TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 37

Chủ đề: Tư liệu võ thuật

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định Tư liệu võ thuật

    Lần sửa cuối bởi Banhmitrung, ngày 08-05-2008 lúc 08:24.
    ---QC---
    Bàn viết: www.banhmitrung.com


  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Bài viết
    73
    Xu
    0

    Mặc định

    - Những chiêu hiệu quả là những chiêu không hề hoa mỹ.
    -Thời gian tối đa cho chiêu đánh được tính bằng "tích tắc" gọi thế cho nó vần. Thời gian cử động thân hình để tiếp cận mục tiêu chuẩn bị ra đòn gọi là một tích, đòn thế phát ra gọi là một tắc. Đòn nào vượt khỏi phạm trù trên thì vứt, dùng những đòn đấy bị đối phương đánh chết ngay.
    - Các Võ đường dạy Karate, Tekwondo... các môn phái thông dụng hầu như chỉ dạy học sinh đấm như thế nào cho đúng tư thế mà không bao giờ dạy tại sao phải có động tác như thế. Lực phát ra sẽ đi từ đâu, do sự phối hợp của các bộ phận nào, cơ nào. Chính vì thế Võ sinh như một con rối mà không có sự chủ động, sáng tạo. Trải qua nhiều đời những học sinh lại trở thành thầy giáo rồi cái vòng rối ren đó không kết thúc.
    - Do nguyên nhân trên, có rất nhiều động tác của các phái võ phải nói rất chán, nói ngay như Tekwondo một môn phái chuyên về chân mà có một đòn chân hoàn toàn sai kĩ thuật, không nắm được cái hồn của ngọn đòn. Ngọn đòn đó nếu đánh đúng cách thì sức mạnh như bão táp, cuồn cuộn hùng hậu, khí thế nhất cước tất sát, nhất cước đoạt mạng, hoàn toàn đủ uy lực giết người chỉ bằng ngọn đòn nếu tập luyện kĩ, cho dù không luyện kỹ cũng đủ sức đo ván đối thủ. Ko hiểu tổ sư của môn phái đó cố tình dạy sai để giấu nghề hay là ko biết thật.
    - Nếu nói học võ để khỏe người thì có rất nhiều môn thể thao khác như bóng đá, bơi lội ... rất khỏe người, còn hơn võ thuật. Phải làm rõ quan điểm học võ để làm gì.
    - Mọi người thường nói học võ để tự vệ. Các thầy thường dạy các ngọn đòn chống đỡ khi ta ở thế bị động, nhưng lại quên một điều rằng Tấn công là phương pháp tự vệ tốt nhất. Có thể kiến thức võ học của mình chưa nhiều, nhưng trong các phái mà mình đã từng nghiên cứu thì Triệt Quyền Đạo do Lý Tiểu Long kết hợp tinh hoa các phái + với sáng tạo của riêng mình là hoàn thiện nhất, khắc phục được các quan điểm cổ hủ mà các phái võ thông dụng thường mắc phải.
    - Đối với mình, mình chỉ nhập tâm khoảng 7 đến 8 ngọn đòn, cực kì cơ bản, một bộ thân pháp, 1 thế đứng tấn. Khi sử dụng sẽ là sự kết hợp biến tấu của những động tác đơn giản đó. Đó hoàn toàn chính là những gì mà trong chiến đấu sẽ sử dụng. Mình học và tập luyện những gì mà trong chiến đấu sẽ sử dụng, những động tác thừa thãi trong chiến đấu sẽ không dùng thì tuyệt đối không tập. Tất cả tâm trí, tất cả công phu, tất cả thời gian chỉ để tập vài động tác đó thôi.
    Đây chỉ là một số những quan điểm thô sơ của mình về võ thuật, mình không có nghiên cứu sâu về vấn đề này vì đó không phải là nghề nghiệp, mình không dựa vào cái này để sống.
    Chúc các bạn tiếp tục tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích!
    Anh2online1102

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định

    Ngọc trản ngân đài : Chén ngọc trên đài bạc

    (tư liệu tổng hợp từ wikipedia)

    Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ngọc Trản có từ bao giờ và xuất xứ ở đâu, nhưng theo lưu truyền trong dân gian, bài quyền này nguyên khởi từ võ phái An Vinh của võ sư Hương Mục Ngạc. Trong quá trình tìm tư liệu để nghiên cứu về nguồn gốc và đặc trưng võ cổ truyền Bình Định, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bài thiệu quyền Ngọc trản trong gia phả họ Trương ở Phù Mỹ.

    Bài thiệu của võ cổ truyền VN


    Ngọc trản ngân đài, tả hữu tấn khai
    Thập tự liên ba, đả sát túc
    Tả hồi mai phục, tấn đả song quyền
    Hồi phạt địa hồ, hữu ban loan đả
    Tấn đả tam chiêu, thối thủ nhi binh
    Hoành hữu tọa, phụ tử tương phùng
    Lạc mẫu phùng phi, tương tự cấp thích
    Thanh long tiến giang, bạch xà hoành sát
    Lục hoạt khai binh, song phi chuyển địa
    Hồi mã loan thanh, tấn lập như tiên.

    Dịch nghĩa

    Chén ngọc trên đài bạc, tiến mở bên trái và phải
    Những đợt sóng liên tiếp chữ thập, đánh triệt phần chân
    Quay về phía trái mai phục, tiến đánh bằng song quyền
    Về trị chồn đất, chuyển phải đánh liên tiếp
    Tiến đánh ba mặt, hay lui về thủ cũng là cách dùng binh
    Xoay về phải ngồi, cha con gặp lại
    Lạc mẹ rồi lại tương phùng, đánh nhanh như trước
    Như rồng xanh vượt sông, rắn trắng đánh ngang
    Sáu lần mở đường ra quân, đổi hướng đá song phi
    Trở về nhạc ngựa reo vang, về vị trí cũ.

    Đặc điểm

    Ngọc trản ngân đài khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp kết hợp với sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Để thực hiện thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hoá thật linh hoạt, khi thì mặt chân bối (chân trụ) được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển, lúc thì di chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân bối sau, nên thấy vững mà không, không mà vững, lảo đảo ngả nghiêng như người say rượu. Hơn nữa chính thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay hoạt động đồng bộ, hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động tác tấn công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ.

    Đặc trưng bài quyền thể hiện uy lực của bài: tấn công công phu, toàn diện, chắc đòn, kết hợp nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Phòng thủ kín đáo với những thế né tránh, phản đòn lợi hại. Thân pháp nhẹ nhàng, linh hoạt khi di chuyển, và ra đòn vững chắc, mạnh mẽ khi đứng trụ. Bộ tay dữ dội, nhanh, chính xác, có lúc vờ như thủ để đánh lừa đối phương, hay dụ đối phương với thế vây hãm để tiêu diệt theo dạng "hư hư thực thực".
    Lần sửa cuối bởi Banhmitrung, ngày 03-04-2008 lúc 14:01.
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2007
    Đang ở
    MT
    Bài viết
    6,549
    Xu
    2,631

    Mặc định

    Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
    Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
    36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

    A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:


    1.- Huyệt Bách hội:
    - Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
    - Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
    2.- Huyệt Thần Đình:
    - Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
    - Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
    3.- Huyệt Thái Dương:
    - Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
    - Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
    4.- Huyệt Nhĩ môn:
    - Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
    - Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
    5.- Huyệt Tình minh:
    - Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
    - Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
    6.- Huyệt Nhân trung:
    - Vị trí: Dưới chóp mũi.
    - Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
    7.- Huyệt Á môn:
    - Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
    8.- Huyệt Phong trì:
    - Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
    9.- Huyệt Nhân nghênh:
    - Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
    - Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

    B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

    1.- Huyệt Đản trung:
    - Vị trí: Giữa hai đầu vú.
    - khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
    2.- Huyệt Cưu vĩ:
    - Vị trí: Trên rốn 15cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
    3.- Huyệt Cự khuyết:
    - Vị trí: Trên rốn 9cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
    4.- Huyệt thần khuyết:
    - Vị trí: Tại chính giữa rốn.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
    5.- Huyệt Khí hải:
    - Vị trí: Dưới rốn 4cm.
    - khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch vàsườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
    6.- Huyệt Quan Nguyên:
    - Vị trí: Dưới rốn 7cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch vàthần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
    7.- Huyệt Trung cực:
    - Vị trí: Dưới rốn 10cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch vàchấn đọng thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
    8.- Huyệt Khúc cốt:
    - Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
    - Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
    9.- Huyệt ưng song:
    - Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàthần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
    10.- Huyệt Nhũ trung:
    - Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàđộng mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
    11.- Huyệt Nhũ căn:
    - Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
    - Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
    12.- Huyệt Kỳ môn:
    - Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
    13.- Huyệt Chương môn:
    - Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
    - Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải làgan, nghiêng phía dưới làlá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
    14.- Huyệt Thương khúc:
    - Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

    C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

    1.- Huyệt Phế du:
    - Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
    2.- Huyệt Quyết âm du:
    - Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
    3.- Huyệt Tâm du:
    - Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
    4.- Huyệt Thận du:
    - Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
    5.- Huyệt Mệnh môn:
    - Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
    6.- Huyệt Chí thất:
    - Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
    7.- Huyệt Khí hải du:
    - Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
    - Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
    8.- Huyệt Vĩ lư:
    - Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.
    Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

    D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

    1.- Huyệt Kiên tỉnh:
    - Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
    - Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

    2.- Huyệt Thái uyên:
    - Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
    - Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

    3.- Huyệt Túc tam lý:
    - Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
    - Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

    4.- Huyệt Tam âm giao:
    - Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
    - Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

    5.- Huyệt Dũng tuyền:
    - Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
    - Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
    Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
    Lần sửa cuối bởi Banhmitrung, ngày 04-04-2008 lúc 10:12.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Bài viết
    105
    Xu
    0

    Mặc định

    Share với anh em hình để tiện xem

    [size=3]
    Trời sinh ta hóa cuồng mà đầu bạc
    Tuổi thiếu niên không khỏi hận trời xanh

    Bình dân học vụ ahHidden Content

    ---QC---


Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status