lại, đọc xong dễ dàng quên được ngay. Cũng chính phẩm chất ấy khiến cho đây là một truyện có tiềm năng, những truyện như vậy không khó để khẳng định chỗ đứng trên thị trường văn học trẻ nước ta.

    Xin được tặng Hồi Ức 70 điểm.

    Truyện số 7, Loạn Tình Chiến

    Mở đầu rất thú vị. Nhân vật xuất hiện ấn tượng đến nỗi khiến tại hạ phải kinh ngạc. Lời văn cũng rất tuyệt, nhuần nhuyễn và rõ ràng rành mạch, tuy giản dị nhưng rất thông minh hóm hỉnh, nhờ vậy đã mang đến những hiệu quả đặc biệt. Đối với một người cầm bút, trí thông minh và khả năng ngôn ngữ là rất quan trọng, đó là hai yếu tố phần nhiều là do bẩm sinh chứ không phải do luyện tập.

    Bởi vậy, không nghi ngờ gì nữa, đây là một cây bút rất tiềm năng.

    Mở đầu tuy thú vị, nhân vật xuất hiện tuy ấn tượng, nhưng về sau mạch truyện lại càng thú vị hơn, nhân vật lại càng ấn tượng hơn. Những lời đối đáp qua lại, những câu bông đùa trêu ghẹo cứ nhẹ nhàng như mây trôi nước chảy mà tuôn ra, hơn nữa còn hàm chứa trí tuệ sắc sảo và vốn ngôn ngữ phong phú của tác giả, khiến người ta phải cười lên thống khoái, muốn không phục cũng không được.

    Vì thế, sức lôi cuốn đương nhiên càng không phải bàn.

    Tuy nhiên, sức lôi cuốn là một chuyện, thông minh hóm hỉnh là một chuyện, sự sâu sắc uyên bác lại là một chuyện khác. Có thể nói đây là một truyện khá dễ dãi, hời hợt, biến chuyển tâm lý không thực sự thuyết phục.

    Kết thúc rất dễ đoán, điều đó không phải là vấn đề lớn, vấn đề là tác giả không đầu tư đúng mức cho cốt truyện, tình tiết, kể cả võ công cũng qua quýt cho có mà thôi. Đúng vậy, tại hạ chê để mà khen, khen để mà chê, nếu tác giả chịu khó sử dụng đầu óc của mình một cách nghiêm túc hơn, trăn trở với nghề viết nhiều hơn, nhất định có thể cho ra những tác phẩm để đời.

    Có điều đọc đến chỗ cái gì Hoàn Thị Song Hiệp, Du Thẩm Thẩm của Thiết Phiến Môn, Giao Long Lục Hợp Song Hùng, Thất Hồn Thủ Quân Minh của Bắc Cực Phái... tự nhiên tại hạ cảm thấy hình như đầu óc mình đen tối quá.

    Xin được tặng tác giả của Loạn Tình Chiến 80 điểm.

    Truyện số 8, Nhật Ký Cụ Rùa

    Đây là truyện khác lạ nhất trong số những truyện ngắn tại hạ đọc từ đầu cuộc thi tới giờ.

    Tác giả viết theo lối tiểu phẩm, khá giống với những đoạn kịch vui chiếu trên truyền hình những dịp cuối năm, nếu sửa sang đi một chút có khi tiểu phẩm này lại được nhà đài để ý đến cũng không chừng (tuy nhiên đoạn cuối hoành tráng quá, sợ rằng truyền hình ta làm không nổi).

    Có thể thấy rõ, tác giả là người rất có tâm với Hà Nội, mong muốn dùng ngòi bút của mình góp chút sức lực để làm cho thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn. Dụng ý ấy rất đáng quý, rất đáng trân trọng.

    Nhân vật trong tiểu phẩm này mang hơi hướng cổ tích, lời văn cũng khá hồn nhiên, cộng thêm chút dí dỏm của tác giả nên nhìn chung đọc cũng không đến nỗi nào. Có điều một tiểu phẩm như vậy lẽ ra không nên xuất hiện ở một cuộc thi kiếm hiệp, cho dù mào đầu tác giả đã lái chất kiếm hiệp theo quan niệm của mình, nhưng không thể nào nói đây là một truyện kiếm hiệp được.
    Truyện còn chưa phải, nói gì đến kiếm hiệp?

    Bởi vậy, tuy rất hoan nghênh tinh thần của tác giả, rất kính trọng cái tâm của tác giả, tại hạ cũng mạn phép bỏ truyện này ra, không chấm.

    Xin cáo lỗi!

    Truyện số 9, Trúc Tử:

    Trúc Tử là thể loại kiếm hiệp trinh thám, xây dựng theo lối Cổ Long, lời văn nhẹ nhàng tự nhiên, dễ đọc dễ cảm. Không gian truyện trong trẻo, sáng rõ, người đọc không gặp khó khăn gì khi hòa mình vào hoàn cảnh câu chuyện.

    Vụ án trong truyện khá ly kỳ ngoắt ngoéo, tiềm ẩn bất ngờ, nhân vật đều rất có thần, kết cấu chặt chẽ súc tích, không dài dòng thừa thãi. Tác giả đã đầu tư rất nhiều công lao để bày binh bố trận, một khối lượng tình tiết khá lớn gói gọn trong mấy chục trang mà vẫn chi tiết đầy đủ, đáng tiếc một số chi tiết nhỏ lại không được chăm sóc đúng mức, dẫn đến những phản cảm không đáng có.

    Ví dụ như ngay mở đầu câu chuyện, tác giả cho nhân vật trổ tài nhận xét cỗ kiệu, nhưng thú thực tại hạ không phục sự quan sát cũng như suy luận của y, nó có vẻ gì đó quy chụp, đoán già đoán non nhưng mở miệng lại khẳng định như đinh đóng cột, không thể hiện sự khách quan sáng suốt của một "thám tử" già dặn. Nhưng nói chung đây chỉ là những thiếu sót nhỏ, nếu tác giả bỏ công thêm một chút, có thể khắc phục không khó khăn gì.

    Nhân vật trong truyện cũng có một hạn chế, đó là thấp thoáng hình bóng của những nhân vật trong các danh tác đời trước, nhất là các nhân vật của Cổ Long. Có điều dụng ý chính của tác giả không phải là miêu tả tình cảm hay lột tả con người, vậy ta cũng không nên quá chú ý đến điều đó, chỉ nên nói qua thế này: Nhân vật khiến cho tại hạ có cảm tình nhất là Phương nhị công tử, nhân vật gây phản cảm nhất là Trúc Tử, nhân vật đáng sợ nhất là kẻ đã chết - Phương đại công tử, nhân vật gây thất vọng nhất là Đinh Triển Bạch. Không biết những cảm nghĩ đó có giống với tác giả hay không?

    Cuối cùng, vì sự trí tuệ sắc sảo của tác giả và tiềm năng tương lai của cốt truyện, xin mạn phép chấm truyện ngắn này 80 điểm.

    Truyện số 10, Nhập Thế

    Nhập Thế lấy bối cảnh thuần Việt, mở đầu đã tỏ rõ tình yêu sâu sắc của tác giả với quê hương, quả thật rất đáng trân trọng. Nhưng đáng tiếc, nối tiếp theo đó chỉ là những tình cảm nhàn nhạt, không có khí sắc. Tình yêu đôi lứa, tình cảm huynh đệ sinh ly tử biệt, tình giữa cao thủ với cao thủ, tình người giữa những kẻ xa lạ... mỗi thứ tác giả chạm tới một chút, nhưng đều rất ước lệ, khuôn sáo, nhạt nhòa.

    Cuộc phiêu lưu của mấy sư huynh đệ cũng không gây ra cảm giác căng thẳng, hồi hộp. Với một số lượng chữ không lớn, tác giả bày ra tới bốn cửa ải để họ vượt qua, do đó diễn tiến đều quá đơn giản, kết thúc mỗi trận chiến đều khá hụt hẫng. Điểm sáng nhất trong truyện chính là côn pháp của phái Lĩnh Nam, nhưng ngoài Nguyên Vũ thể hiện được chút khí chất, mấy người kia đều rất bình thường.

    Lời văn của Nhập Thế khá giản dị, nhưng cũng có thể thấy rõ tác giả đã dụng công không ít, sử dụng ngôn từ, ngữ pháp rất cẩn trọng. Nhưng, cũng chính vì vậy mà mạch văn thiếu sự đột biến, từ đầu đến cuối cứ đều đều, không gây được sự cuốn hút.

    Tóm lại, đây là một truyện ngắn ở mức trung bình cả về văn phong lẫn nội dung, nhưng không thể phủ nhận tác giả đã viết một cách rất nghiêm túc, là người rất có tâm. Bởi vậy, xin chấm 60 điểm.

    Truyện số 11, Mỹ Nhân

    Mới nghe tựa đề, tại hạ tưởng phen này được gặp giai nhân, không ngờ vừa mới mào đầu tác giả đã cho tên Lý Tam tuôn ra một tràng những lời lẽ thô tục. Có lẽ tại hạ là người hơi cổ hủ, nên thú thật là hơi ác cảm với tần suất nói tục ấy trong văn chương. Trong đời thường thì không sao, nhưng trong văn chương thì không nên.

    Thật ra khi miêu tả một người thô lỗ, không nhất thiết phải cho người ấy nói những từ quá mất vệ sinh. Như Chí Phèo của Nam Cao hay Tú Bà của Nguyễn Du, không ai bảo họ là người tử tế lịch sự, thế nhưng lời họ nói ra chỉ có thể khiến độc giả mỉm cười, chứ không phải là chau mày. Có lẽ tác giả nên xem xét và suy nghĩ vấn đề này một cách nghiêm túc.

    Bỏ qua vấn đề nhỏ ấy, bây giờ xét đến những thứ quan trọng hơn.

    Đây là một truyện ngắn trình bày theo một kiểu ít gặp, mỗi nhân vật chiếm một đoạn truyện, tự độc thoại hoặc như tâm sự với người khác. Lối trình bày lạ lẫm như vậy, cộng thêm lời văn như mây trôi nước chảy, quả thật có sức cuốn hút khá lớn.

    Tác giả rất có tài tả cảnh, tả tình, mọi thứ hiện lên qua lời kể của từng nhân vật hết sức sống động. Đó là ưu điểm của tác giả, nhưng khi áp dụng vào lối văn kể và tự sự thì lại không phù hợp lắm. Chẳng hạn như đoạn của vợ Lý Tam: "Thiếp thấy bác mõ già đêm nào cũng xách chiếc đèn lồng sờn nát dạo khắp bốn cửa năm phường, thỉnh thoảng lại hô to một tiếng báo hiệu canh mới, trông chẳng khác nào một chú đom đóm lập lòe. Thiếp thấy anh phu đen đúa mới tờ mờ sáng đã chạy qua chạy lại giao hàng, hệt như một chú chuột chù tất bật kiếm ăn". Lời văn tuy hay, nhưng sáo, thiếu đi vẻ chân thật tự nhiên cần có, trở thành nửa giống như lời dẫn truyện, nửa giống như lời thoại trong kịch nói.

    Ngoài ra, còn một vài lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đôi chỗ quá hiện đại, đôi chỗ lại sai ngữ nghĩa, nhưng đều không đáng nhắc tới.

    Về nội dung, truyện ngắn này khai thác bối cảnh Trung Hoa cổ, motip cũng rất cũ, tuy có chất trí tuệ nhưng không nhiều chất sáng tạo. Nhân vật cũng chỉ thuộc hạng trung bình, không quá mờ nhạt nhưng cũng không quá xuất sắc, và vợ của Lý Tam chính là điểm sáng nhất.

    Đoạn kết có chút bất ngờ, nhân vật vẫn hạnh phúc dù đại họa giáng xuống đầu, biểu hiện tấm lòng yêu cuộc sống và rất nhân hậu của tác giả.

    Truyện này, cũng giống như truyện số 8, vì không có chất kiếm hiệp nên tại hạ xin phép được bỏ ra, không chấm.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Kim Bút, ngày 26-11-2009 lúc 05:27.
    ---QC---


  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2009
    Bài viết
    627
    Xu
    0

    Mặc định

    Tịch Dương Chi Luyến.



    Đúng là người ta có thể không nhắc đến yêu đương mà vẫn tả được sóng tình dào dạt, không nhắc đến giao tranh mà vẫn tả được chiến ý ngút ngàn. Tuy nhiên, thật khó mà nói đến văn học võ hiệp nếu không có không khí giang hồ! Tịch Dương Chi Luyến lấy một võ đường ở Hà Nam làm khung cảnh nhưng lại đăt trọng tâm vào sự dằn vặt trong nỗi lòng thiếu phụ. Vì vậy tác phẩm này gần gũi với những ''Đèn lồng đỏ'', ''Cao lương đỏ'' hơn là kiếm hiệp.

    Bỏ qua hạn chế về định hướng trên để phân tích sâu hơn thì vấn đề lớn nhất của Tịch Dương Chi Luyến là tác giả chưa tiết chế được tâm thế hiện đại của mình khi chấp bút. Ít nhất, tâm thế hiện đại, vênh lệch khá xa so với văn cảnh đã ảnh hưởng đến hai trường đoạn.

    Trường đoạn thứ nhất: Tam Phu nhân gặp một nam thanh niên đến xin nhập học ở sân tập của võ trường rồi tự hỏi tại sao mình không có được cái tự do của thanh niên ấy.
    Ở thời hiện đại, nam nữ bình quyền là chuyện ''tất lẽ dĩ ngẫu''. Còn ở thế kỷ thứ 18, một thiếu phụ có ba con sống với nhiều ước thúc hơn một thanh niên là chuyện ''thiên kinh địa nghĩa''. Để một nhân vật vốn xuất thân từ nha hoàn, được nuôi lớn trong khuôn phép nêu thắc mắc như vậy chưa làm bật lên chỗ nghiệt ngã của số phận mà chỉ khiến người đọc phải đặt câu hỏi nghi ngờ tính cách bất thường của nhân vật.
    Cũng phải nói rõ là, chi tiết một môn sinh chưa nhập học đi xộc vào tận sân tập của võ đường, gần với nội đường dành riêng cho gia quyến là thiếu logic.
    Ngoài ra, nhân vật nam thanh niên này về sau không được nhắc đến, dù chỉ ở mức ám chỉ. Vì vậy, đối với một truyện ngắn, trường đoạn này vừa thừa (tình tiết, nhân vật), vừa thiếu (điểm nhấn).

    Trường đoạn thứ hai: Bé Huệ Nhi thả gà vào võ trường và bị cha mắng, sai đem nhốt.
    Ngày nay, quyền con người được coi trọng, trẻ em được ưu ái, thái độ làm cha của Mã võ sư có thể coi là đáng trách. Xưa kia, ngoài tình phụ tử người ta còn phải hành xử cho phù hợp với gia pháp, môn quy. Thi đấu khảo nghiệm võ sinh là nghi lễ trọng đại, không đơn thuần là xét rõ trình độ môn đồ mà còn là trình cáo tổ tông về hoạt động của võ đường. Thái độ hành xử của Mã võ sư vẫn có điểm bào chữa được.
    Có thể hiểu là tác giả muốn thông qua trường đoạn tỷ võ để thổi hồn kiếm hiệp vào tác phẩm nên không dặt tình huống vào một văn cảnh trà dư tửu hậu nào khác. Tuy nhiên, trong trường đoạn này các chiêu thức được mô tả quá chung chung, thiếu khí thế nên không tạo được tác dụng cần thiết. Và điểm nhấn tâm lý ở cuối trường đoạn hầu như phản tác dụng với chi tiết bé Huệ Nhi thấy cha giận mà không sợ, thấy đại ca trong đám đông thì vẫy chào. Chứng tỏ bình thường hai người này cư xử không đến đỗi độc ác vô tình với bé.

    Về tâm lý nhân vật, trường đoạn chàng võ sinh - nội gián ngăn cản Đại thiếu gia làm bậy rồi bị đánh và đươc Tam Phu nhân tặng thuốc tạo nên khúc chõi lớn.
    Thật ra, không có thâm thù đại hận, chỉ là tranh dành địa bàn làm ăn giữa những võ đường hạng trung mà một võ đường ở Sơn Tây phái người tiềm phục trong một võ đường ở Hà Nam những ba năm đã là việc kho xảy ra dù vẫn gượng chấp nhận được.
    Có điều theo lý thì người được phái là nội gián phải có tâm cơ sâu sắc, nhẫn nại thâm trầm. Đằng này nhân vật võ sinh – nội gian lại là người ''ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha''. Và không phải là một hành vi bột phát mà là cả một hệ thống liên hoàn, từ ra tay ngăn cản, qua tố cáo trước mặt Mã lão sư, cuối cùng là công nhiên thách thức số đông đồng môn. Chi tiết này thật lạ!
    Tam Phu nhân vốn không yêu chồng (vì thế cũng không có lý do gì để quan tâm đến công việc của võ đường), chỉ chăm chú vào ba cô con gái còn rất nhỏ chưa đên tuổi học võ mà thủ sẵn trong bọc một lọ thuốc trị thương loại ''rất tốt'' lại càng lạ hơn. Chi tiết này cùng một hệ thông các chi tiết kể lại mỗi khi có chuyên không vui, Tam Phu nhân không chạy vào góc buồng, xó bếp hay đến với các con để khóc than mà đi ra sân tập võ tạo cho người đọc cảm giác nàng là người hướng ngoại, đang chực chờ một cơ may.

    Ngoài thể hiện tương đối thành công cái bức bối, tù túng của cuộc hôn nhân không tình yêu, Tịch Dương Chi Luyến còn có những trường đoạn cuối khá nhuần nhuyễn. Ở đó, tác giả mượn cảnh tả tình, miêu tả khéo léo cái ngất ngây, e ấp của người lần đầu biết đến yêu thương; cái rụt rè sợ hãi của mối tình vụng trộm; cái khát khao được chứng thực sự chân thành dù không dám vượt lên mà đón nhận và cả cái không khí môn phá gia vong đầy hỗn loạn bằng văn phong uyển chuyển mượt mà. Một đôi khi, có lẽ vì qua nhập tâm vào tác phẩm, tác giả lẫn lộn giữa tự sự của nhân vật với lời người dẫn chuyện. Và cũng có chỗ dùng từ chưa thật đắt (Ví dụ: ''Thiên Hậu dùng kẹp tóc của bà vạch ra con sông trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang.'')


    Điểm số: 60 điểm.





    o0o






    Thiên Địa Nhân.




    Xét riêng về ý tưởng, Thiên Địa Nhân là một tác phẩm mang tính đột phá cao. Những: bộ trống đồng từ đời Âu Cơ - Lạc Long Quân truyền lại, Phú Thọ Lạc Hông môn, Sơn Tây Lôi Thần bang, Hiệp đạo Người Dơi, người chép sử được hồn thiêng dân tộc chọn đều mang dấu ấn của tinh thần sáng tạo.

    Ý tưởng độc đáo là như vậy nhưng thủ pháp nghệ thuật để thực hiện ý tưởng thì còn rất nhiều điểm cần bàn!

    Trước hết là văn phong. Văn phong của Thiên Địa Nhân chịu ảnh hưởng lớn của văn convert, khắp truyện đầy chặt những câu viết vòng vèo, trúc trắc về mặt ngữ pháp, nghèo nàn trùng lặp về vốn từ. Hầu như không thể tìm ra một đoạn văn có thể gọi là dung dị hồn hậu, vốn là văn phong phù hợp với khung cảnh hiện đại và các nhân vật trẻ tuổi của tác phẩm này.

    Vào thời điểm mấu chốt, tác giả không kết hợp được yếu tố sáng tạo độc đáo của mình với quan điểm đúng đắn về sử học để tạo thành cách lý giải có sức thuyết phục cao.
    Giá trị căn bản của việc chép sử là ghi lại sự kiện xảy ra trong thế hệ trước để dùng làm bài học cho thế hệ sau. Vì vậy, một sử liệu (trong tác phẩm là Việt Chân sử) chỉ dành riêng cho vài người có chức năng ghi chép, không được công bố rộng rãi để đánh thức lương tri của đông đảo quần chúng, cũng không được dùng để quy chiếu, soi sáng, phản biện với các sử liệu khác (ví dụ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư), thì có đầy đủ và chân thực đến mấy cũng không có bao nhiêu giá trị.
    Ngày nay, việc công bố các tư liệu lịch sử có thể bị trì hoãn vì nhiều lý do, song việc ghi chép lịch sử không bao giờ gián đoạn. Các sử gia bao giờ cũng ưu tiên biên chép càng sớm càng tốt các sự kiện xảy ra. Khi biên soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đoạn Lê Hoàn giết Nguyễn Bặc, nhà sử học Ngô Sĩ Liên - được coi là ông tổ của nhân vật Ngô Tường Vân trong tác phẩm - viết rằng: ''Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính nghĩa, nhưng không thấy sử chép, thế là bỏ sót.'' Trần Thọ biên soạn Tam Quốc chí cũng trách Lưu Thiện không đặt sử quan khiến cho sự kiện không có người biên chép, chính là thể hiện ý này. Có lẽ vì lẫn lộn giữa việc công bố và ghi chép lịch sử nên tác giả đã mượn lời nhân vật Ngô Tường Vân lý giải chi tiết trống đồng Tam Giới hơn ba mươi năm sau ngày 30.04.1975 mới xuất hiện bằng quan điểm: ''...vài mươi năm sau khi đất nước thanh bình mới xuất hiện thì đó cũng là để đề phòng ''người chép sử'' trong khi ghi chép là sẽ dùng sức mạnh của mình để tác đông vào lịch sử...'' Đây là một cách lý giải chưa xác đáng, trái với quan điểm các sử gia nói chung và ông tổ Ngô Sĩ Liên nói riêng. Thật ra sử sách mà ghi chép các sự kiện với khoảng cách thời gian gần hai trăm năm (trống đồng Tam Giới - Việt Chân sử biến mất vào thời điểm Nguyễn Du qua đời năm 1820) thì khó mà có đủ tính chân thực để gọi là ''Chân Sử''. Chưa kể đến các yếu tố văn hoá cũng rất quan trọng đã mai một nữa.
    Các sử gia thường bậc đại trí thức có kiến thức uyên thâm, tầm nhìn sâu rộng và ở vị trí có thể tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu thì mới có khả năng biên soạn ra các sử liệu có giá trị. Trống đồng Tam Giới được coi là đại diện cho anh linh tiên tổ sao lại lựa chọn một thanh niên chưa có đầy đủ kinh nghiệm sống, hiểu biết về xã hội nhiều chỗ còn mù mờ làm người chép sử được. Mà đã chủ động lựa chọn, đồng thời cũng có khả năng xuất hiện hoặc biến mất hoàn toàn độc lập với người chép sử thì lại càng không có lý do để sợ ''người chép sử dụng sức mạnh để tác động vào lịch sử''.

    Với những lý giải thiếu hợp lý ở giai đoạn cởi nút thắt của tác phẩm, giá trị chủ đạo xuyên suốt Thiên Địa Nhân không được đẩy bật lên. Tuy nhiên, tác giả đã có thành công bước đầu khi xây dựng các nhân vật. Các nhân vật phụ có tính cách và võ công tương hợp với tên gọi, xuất hiện thành từng lớp đan xen, bổ xung và hỗ trợ lẫn cho vai trò của nhau trong diễn biến câu chuyện. Nhân vật chính có tính cách kiên nghị, thiện lương, mà cũng không quá cố chấp hay ham hố, nhất quán từ đầu tới cuối. Thân thế nhân vật chính được ẩn dấu, tạo ra bất ngờ. Đáng tiếc là lời thoại chưa sâu, đôi chỗ có những dấu chấm lửng ná ná giống nhau.

    Về bố cục, tác giả hơi sa đà vào những đoạn giới thiệu, tạo khung cảnh lan man, tạo ra nhiều trường đoạn thừa mà không gửi gắm được tâm sự tình cảm của nhân vật vào đó.

    Tác giả cũng cần chú ý hơn đến chính tả, ngữ pháp để sử dụng đúng lúc các dấu chấm than(!), chấm hỏi (?), dấu gạch (-), dấu ngoặc kép('').


    Điểm số: 61 điểm.




    o0o







    Thú thật, tại hạ đã đọc Mê rất nhiều lần nhưng vẫn chưa nắm bắt được nội dung cốt lõi và giá trị nhân văn mà nó truyền tải. Diễn tả một cách ngắn gọn là đọc mà không hiểu tác giả muốn nói gì. Không loại trừ khả năng tri thức của tại hạ còn nông cạn, chưa thấu được chỗ ý tại ngôn ngoại trong tác phẩm. Vì vậy những nhận xét dưới đây sẽ là đánh giá của một người vừa đọc vừa đoán.

    Theo như tại hạ cố đoán thì nội dung của Mê đại khái như sau:

    Tư Mã trang chủ vốn xuất thân nghèo hèn, thuở nhỏ cùng cha mẹ sống nương tựa vào một gia đình võ lâm hào môn. Ngay khi còn bé, giữa cậu thiếu niên họ Tư Mã và tiểu thư của võ lâm hào môn nọ đã ngầm quyến luyến nhau. Vì cha cô bé rất khắc nghiệt, đồng thời bản thân cô bé cũng đắm chìm trong những ý tưởng cao xa nên tình cảm thanh mai trúc mã không đơm hoa được. Thiếu niên họ Tư Mã quyết ý ra đi, xông pha giang hồ để kiến công lập nghiệp. Trên đường lang bạt, chàng gặp lại người bạn gái tuổi hoa niên và được nàng xả thân cứu sống. Đau khổ, tuyệt vọng cộng thêm hổ thẹn vì đã để người trong mộng phải hy sinh tính mạng cứu mình, chàng chấp nhận kết hôn với một mỹ nhân, trở thành Tư Mã trang chủ. Còn nàng thì không chết như chàng tưởng mà chỉ mất đi trí nhớ về mối tình đầu, rồi từ đó hoàn toàn chìm đắm trong nỗi đam mê võ thuật. Nàng thành lập ra Thần Điện, cứ năm năm một lần phát Võ Lâm Danh Bảng, vừa để thoả mãn niềm đam mê như rồ dại ấy, vừa để tìm kiếm một điều mà chính bản thân nàng cũng không rõ là điều gì...

    Mày mò suy đoán, cóp nhặt chắp vá để cố nhận dạng Mê như một câu chuyện có nhân có quả nhưng vẫn còn nhiều mảnh ghép tại hạ không tìm ra vị trí thích hợp để lắp ráp thành một tổng thể thống nhất.
    Hai mẹ con Tiểu Cẩu là hạng người gì? Mẹ Tiểu Cẩu nhìn vào Vạn Phúc Danh lầu thấy sự quả báo với mụ đồng nhìn người đi đường thấy vong theo chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là một sắp đặt có chủ ý của tác giả. Sợi dây liên kết giữa hai sự kiện, hai nhân vật này (nếu có) được tác giả dấu ở đâu?
    Hai vợ chồng nhũ mẫu trong Thính Tuyết lâu có liên quan gì đến Tả Hữu hộ pháp của Thần Điện hoặc hai người vận huyết y được nhắc đến trong cuộc đấu của Đệ Thập Tam chăng? Tác giả ám chỉ điều đó trong đoạn nào?
    Đệ Thập Tam và cuộc thách đấu sinh tử của y có vai trò gì trong bố cục câu truyện?
    A Bát sinh ra ở xóm nghèo mà lại ác cảm với kẻ nghèo là bởi tại sao?
    Vì lý do gì Vô Song kiếm Phan Tổng quản được tác giả đặc biệt đề cập đến?
    Người trực tiếp huấn luyện Tư Mã trang chủ và đã từng đề tỉnh ông: ''Tình đẹp nhưng tâm ngươi không tĩnh, ngươi phải cởi bỏ nút thắt này'' là ai? Giá trị của câu đó nằm ở đâu?
    Trường đoạn Tam phu nhân của Phúc Thiện đường cư xử vô tình với mẹ Tiểu Cẩu chỉ dùng làm đường dẫn cho thông báo về tuổi tác của mẹ Tiểu Cẩu hay còn dụng ý gì khác?
    Chi tiết mẹ Tiểu Cẩu mới ba mươi tuổi và ông chủ Phúc Thiện đường biết rõ tuổi tác của nhân vật này có ý nghĩa như thế nào?

    Với tại hạ Mê vẫn là một khối mê muội hỗn độn khó lý giải đến tận cùng! Có lẽ không gian của một truyện ngắn giới hạn trong 30 000 từ là quá chật hẹp so với ý tưởng và nội dung tác giả muốn gửi gắm vào Mê.

    Tất nhiên với những nhân vật chứa đầy bí ẩn, những tình tiết chưa được làm rõ, những trường đoạn móc nối với nhau rất lỏng lẻo, giá trị nhân văn của tác phẩm khó có thể bộc lộ rõ ràng. Bố cục của tác phẩm vì thế cũng khó có thể được đánh giá cao. Mô tả võ công, môn phái, chiêu thức chỉ dừng ở mức chung chung không có gì cụ thể hay đặc sắc.

    Tuy vậy phải công nhận, nếu xét riêng từng tiểu đoạn, văn phong của tác giả khá nhuần nhị, tạo được không khí võ hiệp cho tác phẩm. Đặc biệt những đoạn hồi ức mang tính khơi gợi rất lớn. Các đoạn đối thoại cũng rất uyển chuyển, nhân vật nào có lời thoại mang khí chất và dáng dấp của nhân vật đó.


    Điểm số: 49 điểm.




    o0o



    Đế Vương Bi Mộng.



    Sẽ không là ngoa ngôn nếu nói tác giả của Đế Vương Bi Mộng chịu ảnh hưởng lớn từ Huỳnh Dị. Tác phẩm này kế thừa được phần lớn các điểm mạnh và cả điểm yếu của bậc tông sư từng tung hoành làng võ hiệp bằng những Tầm Tần Ký, Biên Hoang Truyền Thuyết, Đại Đường Song Long. Thậm chí có thể dùng lời nhận xét của một nhân vật Tàng Thư Viện về văn phong của Huỳnh Dị để đánh giá Đế Vương Bi Mộng: Truyện ngắn này có cái quang mang sát khí của cây đại đao tung hoành ngang dọc, cây trường thương quẫy lộn vẫy vùng mà thiếu cái thanh thoát uyển chuyển, cái ôn nhu vi tế của cây kiếm cây roi.

    Lấy những tính toan tranh đoạt vương quyền làm nội dung chính, Đế Vương Bi Mộng đã thành công trong việc lồng mưu kế vào mưu kế, lấy chiến chinh chồng lên chiến chinh. Tác giả tỏ ra khéo léo khi tạo ra được cao trào trong mỗi phân đoạn, càng về cuối truyện càng có những chuyển biến bất ngờ ảnh hưởng đến kết cục được lật mở. Ba lần Ma giáo công phá Hoang thành, mỗi lần mang một sắc thái riêng. Hai lần dàn bày thế trận ở Kinh Đô, mỗi bên đều sắp đặt những nước cờ gây bất ngờ cả cho đối phương lẫn người đọc. Tất nhiên, để đạt được cái hào hùng tráng liệt khi mô tả không khí chiến tranh, cái nặng nề ngột ngạt khi mô tả âm mưu bí mật vốn có trong các tác phẩm của Huỳnh Dị thì tác giả chưa đủ độ chín. Và cũng thật bất công khi đòi hỏi điều này nhất là trong một truyện ngắn. Nhưng cũng phải công nhận khi viết về giao đấu, tác giả đã vượt lên những ''rầm'', ''vút'' loè loẹt chỉ có tác dụng đánh lạc hướng độc giả hay những cất tay vung chân quá chung chung. Khi viết về âm mưu tác giả đã gạt bỏ được những sắp xếp quá đơn giản dễ bị nắm bắt. Chỉ đáng tiếc tác giả dành cho khung cảnh tác chiến và âm mưu quá nhiều thời lượng nên Đế Vương Bi Mộng lâm vào tình trạng thiếu cân đối.

    Về xây dựng nhân vật, chỉ có ở một đôi nơi xuất hiện những nét khắc hoạ sâu sắc. Ví như lúc Trần công công thổ lộ chân tình xin được chết để kết thúc ân oán hay đoạn kể Thái tử lên ngôi rồi mà không có đêm nào yên giấc. Nhìn chung các nhân vật không đạt được độ sâu cần thiết. Thẩm Thiên Sơn có lẽ được đầu tư tốt nhất cũng chỉ thể hiện được cái trầm tĩnh điềm đạm, lão luyện sáng suốt chứ động đến tình cảm, bất kể là nỗi thương nhớ vong thê hay sự khó xử trước Diệp Minh Minh thì đều tỏ ra hời hợt. Cái yểu điệu thẹn thùng của Diệp Minh Minh, khối chân tình câm lặng của Quách Lăng, sự dày vò giằng xé của Vương Trấn Đông, tham vọng của Thái hậu, hận thù của Thái tử tất cả đều không được khai thác đúng mức, chưa kể đến hàng loạt các nhân vật khác. Bình luận về mảng này lại có thể dùng một nhận xét khác về Huỳnh Dị để nhận định, đó là bày mâm quá nhiều mà bút lực không đủ.

    Nội dung này, diễn biến này cần được thể nghiệm ở một tầm vóc lớn hơn một truyện ngắn. Cố nhét nó vào 30 000 chữ khi chưa có được sự tinh tế và cô đọng cần thiết trong cách hành văn chỉ ''lợi bất cập hại''. Hy vọng tác giả có thể thâm canh tác phẩm của mình, phát triển nó cho đầy đủ trong một không gian rộng rãi hơn và khắc phục một số điểm chưa hoàn toàn hợp lý như: Thẩm Thiên Sơn là người nhẫn nại mà lại ghét đợi chờ; Diệp Minh Minh có khinh công cao nhất trong bảy người rồi lại kém Quách Lăng hay ''...Diệp Minh Minh, Thẩm Thiên Sơn vội tiến lên sánh vai cùng Thẩm Thiên Sơn và Quách Lăng...'' v.v. Đồng thời cũng cần điều tiết liều lượng giữa giao tranh và tình cảm, giữa sự kiện và tâm lý cho cân đối hơn.


    Điểm số: 78 điểm.




    o0o



    Hồi Ức.




    Tác giả của Hồi Ức chắc chắn là một hiệp sĩ. Một hiệp sĩ dũng cảm và bất hạnh.
    Dũng cảm ở chỗ đã chọn thời Pháp thuộc làm bối cảnh cho tác phẩm dự thi của mình. Khung thời gian này không quá cũ đến nỗi mọi hình dung về nó chỉ còn là những suy đoán mù mờ để tác giả có thể thoải mái phóng bút theo trí tưởng tượng của mình mà không lo bị bắt bẻ. Cũng không quá mới để tác giả có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về nó và đưa nhịp điệu sống động của nó vào tác phẩm.
    Bất hạnh ở chỗ tác giả chưa trang bị cho mình đủ kiến thức về thời Pháp thuộc để có thể viết một tác phẩm dự thi.

    Nhân vật nam chính của Hồi Ức là Tân, một thanh niên có tài phóng dao, mắt tinh tay vững nhưng không nhận ra nổi người yêu mình chính là cô gái ở chung nhà! Ở thời Pháp thuộc, 90% dân số Việt Nam không biết chữ, một người viết được điếu văn cho các yếu nhân như Tân có thể xếp vào hàng đại trí thức. Phải là người có tài có chí, ăn học nhiều lắm mới đạt đến trình độ đó. Vậy mà Tân chỉ là tay vệ sĩ, bằng lòng làm cả cái việc đem thân cho người mua vui!
    Nhân vật nữ chính, người yêu của Tân, là A Trúc/Diệp Linh, sống vào giai đoạn chỉ cần chải tóc có đường ngôi lệch đã bị gọi là ''cô tân thời''; hát Thiên Thai: ''...chúng em xin dâng chàng trái đào tơ...'' đã bị cho là trắc nết thì lại mặc áo thun, quần jean và đứng hát bô bô ''...em cũng là người con gái rơi lệ vì tình...'' ngon lành giữa phố.
    David Hoàng Phong, con trai nhà quý tộc Pháp De Luxe, quản lý việc buôn bán rượu vang trên toàn cõi Đông Dương, có tiếng là ''lãng tử đa tình'' từng chinh phục trái tim bao thiếu nữ lại không biết phải tỏ tình ra sao, ú ớ trong ứng xử.
    Sát thủ ''Nhất Súng'' (có lúc được gọi là ''Nhất Thương") nổi danh vì chỉ bắn hạ con mồi bằng một phát đạn lại có phản xạ bắn phát đầu chỉ để khống chế và dập tắt khả năng chống cự của mục tiêu rồi mới dần dần giết chết bằng những phát đạn sau.
    Lưu Gia Cường, Vương Lão Tam già đời trong hắc đạo, mưu toan lật đổ lão Tính bằng một vụ phục kích lại lựa chọn địa điểm ở nhà anh em họ Đỗ vốn thân với lão Tính hơn mình.
    Anh em họ Đỗ vốn chẳng có liên quan mật thiết với bên nào. Hoàn toàn có thể làm chủ tình thế bằng cách ra ngoài ngồi chờ cho hai bên chém giết đến lưỡng bại câu thương rồi mới quay vào thu dọn tàn cục lại cun cút đi tìm người hậu thuẫn cho lão Tính.
    Địa điểm diễn ra câu chuyện là vùng Sài Gòn, Đà Lạt nhưng trong lời thoại của tất cả các nhân vật thì ít thể hiện được phương ngữ hay phong cách đặc trưng Nam Bộ. Hai nhân vật nam nữ chính có lúc còn cùng nhau đi dạo ở bờ đê (một đặc điểm địa hình đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ), trong khi đến tận bây giờ Nam Bộ vẫn chưa chính thức hình thành hệ thống đê. Tổng Tính thì ''vuốt keo'' thay vì bôi dầu bóng.

    Ý tưởng của tác giả về một tình yêu lứa đôi vượt qua những rào cản của xã hội; về mối quan hệ ''can đảm tương chiếu'' của những người cùng nhau vào sinh ra tử; về sự đấu tranh giữa hy sinh và chiếm hữu của một trái tim đơn phương... không phải là tồi. Nội dung xuyên suốt và giá trị nhân văn của Hồi Ức đáng được ghi nhận. Diễn biến tình cảm của các nhân vật trong một số tình tiết được thể hiện bằng phương thức rất phù hợp với tâm tình của nhân vật trong tình tiết đó. Đặt ý tưởng nội dung này vào một khung cảnh khác, có lẽ sẽ phần nào thuyết phục được người đọc. Bối cảnh Sài Gòn thời Pháp thuộc biến hầu hết các chi tiết của truyện ngắn này thành những điểm không hợp lý và làm cho Hồi Ức có dáng vẻ của một bức tranh ghép không đồng bộ, các mảng miếng xô lệch chẳng hỗ trợ được cho nhau, bắt đầu từ cái tên trở đi.

    Văn phong của tác giả trơn chu, rất lưu ý đến việc lấy cảnh tả tình, đây là điểm mạnh. Tuy nhiên cần chau chuốt, lưu ý kỹ lưỡng đến lỗi chính tả và cách trình bày nhiều hơn, nhất là khi đặt các dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu ngoặc kép('') và cả cách viết hoa.

    Hiệp sĩ đáng được khích lệ song chưa đáng được tưởng thưởng.


    Điểm số: 58 điểm.




    o0o




    Loạn Tình Chiến.




    Đây đó một vài chi tiết, tình huống trong Loạn Tình Chiến gợi nhớ đến Bích Ngọc Đao, còn nhân vật lại khiến người ta liên tưởng đến Cực Phẩm Gia Đinh. Có lẽ tất cả chỉ là sự tình cờ. Tìm một lối đi hoàn toàn riêng biệt trong làng kiếm hiệp cổ điển bây giờ cũng khó tương tự như sáng tạo ra một chiếc ô tô có kiểu dáng không hề trùng lặp vậy. Khó vô cùng. Và ...nghĩ cho cùng, chuyện kiểu ô tô này có cái mui hay cái cửa hao hao giống kiểu ô tô khác cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.

    Vấn đề là ở chỗ tác giả tỏ ra dễ dãi khi dẫn dắt nội dung câu chuyện. Phần lớn tình tiết đều diễn biến đơn điệu, một chiều, thiếu độ sâu. Nhìn tổng thể tác phẩm chưa có được một giá trị nhân văn rõ ràng. Các nhân vật phụ đều mờ nhạt, không tạo nên ấn tượng gì. Các nhân vật chính tính cách nhiều chỗ chưa thống nhất. Dưới đây là một vài điểm tại hạ thấy chưa hợp lý.

    Lôi Thiên thường ngày trêu hoa ghẹo nguyệt, vốn không phải là người đứng đắn gì. Vài thời thần trước khi biết ''Lôi Thiên giả'' là gái, thậm chí ngay cả trước khi cô gái ngả vào tay mình, Lôi Thiên thật chưa có cảm tình gì đặc biệt với nàng. Diễn biến tình cảm chỉ có thế sao có thể khiến Lôi Thiên phá bỏ nguyên tắc làm người hắn đã gìn giữ suốt cuộc đời. Ở đây tình huống không chỉ quá giản đơn mà còn thiếu cả một đoạn đấu tranh tâm lý cần phải có.
    Bạch Thiên Kim chưa từng coi tên bạn đường ''Phong Vũ'' ra gì. Bản thân ''Phong Vũ'' cũng tự nhận mình yếu kém. Vậy mà nàng lại đánh giá y là người ''cao ngạo''! Nàng không ưa gì hắn hay bất cứ tên đàn ông nào. Vì lý do nào nàng lại vội vã đồng ý đi dạo kinh thành cùng với hắn.
    Long Vô Thường là tử đệ danh gia, tiếng tăm lừng lẫy, từng mấy lần đến cầu hôn với Bạch Thiên Kim. Y là một trong nhưng lý do chính khiến Chiêu Thân đại hội được cử hành. Không ít thì nhiều, Bạch Thiên Kim cũng phải biết đến y, nàng bằng vào cái gì mà tính rằng sẽ đánh bại y để chu toàn cho tình cảm của mình.
    Họ Lôi, họ Long, đều là đại thần đương triều, hiềm khích thâm sâu. Long Vô Thường hiệu xưng đệ nhất danh bộ, lâu không gặp Bạch Thiên Kim mà vẫn cầu hôn còn tạm cho là được nhưng không lý gì lại vô tâm đến mức không biết mặt thế thù Lôi Thiên.

    Xét về bố cục tác giả thiết kế tương đối hoàn hảo. Các trường đoạn đều có kết cấu hài hoà, đi thẳng vào chính đề. Mỗi trường đoạn đều xây dựng được cao trào, không chỉ thắt mở hợp lý mà còn đạt được sự cân đối giữa dẫn truyện, đối thoại, độc thoại. Trường đoạn nào có không khí đặc trưng của trường đoạn đó, tả đấu khẩu ra đấu khẩu, tả đấu quyền ra đấu quyền. Hầu như tất cả các nhân vật đã xuất hiện trước sau đều có chỗ dùng.

    Văn phong của Loạn Tình Chiến mạch lạc. Đối thoại, độc thoại mang đậm tính hài hước thú vị, có giá trị giải trí cao. Mô tả chiêu thức, giao đấu rất cơ bản mà không sa đà hay hoa dạng. Tác phẩm được trình bày chỉn chu, vững về chính tả và ngữ pháp.


    Điểm số: 72 điểm.



    o0o



    Nhật Ký Cụ Rùa.




    Tại hạ không thoả mãn với biện giải của tác giả về dòng văn học võ hiệp. Tất nhiên, trong đời thực, mỗi hành động cao đẹp giúp đỡ cộng đồng và xã hội đều mang tính ''Hiệp'' nhưng không phải bất cứ tác phẩm văn học nào đề cập đến những hành động cao đẹp đó cũng thuộc thể loại võ hiệp. Dù vậy, tại hạ vẫn thích Nhật Ký Cụ Rùa.

    Tại hạ thích cái ý tưởng về một bậc thần minh được ủy thác gánh vác trông coi vùng đất thiêng liêng mà lại ngủ quên ngay trong nhiệm sở của mình và phải đợi đến khi có người nhắc nhở là sắp hết nhiệm kỳ mới tỉnh dậy nổi để nghĩ đến việc công. Thích cái cách mô tả thần minh biết cả sân si, cũng khó chịu vì vùng đất do mình quản lý lại mang tên thần tiền nhiệm, cũng bực mình khi các thần linh khác được trát phấn tô son. Thích thần ở đây cũng biết tư túi, biết đem nhiệm sở - về thực chất là của công - nhét vào túi mình, biết đem những phép thuật thần tiên - không dùng để giúp người dân, dân bây giờ ỷ lại vào ...thần linh lắm - ban cho bảo bối của riêng mình. Thích thần biết tham quyền cố vị, mệt mỏi với chức vụ, vừa làm vừa ngủ, mà vẫn nghĩ đến chuyện xin ở lại thêm một nhiệm kỳ.

    Tại hạ cũng thích tình tiết cụ Thần Rùa đi quẩn quanh Hà Nội suốt mấy ngày mà chỉ tìm được có bốn người xứng đáng được đặc cách nhận linh đơn mang sức mạnh thần tiên. Bốn! Trên tổng số mấy triệu người! Trong bốn người đó, chỉ có Lan có thể thật sự coi là người muốn làm những điều tốt đẹp. Hai người khác (Lâm và Hiền) về thực chất đang cố làm những việc họ được trả lương để làm tròn. Người còn lại - Quang - là một anh kỹ sư tắc trách, bất tài và hèn nhát. Anh ta góp phần thiết kế ra một công trình tiêu tốn hàng tỷ đồng tiền thuế của nhân dân nhưng không đáp ứng được yêu cầu xử dụng. Đáng lẽ phải cố đấu tranh để tìm ra người chịu trách nhiệm, để rút ra bài học, để hoàn thiện công trình thì anh ta lại bằng lòng với việc đi tô vẽ đánh bóng cái vẻ bề ngoài của một thứ về cơ bản đã hỏng ở bên trong.

    Tại hạ thích cách lý giải của tác giả về con yêu Phá Hoại được nuôi dưỡng nhờ tất cả mọi người, len lỏi trong trái tim mỗi chúng ta, vô ảnh vô tung, gây ra tác hại trước khi bất cứ thứ ma mãnh nào ở bên ngoài tác động vào. Thích cái ẩn dụ: Thần minh cai quản vùng đất thiêng liên không giúp gì hơn được cho những người sống ở vùng đất ấy ngoài việc ban những viên linh đơn không hình không bóng đem lại sức mạnh cho một số rất ít người. Để rồi những con người ấy đem hết khả năng ra làm việc dù không biết sức mạnh của mình xuất hiện từ đâu. Thích cái ẩn dụ: Trong phút giây nghiệt ngã cuối cùng, mỗi người chúng ta đang cố níu kéo, cứu vãn những điều tốt đẹp bằng một thứ tình yêu thương đầy cảm tính.

    Vẫn còn vài điểm tại hạ chưa thích lắm. Nhất là văn phong khô khan như hô khẩu hiệu. Thứ nữa đến các nhân vật cứ như con rối vô hồn trong tay tác giả, ngoài chú tâm vào thiên - ác, đúng sai thì chẳng có bao nhiêu tâm tư tình cảm. Còn lại: Ví như cụ Thần Rùa được coi là xuống trông nom vùng đất thiêng một nghìn năm mà có chỗ lại viết rằng cụ đã ở đó đến mấy nghìn năm. Về giấc ngủ của cụ, lúc chép là mấy chục năm, lúc ghi mấy trăm năm thì không sao! Thần Rùa là thần minh sống đời bất tử, vài chục, vài trăm hay vài nghìn năm, với cụ bất quá chỉ như một nháy mắt mà thôi, nhầm lẫn là thường. Cũng như cái ống đồng của thằng giặc Thoát Hoan vậy, lúc to chặn đứng được cả cái máy xúc, lúc nhỏ để anh công nhân quẳng đại lên bờ không hề lưu ý. Thoạt nhớn thoạt bé chẳng khác Như Ý Bổng của Tôn Ngộ Không. Ống ma mà!

    Tuy nhiên, dù thích hay không thích, tại hạ cũng không thể đánh giá cao Nhật Ký Cụ Rùa trong phạm vi Kim Bút. Đơn giản vì Nhật Ký Cụ Rùa không phù hợp với các cuộc thi như Kim Bút. Và phần nhận xét bên trên cũng như điểm số phía dưới chỉ có giá trị như khen chê cái khung của một bức tranh.


    Điểm số: 61 điểm.




    o0o



    Trúc Tử




    Trúc Tử dường như không chỉ được sáng tác để tham dự cuộc thi Kim Bút mà còn để góp mặt trong một hệ liệt theo xu hướng trinh thám kiếm hiệp dài hơi hơn. Đặc điểm cấu trúc này tạo điều kiện cho tác giả bố trí một đoạn kết rất gợi mở để lại dư âm và khích thích sự hiếu kỳ của người đọc. Đồng thời cũng tạo ra hạn chế bởi những tình tiết như từ trong bóng tối xồ ra làm người đọc có cảm tưởng bị gài ép. Đề tài trinh thám kiếm hiệp đã từ lâu không còn là mới, điểm tạo nên sức hút của Trúc Tử là tính cách các nhân vật được khắc hoạ bằng phương pháp độc đáo và những sự kiện ngoắt nghéo ly kỳ.

    Thành công lớn nhất ở Trúc Tử là từ đầu tới cuối không cần một câu thoại hay một dòng mô tả trực tiếp nào mà vẫn thể hiện thành công một nhân vật với đầy đủ sự nghiệt ngã của số phận cùng một loạt những liên hệ chồng chéo đan xen làm nên tính cách và kết cục của nhân vật âý. Có thể coi đây là một đột phá về bút pháp. Bên cạnh Phương Thuận Thiên, Phương Triệu Hải và Tố Tâm - Trúc Tử cũng là những nhân vật gây được ấn tượng cho người đọc. Phương Triệu Hải thể hiện tính cách hoàn toàn phù hợp với hình tượng nóng nảy cố chấp mà thuần phác bộc trực. Tố Tâm - Trúc Tử thì là hình ảnh sát thủ điển hình với bản lĩnh cao và khả năng nguỵ trang tốt, đồng thời cũng có những rung động hay dằn vặt rất con người. Ngược lại nhân vật chính Đinh Triển Bạch chỉ chớp lên thật sự sống động bằng cái lưng đẫm mồ hôi trong đoạn cuối cùng.

    Trong dăm chục trang giấy, tác giả đã bố trí một số lượng không nhỏ những tình tiết và sự kiện. Liên kết chúng với nhau khá hợp lý và logic. Trong bối cảnh mặt bằng chung của Kim Bút là lối hành văn rất thật thà, nồng nhiệt mà cũng ngổn ngang, bộc lộ ý tưởng nội dung ngay từ giai đoạn đầu thì cách xếp đặt tình tiết thiên về lý tính, bóc tách câu chuyện dần dần của tác giả rất nổi bật. Nhất là khi cách xếp đặt này đem lại cho tác phẩm không khí lỳ kỳ bí hiểm ăn khớp với thể loại trinh thám. Tuy nhiên, thật lý tính mà xét, có nhiều đoạn các tình tiết không được dẫn nhập đầy đủ. Ví như tình tiết Tiểu Tứ thông báo Phương Triệu Hải là đứa con do Phương lão phu nhân ngoại tình mà sinh ra hoặc tình tiết Lưu Tri Phủ thật sự đang ở Khâm Châu. Từ đâu Tiểu Tứ biết được thông tin thuộc hàng ''thâm cung bí sử'' đó của Phương gia? Vì sao Lưu Tri Phủ thật sự vẫn đang ở Khâm Châu? Dù những tình tiết trên đã được dẫn nhập ở một phần khác của hệ liệt hay đơn giản là khiếm khuyết trong cách xử lý sự kiện của tác giả thì chúng vẫn cứ như từ bóng tối xồ ra, gây cho người đọc cảm giác rằng tác giả đang áp đặt tình huống cho tác phẩm.




    Điểm số: 73 điểm.



    o0o



    Nhập Thế



    Dùng phong cảnh Việt Nam làm nền, lấy những nhân vật và sự kiện có thực trong lịch sử Việt Nam làm giá đỡ, Nhập Thế là một tác phẩm chứa đựng hồn quê. Hơn thế nữa, tác giả tỏ ra khéo léo khi biết dùng văn nâng võ, dùng võ tải văn. Mỗi đột phá về võ thuật của nhân vật đều dựa trên cở sở một biến hoá về tâm lý. Mỗi trận đánh, mỗi bước đi dọc theo chiều dài câu chuyện đều kèm theo một lần mở rộng cánh cửa tâm hồn. Chính bởi vậy nên dù tiết tấu các sự kiện tương đối gấp, chiến ý triền miên mà nhìn tổng quát Nhập Thế không lâm vào tình trạng quá khô khan.

    Một điểm mạnh khác của Nhập Thế là tác phẩm này không đơn điệu. Không đơn điệu cả trong dàn cảnh lẫn trong mô tả nhân vật. Về dàn cảnh, tác giả trình bầy được từ gần đến xa, tình huống nhỏ lồng vào trong và là mấu chốt của cục diện lớn. Tình trạng của các phe phái, tham vọng của mỗi bên và sự liện hệ ảnh hưởng đến hình thế chung đều được dẫn dắt để hiển lộ ra. Về mô tả nhân vật, mỗi người đều có nét tính cách, diện mạo và võ công phù hợp với xuất xứ cũng như thân phận. Bất kể là phản diện hay chính diện đều có điểm mạnh điểm yếu, có lục dục thất tình, có nguyên tắc hành xử riêng biệt (và đôi khi đáng kính trọng) tác động đến diễn biến các sự kiện.

    Tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, tình đồng môn, tình yêu cuộc sống được diễn tả tự nhiên. Triết lý thì xa xôi mà sống động chứ không gượng ép, khuôn sáo. Các trường đoạn giao đấu không trùng lặp, cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiêu thức, lực đạo và tâm lý cũng đáng được ghi nhận.

    Nhập Thế sẽ hoàn thiện hơn nếu:

    - Hai nhân vật phụ Hoàng Tử Lê Duy Vĩ và Chưởng môn phái Lĩnh Nam được nâng tầm. Hoàng tộc nhà Lê bị chèn ép đã gần hai trăm năm. Thế lực họ Trịnh len lỏi khắp nơi. Lê Duy Vĩ muốn dành lại quyền bính có lý nào lại sơ xuất giãi bầy đường đi nước bước của mình cho kẻ hạ nhân. Chưởng môn phái Lĩnh Nam thì không thể hiện đẩy đủ thần thái, khí phách của người đứng đầu một phái có tôn chỉ nhập thế để lánh đời.

    - Văn phong chau chuốt hơn, chọn lọc câu chữ kỹ càng hơn, tránh được tình trạng lặp từ trong câu hoặc đoạn văn.
    Ví dụ:
    ''Sương lạnh bắt đầu tràn lên bờ , trăng trắng hai bãi sông. Lúc lên bến , hai huynh đệ đứng im quan sát đám lính bắt đầu đưa Hải Thượng Lãn Ông lên chiếc đò lớn để qua sông. Lúc thuyền bắt đầu xuôi nhịp chèo , mới từ từ dời gót...''
    Rất may là những đoạn văn ba câu trùng từ liên tục, câu trên mâu thuẫn với câu dưới như thế này không có tần số xuất hiện cao.

    - Tác giả chú ý kỹ hơn đến chính tả và cách trình bày văn bản.


    Điểm số: 83 điểm.



    o0o



    Mĩ Nhân



    Thuần tuý văn học mà nhận xét, đây là tác phẩm nổi bật nhất trong số các truyện ngắn dự thi Kim Bút năm nay.

    Mĩ Nhân có bố cục vững chãi, tình tiết và nhân vật được tinh giản đến mức tối đa, liên kết với nhau khá chặt chẽ hoàn toàn phù hợp tiêu chí của một truyện ngăn. Văn phong gần gũi mà vẫn giữ được nét uyển chuyển vi tế khi khắc hoạ nét tính cách của từng nhân vật. Các văn cảnh giản dị chứ không gò ép, lên gân. Đặc biệt đáng quý là tác giả tiết chế được ngòi bút, thuỷ chung giữ vững thái độ khách quan của người dẫn chuyện.

    Trong phạm vi Kim Bút, điểm yếu cơ bản của Mĩ Nhân là tác phẩm này chỉ mang hồn cổ trang mà không có khung cảnh võ hiệp. Tuy nhiên, có lẽ chính định hướng xa rời phong cách giải quyết mâu thuẫn bằng các phương thức có liên quan đến võ lực đồng thời cũng xa rời luôn lối mòn Thiện được - Ác thua đã phần nào góp sức tạo dựng nên những giá trị nhân văn sâu xa và cao đẹp tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

    Mỗi nhân vật của Mĩ Nhân đều được thể hiện có nhân có quả. Lý Tam chất phác độ lượng nên được hưởng hạnh phúc gia đình, ngặt nỗi hạnh phúc của gã được dựng xây trên cơ sở vênh lệch về thân thế thành ra phải đem đôi mắt sáng đổi về. Vạn Tích Hoa thật lòng hướng thiện cuối cùng cũng có người chân tình bên ả dệt mộng uyên ương, sống đời yêu thương bình dị đến trọn đời, có điều quá khứ năm xưa phải đem nhan sắc và tại sản ra mới bôi xoá hết. Dư Hiền Phi có học có hành, vì miếng ăn lại nỡ làm điều trái đạo, uống ngụm trà cũng chẳng còn cảm nhận được vị ngon. Quan huyện Tây Hà cậy quyền cậy thế, độc ác tham tàn, không chỉ không thoả mãn được dục vọng mà còn bị vợ già nhìn thấu, bị thuộc hạ phản thùng.

    Trong cuộc sống cái Ác luôn tồn tại song song cùng cái Thiện. Mỗi người, bằng cách này hay cách khác, ít hay nhiều đều phải trả giá cho lựa chọn của bản thân. Diện mạo bên ngoài không có nghĩa lý gì nếu không có tình yêu. Hạnh phúc không phụ thuộc vào quyền lực, địa vị, diện mạo bên ngoài hay thậm chí sức khoẻ. Thật vui là Mĩ Nhân nhắc đên những lý lẽ này rất nhẹ nhàng.

    Vào một thời điểm khác, ở một cuộc thi khác, với chủ đề rộng rãi hơn, Mĩ Nhân có lẽ sẽ được định giá chính xác hơn. Còn ở Kim Bút lần này, việc đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh vẫn cần tôn trọng. Vì vậy mặc dù vẫn phải cho điểm để hoàn thành trách nhiệm mà Ban Tổ Chức đã uỷ thác, tại hạ đề nghĩ không trao bất cứ giải nào cho truyện ngắn này.


    Điểm số: 80 điểm.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    TX
    Bài viết
    3,401
    Xu
    3,150

    Mặc định

    Giám khảo đặc biệt. Vị giám khảo này có việc đột xuất nên đã nộp điểm chậm vài hôm sau ngày công bố giải. Điểm đã có đủ, lời nhận xét vẫn đang được viết dở nhưng tôi sẽ đăng lên để các bạn tham khảo.





    Lời người chấm

    Là người yêu thích văn học nghệ thuật, nhưng đối với kiếm hiệp mình chỉ như kẻ dạo chơi qua vườn hoa thơm ngát, dù bị quyến rũ bởi hương hoa nhưng kiến thức và niềm say mê với thế giới huyền ảo.

    1. Tịch dương chi luyến

    Như làn gió lẩn quất, không gian của truyện gò bó và bức bí như chính số phận các nhân vật. Đọc truyện làm mình liên tưởng đến “Đèn lồng đỏ treo cao” với vai diễn ấn tượng của Củng Lợi và nhân vật mợ Hai. Truyện tập trung vào sự dằn xé nội tâm giữa tình mẫu tử và những cảm xúc mới lạ về một thứ tình cảm mơ hồ của nhân vật “thị”. Tác giả thành công trong việc miêu tả cuộc sống buồn chán, bức bí, không được tự do, bị chà đạp của “thị” nhưng thứ tình cảm với người đàn ông kia không biết có nên gọi là tình yêu. Qua những gì miêu tả trong truyện mình cảm giác đó chỉ là sự rung động nhất thời vì con người, nhất là phụ nữ trong hoàn cảnh đó, nếu có ai quan tâm đến mình thì rất dễ mủi lòng. Nhân vật người đàn ông được miêu tả thiếu chiều sâu về tính cách, thiếu thuyết phục trong hành động, và hoàn toàn không có miêu tả nội tâm nên tình cảm tác giả cố xây đắp nên trong truyện không có sức sống, nói cách khác độc giả khó cảm nhận được “chemistry” giữa hai người.

    Tuy có nhiều điểm thiếu sót trong xây dựng tình huống, đường dây tiến triển và nhân vật nhưng truyện này mình có thể đọc một mạch từ đầu tới cuối, chứng tỏ sức hấp dẫn về ngôn từ và lối hành văn của tác giả. Kết thúc truyện với tâm trạng nhẹ nhàng khi biết mình đã quyết định đúng của nhân vật “thị” khiến cả câu chuyện mang tính hướng thiện cao. Tác giả rất cố gắng tổng hòa các yếu tố Chân, Thiện, Mỹ trong truyện và đã phần nào thành công. Nhìn chung đây là một truyện đáng đọc trong đợt Kim Bút năm nay.

    Xin được tặng Tịch Dương Chi Luyến 65 điếm.

    Một số điểm chú ý:
    Trong truyện dù không nhiều, nhưng có những câu văn ngắt đột ngột, khiến cảm xúc độc giả bị hụt hẫng chút ít. Ví dụ như:
    “Chung trà mới được mang lên, con hầu lui ra sau, tứ phu nhân mới lên tiếng, mắt không quên …”
    “Hôm nay là ngày vui của lão gia. Võ quán mở đợt chiêu sinh mới.”

    Có một vài cách dùng từ mình cảm thấy chưa hợp lắm: ví dụ như cách viết nhà Mã gia,…

    2. Thiên địa nhân

    Vẽ ra một thế giới kiếm hiệp trong cuộc sống hiện đại, tác phẩm có nét thân thuộc như chính giấc mơ thành anh hùng hiệp sĩ của không ít người trong số chúng ta khi bắt đầu làm quen với thể loại huyền ảo này. Mạch truyện nhất quán về tính cách nhân vật, tình huống có bất ngờ, có cao trào, mở đầu và kết thúc rõ ràng, giải quyết vấn đề khá triệt để, đặc biệt tác giả phần nào thể hiện tinh thần dân tộc và lòng yêu nước qua chủ đề cũng như qua một số chi tiết trong truyện, hơn nữa nhân vật có tính hướng thiện, cũng là một điểm đáng khen. Nhưng các yếu tố trên chưa đủ để làm nên một câu chuyện hay, đặc biệt với truyện ngắn thì càng khó hơn. Truyện thiếu yếu tố hấp dẫn bởi lối hành văn dài dòng, tẻ nhạt và quá “tùy tiện”, tình huống không mới mẻ, tính cách nhân vật khá đơn điệu, thiếu sự đột phá. Nhưng mình đánh giá cao việc đưa trống đồng cũng như các yếu tố Việt và hiện đại vào truyện, tuy còn có những chỗ chưa hợp lý. Việc lý giải các sự kiện lịch sử theo cách nhìn khác cũng là một điều thú vị, chứng tỏ tác giả là người quan tâm đến lịch sử. Cách “chung sống hòa bình” giữa chính phủ và giới võ lâm, các ý tưởng về người chép sử đều thú vị. Ngoài ra mình vô cùng trân trọng nét suy nghĩ mang phong cách sinh viên của tác giả, gợi nhớ một thời mình đã từng có những người bạn như thế.

    Sau đây là một số điểm chú ý:

    Vừa mới vào truyện, ấn tượng đầu tiên của mình về cách hành văn là khá dài dòng và khó hiểu.

    “Tuy mới chỉ chớm vào đầu hè nhưng những đợt nắng nóng đến sớm đã khiến thời tiết mà theo như chương trình Dự Báo Thời Tiết tối hôm qua đã nói: “ Khu vực Hà Nội, ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ dao động từ ba mươi bảy đến ba mươi chín độ ” Vậy đấy, với cái nền nhiệt còn cao hơn cả thân nhiệt đó thì…”

    Sau chữ “thời tiết” nên có một tính từ để câu văn hoàn thiện, và giữa dấu ngoặc kép, không có dấu cách. Những dòng đầu tiên của truyện là cái để người đọc quyết định có nên tiếp tục hay không, vì vậy tác giả nên chăm chút nhiều hơn cho phần mở đầu. Những đoạn sau, cả câu văn dài tác giả cũng rất tiết kiệm các dấu chấm phẩy khiến mình nhiều khi đọc theo muốn hụt hơi. Đa số các câu văn đều có rất nhiều từ thừa, viết theo kiểu văn nói, nhưng đây là truyện ngắn, việc chắt lọc từ ngữ theo mình là điều cần thiết. Đặc biệt lối hành văn với vô số các dấu ba chấm không làm hài lòng các độc giả khó tính.

    Một chi tiết nhỏ là hiện nay không hề có tỉnh Thừa Thiên, chỉ có tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cách gọi phủ Thừa Thiên không thuộc vào không gian hiện đại trong truyện.

    Xin được tặng Thiên Địa Nhân 44 điểm, cộng với 5 điểm thưởng cho sự đồng cảm là 49 điểm.

    3. Mê

    Truyện phảng phất hơi hướng phong cách điện ảnh của Vương Gia Vệ, chuyển cảnh liên tục, việc cảm nhân như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào độc giả. Tác giả không cố nhét cho nhân vật các tư tưởng của mình, mong muốn qua các cảnh ngắn, chắp nối đó, độc giả cảm nhận được điều mình muốn nói. Câu chuyện có hai luồng song song và tác giả dùng hai phong cách viết riêng biệt cho mỗi tuyến: với tuyến “con mẹ tào phớ” văn phong bị ảnh hưởng nhiều bởi văn học trước 45, của “Chị Dậu” của “Vợ nhặt”, … với tuyến giang hồ, văn phong kiếm hiệp già dặn, đọc rất hấp dẫn. Hai tuyến được kết nối bởi Vạn Phúc lầu. Tuy nhiên sự quá khác nhau giữa hai văn phong làm độc giả khó tiếp nhận, và làm câu chuyện trở nên chắp vá nhiều hơn là hai tuyến hỗ trợ cho nhau để nổi bật lên ý đồ của tác giả, bởi vì dù đọc đi đọc lại, rất ít người dám chắc rằng mình hiểu được truyện muốn nói lên điều gì, trong đó có mình.

    Cá nhân mình khá thích truyện này, và tin rằng nếu tác giả xây dựng bố cục chặt chẽ hơn, nhân vật được đầu tư có chiều sâu hơn, sự kết nối giữa các phân cảnh được sắp xếp và có cầu nối cảm xúc hơn, nhất định đây sẽ là một truyện đáng đọc.

    Xin được tặng Mê 60 điểm.

    4. Đế Vương Bi Mộng

    Danh hoa phú quý, quyền lực hay tham vọng có là gì khi phải dẫm đạp lên người khác để đạt được. Đó phải chăng là điều tác giả muốn nói nhất với những dòng cuối cùng của truyện? Phải nói tuy còn nhiều lỗi trình bày nhưng Đế Vương Bi Mộng là một truyện rất xuất sắc trong việc tạo bất ngờ, hứng thú cho người đọc với những trường đoạn chiến đấu và mưu kế tầng tầng lớp lớp nằm ngoài dự đoán của độc giả, tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt so với các truyện trong đợt Kim Bút lần này. Truyện có lớp lang hoàn chỉnh, có cao trào, thắt nút và mở nút hợp lý, trong đó tác giả cũng cố gắng lồng vào tình cảm lứa đôi, hay những tình cảm sâu kín của nhân vật.

    Về xây dựng nhân vật, từ vẻ bề ngoài đến tính cách hay nội tâm đều thiếu sự đầu tư khiến độc giả chỉ còn biết phân biệt các nhân vật bằng những cái tên. Thật sự từ đầu đến giữa truyện, mình chỉ nhận ra mỗi Thẩm Thiên Sơn và Diệp Minh Minh, trong các cuộc loạn đấu, ai lao lên cứu ai, đánh như thế nào mình cũng bị rối loạn, không phân biệt nổi nhân vật này đoạn trước đã hành xử ra sao.

    Về phần tình cảm lứa đôi cũng rất gượng ép khi cho Diệp Minh Minh thẳng thắn bày tỏ tình cảm mà trước đó không hề có dự báo gì. Có thể hiểu trong hoàn cảnh đặc biệt cận kề cái chết, con người có những giây phút bộc phát nhưng cái gì cũng nên có quá trình, nhất là miêu tả tình cảm.

    Về tính cách nhân vật thì tác giả thành công khi miêu tả bản tính tàn ác, lạnh khốc, vô tình của thái tử, cũng do vậy mà mình bỗng nhiên có cảm tình với nhân vật thái hậu hơn, vì chưa thấy nhân vật này có những hành động nào quá bất nhân tính. Có điều động cơ hay tình cảm của nhân vật quan trọng này cũng không được tả rõ, nên cũng rất khó cho độc giả cảm nhận được điều gì.

    Về trình bày, mình có mấy điểm góp ý. Thứ nhất là không nên để cả đoạn tả cảnh chiến đấu dài như vậy, chứ kin kít khiến người đọc dễ chán, với lại cũng rất khó theo dõi. Có hai cách khi ngắt đoạn, một là chỉ cách một dòng, và dòng đầu tiên của đoạn tiếp theo thụt lùi vào, hai là cách hai dòng để dễ nhìn. Tác giả nên chọn một trong hai cách đó. Ngoài ra không nên viết tắt số trong viết văn, ví dụ như: 1 người, 3 quyển sách ... Ngoài ra tác giả còn lầm lẫn và lộn xộn trong cách xưng hô, nhất là giữa họ Thẩm và cô nương họ Diệp.

    Nhìn chung đây là một truyện khá nổi bật, đáng đọc. Xin được tặng Đế Vương Bi Mộng 70 điểm.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Ảnh ọt Hidden Content
    Thơ thẩn Hidden Content
    Hát hò Hidden Content

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    TX
    Bài viết
    3,401
    Xu
    3,150

    Mặc định

    Giám khảo số 5



    Truyện số 1: Tịch dương chi luyến

    Tuy lấy bối cảnh là một võ đường ở Hà Nam, truyện có dáng dấp của một truyện tâm lý xã hội nhiều hơn là truyện kiếm hiệp. Truyện tập trung miêu tả tâm lý của một thiếu phụ trẻ sống trong nhiều ràng buộc kiềm tỏa của ơn nghĩa, thân phận và bổn phận, nhưng vẫn luôn mơ ước đến một sự thay đổi. Khác với những người phụ nữ khác trong Mã gia, nhân vật nữ chính này chịu đau khổ nhiều hơn bởi tính không cam phận của một người buộc phải sống cam phận. Tình cảm nhân vật này dành cho người đàn ông đến Mã gia nằm vùng khó có thể gọi là tình yêu nam nữ, mà là tình yêu hay mơ ước cháy bỏng về một sự thay đổi, nên gọi là tình-yêu-đối-với-sự-thay-đổi, mà người đàn ông đó là đại diện. Nội dung truyện không mới mẻ, cũng không có cao trào, kịch tính gì đặc biệt, ngay cả kết thúc của câu chuyện cũng khá dễ đoán trước. Song với giọng văn thâm trầm, đôi chỗ ý nhiều hơn lời, tác giả dẫn dắt câu chuyện tương đối tốt. Tuy nhiên cũng có vài chỗ khó hiểu như đặc điểm nổi bật của người “gián điệp” lại là “đôi mắt cương trực”. Ngày kết của Mã gia dường như cũng quá chóng vánh khi tất cả cùng ập xuống 1 lúc, thua trận, dỡ bảng hiệu võ đường, môn sinh lập tức bỏ đi, hai xưởng nhuộm vốn rất ăn nên làm ra bỗng phát hiện chỉ là nợ nần chồng chất, rồi tất cả người hầu kẻ hạ cũng bỏ đi, diễn ra chỉ trong vài ngày.
    Xin chấm cho truyện này được 65 điểm.

    Truyện số 2: Thiên địa nhân

    Tôi đánh giá cao sự sáng tạo của tác giả trong truyện này. Ý tưởng về “người viết chân sử” rất độc đáo, nhất là trong hoàn cảnh lịch sử của nước ta không biết viết thế nào (!) từ giai đoạn từ sau 1975. Nội dung chính của truyện có lẽ tập trung vào phần giữa diễn ra ở bảo tàng, xoay quanh các truyền thuyết, tin đồn về bộ trống Thiên Địa Nhân, sự tranh giành quyền sở hữu và quá trình chọn lựa “người viết chân sử”. Tuy nhiên truyện chưa lý giải thuyết phục lắm vì sao Hoàng là người được chọn. Bởi nếu không lý giải được điều này, mà chỉ là theo kiểu may mắn tự nhiên rơi xuống đầu mình, dạng “rớt xuống hang sâu lượm bí kíp” thì thường sau đó phải có quá trình sử dụng bí kíp như thế nào. Có lẽ truyện này nên viết tiếp phần hai cuộc sống của Hoàng thay đổi như thế nào sau khi trở thành người gánh vác sứ mệnh viết chân sử, cùng với sự giúp đỡ của cô nàng Cổ Thư Mỹ Nữ xinh đẹp chăng?!!
    Phần đầu truyện (Từ đầu cho đến “Bất giác nó thở ra một hơi thật dài”) viết hơi dài dòng, nhất là đối với thể loại truyện ngắn. Tác giả cũng hay sử dụng chữ “cái” ở những chỗ không cần thiết làm giảm tính mạch lạc của ngôn ngữ, ví dụ như viết “cái chân”, “cái bàn tay bên trái”, “cái ngọn quyền”, “đôi cái bàn tay”…
    Xin chấm truyện này được 70 điểm.


    Truyện số 3: Mê

    Truyện này đúng là như tên gọi, đọc cứ như đi vào mê cung, không theo trình tự thời gian, không theo trình tự diễn biến sự kiện hay nhân vật. Các nhân vật cứ xuất hiện rồi biến mất theo một ý đồ nào đấy của tác giả mà tiếc là tôi không thể nào nắm bắt được. Cảm giác cuối cùng khi đọc xong truyện này là “vật đổi sao dời, trên đời chuyện gì cũng có thể xảy ra được”. Từ tổng quản thanh lâu lại vốn là kiếm khách danh tiếng một thời, đến những bất ngờ xảy ra trong các sự kiện liên quan đến Võ Lâm Danh Bảng.
    Xin phép không được chấm điểm cho truyện này vì tôi không tin là mình hiểu nó.

    Truyện số 4: Đế vương bi mộng

    Truyện viết về một cuộc tranh đấu quyền vị đẫm máu ở Phong quốc; có nhân vật Thái hậu mưu làm Võ Tắc Thiên, có vị thái tử biết ẩn nhẫn đợi thời cơ. Truyện có đầy đủ tính bi tráng, hào hùng, thảm liệt khi con đường đến ngôi cửu ngũ được đắp bằng vô số xác người. Lồng giữa các cuộc chiến là tình bằng hữu, tình yêu, là những món nợ ân nghĩa không quên. Các trận chiến được tác giả miêu tả rất sống động và hấp dẫn.Tất cả cùng với lối hành văn như mây trôi nước chảy mang lại sức hấp dẫn lớn cho câu chuyện.
    Và cuối cùng, như nhiều truyện viết có nôi dung về các cuộc tranh đầu quyền vị, kẻ thắng là kẻ có tâm kế tàn nhẫn hơn.
    Xin chấm cho truyện này 75 điểm.

    Truyện số 5: Hồi ức

    Là một chuyện tình, giữa cô tiểu thư xinh đẹp với anh “bảo kê” địa vị hèn kém. Và tất nhiên, mối tình đó sẽ phải gặp nhiều cản trở, phản đối. Nội dung không quá mới, song tác giả thu hút người đọc bằng cách tạo các tình tiết bất ngờ như cái chết giả của Tân, và vai trò của Hoàng Phong trong vụ cướp dâu. Tuy nhiên, những đoạn viết về hoa lá cỏ cây, tâm sự trai gái thì có vẻ “sến” quá, và hơi dài dòng. Một số chi tiết trong truyện về tính cách nhân vật cũng không được nhất quán. Ví dụ như ở việc ông tổng Tính nói với “Nhất Súng” rằng ông ta coi Tân là người nối nghiệp, trong khi từ đầu đến cuối truyện chẳng có chi tiết nào thể hiện điều này là thực. Còn nhân vật Hoàng Phong mang danh lãng tử hào hoa gì đó không hiểu sao lại được miêu tả như một anh chàng ngố không nói nổi một lời tán tỉnh ra hồn, cứ lúng túng như gà mắc tóc, và thái độ bi lụy lúc cuối truyện khi đã chọn hy sinh để người mình yêu hạnh phúc. Điều này thật khó hiểu với danh xưng hào hoa lãng tử. Người đọc cũng không hiểu vì sao truyện có tên là “Hồi ức”. Không biết ở đây tác giả muốn đề cập đến hồi ức của ai.
    Xin chấm cho truyện này 65 điểm, trừ 5 điểm do quá nhiều lỗi chính tả, lỗi đánh máy, và lỗi chấm câu còn 60 điểm.

    Truyện số 6: Loạn tình chiến

    Đây là truyện ngắn khá thú vị, được viết tốt cả ở nội dung và cách hành văn, rất thích hợp đọc để giải trí vì nội dung nhẹ nhàng, vui vẻ của nó. Xin được để cho các bạn đọc tự khám phá.
    Xin chấm cho truyện này được 78 điểm.

    Truyện số 7: Nhật ký cụ Rùa

    Giống như tác giả đã giải bày ờ phần đầu truyện, truyện này khó có thể gọi là truyện kiếm hiệp. Lập luận như tác giả để xếp nó vào thể loại kiếm hiệp có lẽ hơi khiên cưỡng. Tuy nhiên vấn đề tác giả đặt ra là mang tính thời sự, mô tả cuộc đấu tranh giữa con người trong xã hội VN hiện tại với các loại giặc như Tắc Đường, Rác Bẩn, Vô Tâm, Vô Ý Thức, Ích Kỷ …(Liệu có bi quan quá không khi nghĩ rằng chúng ta phải cầu viện đến các loại thần linh để có thể thắng được trong cuộc chiến này!)
    Xin chấm cho truyện này 68 điểm.

    Truyện số 8: Trúc Tử

    Truyện mang dáng dấp của “Tứ đại danh bộ” cộng với những cảnh đánh nhau trong rừng trúc làm liên tưởng đến Thập diện mai phục. Truyện có nhiều lớp âm mưu , thủ đoạn, mỗi người lại có một bí mật khác nhau. Tất cả chồng chéo đan xen cộng với sự tồn tại của một tổ chức sát thủ bí ẩn mang lại sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tuy nhiên có 1 chi tiết khó hiểu, Nhất Kì Thương Điếm là tổ chức sát thủ nên đương nhiên là nhận tiền giết người, thế còn họ mua mạng Phương Thuận Thiên để làm gì thì không rõ.
    Xin chấm cho truyện này 75 điểm.

    Truyện số 9: Nhập thế

    Truyện về mấy sư huynh muội của môn phái Lĩnh Nam lần đầu tiên xuống núi để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hải Thượng Lãn Ông (HTLO) về kinh. Cốt truyện chưa được chặt chẽ lắm ờ nhiều chi tiết như HTLO từng chữa bệnh cho Hương Anh, nàng bảo khi gặp lại phải tỏ lòng biết ơn, nhưng trong quá trình đi theo bảo vệ, tác giả lại xây dựng họ như chưa từng quen biết. Và không hiểu sao hai vị sư huynh, sư tỷ lại cư xử với sự đệ của mình là Nguyên Vũ như là người nắm quyền quyết định cuối cùng trong mọi chuyện. Rồi nhân vật Mạc đà chủ nghĩ ra cũng tốt bụng, lúc lâm trận còn dạy cho đối thủ khi theo dõi không những phải biết “che dấu bước chân , mà còn phải biết cách che dấu hơi thở…” Chưa kể đến vài chi tiết khiên cưỡng như vào nhà phú ông trộm ngựa. đi theo đám lính. Ngoài ra, tác giả còn nhầm lẫn lung tung về tên của nhân vật “Nguyễn Gia Thái” hay “Trần Gia Thái”. Nêu tác giả đọc lại câu truyện cẩn thận hơn và điều chỉnh các chi tiết cho nhất quán thì câu chuyện sẽ hay hơn.
    Xin chấm cho truyện này 68 điểm.


    Truyện số 10: Mĩ nhân

    Cách viết để các nhân vật tự sự của truyện ngắn này rất thú vị. Một xã hội phong kiến với đầy đủ những bất công, bi kịch, với những thói đời khiến người ta mệt mỏi hiện lên sắc nét qua những lời tự sự nhẹ nhàng của các nhân vật. Vạn nương có thể thắng được miệng lưỡi thế gian nhờ vào tình thương của người chồng chân chất và sự bao dung của người mẹ già, nhưng không thắng được thế lực quan lại hủ bại, tàn ác nên đành phải chọn cách hủy hoại cái người ta thèm muốn ở nàng. Truyện khiến ta thông cảm, thương xót những người dân hiền lành thấp cổ bé miệng. Kết cục của câu chuyện cũng rất hay và bất ngờ.
    Xin chấm cho truyện này 85 điểm.







    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Ảnh ọt Hidden Content
    Thơ thẩn Hidden Content
    Hát hò Hidden Content

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    TX
    Bài viết
    3,401
    Xu
    3,150

    Mặc định

    Giám khảo số 3



    BẢNG ĐIỂM TRUYỆN NGẮN DỰ THI


    Nhận xét thêm:

    1. Hồi ức:

    Đoạn đầu hơi vắn tắt nên khó theo dõi. Đoạn giữa thì được, gắn với tình yêu đôi lứa nên khá hấp dẫn. Cốt truyện nhẹ nhàng, ko có gì gay cấn.
    Không thiên nhiều theo nghĩa truyện kiếm hiệp mà thiên về truyện tình yêu hơn. Phần kết luận hơi gượng.
    Về chính tả: khoảng cách sau dấu “.,” chưa đúng quy tắc.

    2. Nhập thế:

    Cốt truyện khá hấp dẫn, viết chắc tay, bố cục ngắn gọn, cô đọng và súc tích.
    Nội dung có gắn liền với các địa danh, danh nhân… khá logic. Tuy các chiêu thức không phức tạp, khá đơn giản nhưng vẫn hấp dẫn người đọc. Thể hiện được nội tâm nhân vật.
    Chỉ riêng phần quy tắc về khoảng cách sau dấu “.,” chưa đúng quy định.

    3. Đế vương bi mộng:

    Truyện khá hấp dẫn về nội dung cũng như văn phong. Bố cục khá hoành tráng. Cốt truyện dài vừa phải.
    Viết chắc tay về nội dung và nghệ thuật.
    Nội dung thiên về truyện võ hiệp phù hợp với tiêu chí cuộc thi. Các chiêu thức được sử dụng khá nhuyễn, hợp lý. Có nhiều pha giao đấu khá gay cấn. Khắc họa rõ cá tính các nhân vật.
    Ngữ pháp chuẩn.

    4. Loạn tình chiến:

    Bố cục hay, hợp lý và tình yêu đan xen một cách khá thú vị, hấp dẫn. Cách dẫn dắt câu chuyện khá hay, hợp lý. Văn phong mạch lạc, trôi chảy và phù hợp với truyện kiếm hiệp. Miêu tả giao đấu khá tốt. Nhân vật có cá tính và có chiều sâu.
    Ngữ pháp chuẩn.

    5. Mê:

    Cách dẫn dắt câu chuyện khá cầu kỳ nên rắc rối, rườm rà, rất khó theo dõi do vậy ít hấp dẫn. Mở đầu và kết thúc khá khó hiểu.
    Ngữ pháp chuẩn.

    6. Mĩ nhân:

    Bố cục chặt chẽ, cách viết thiên về tự sự nên đơn giản dễ hiểu và dễ thể hiện nội tâm của nhân vật. Cốt truyện khá hấp dẫn, đậm tính nhân văn. Tuy nhiên đây là cuộc thi kiếm hiệp nên không phù hợp lắm vì không có những pha giao đấu, các đòn, chưởng như các truyện kiếm hiệp thông thường.
    Ngữ pháp chuẩn.

    7. Cụ Rùa

    Ý tưởng hay và khá lạ. Nội dung truyện tuy hư cấu nhưng do gắn kết với hiện trạng thực tế củaViệt nam nên khá hấp dẫn và có tính giáo dục cao. Có ý tưởng lạ.
    Ngữ pháp chuẩn, câu văn súc tích, chặt chẽ.

    8. Thiên Địa Nhân:

    Cốt truyện hay, văn phong và bốc cục khá chặt chẽ, hấp dẫn và có tính gắn kết với lịch sử VN mặc dù hư cấu. Các pha, ngón đòn giao đấu cũng khá phù hợp với nội dung. Kết thúc hợp lý. Có tính giáo dục cao.
    Ngữ pháp chuẩn. Tuy nhiên có khá nhiều từ hay lặp lại nên không đắt: như, với lại, với lại chả, là, nào…

    9. Tịch dương chi luyện:

    Nội dung câu chuyện lãng mạn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc, đậm tính nhân văn. Bố cục, cốt chuyện chặt chẽ. Kết thúc logic.
    Tuy nhiên không có các màn giao đấu cũng như không có các đòn, chưởng… mà chỉ thể hiện kết quả một cách vắn tắt mà đây là cuộc thi truyện về kiếm hiệp nên phần này chưa đạt.
    Ngữ pháp khá chuẩn.


    10. Trúc tử:

    Cú pháp, bố cục chặt chẽ. Nhiều pha gay cấn, cốt truyện ly kỳ. Các nhân vật đều rất được khắc hoạ rõ nét, có cá tính. Các màn giao đấu rất phong phú và hấp dẫn. Văn phong cũng như nội dung đều phù hợp với thể loại kiếm hiệp. Tuy nhiên kết thúc hơi khó hiểu.
    Ngữ pháp rất chuẩn.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Ảnh ọt Hidden Content
    Thơ thẩn Hidden Content
    Hát hò Hidden Content

    ---QC---


Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status