TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 6

Chủ đề: Chân dung thật, bất ngờ về các anh hùng Lương Sơn Bạc

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định Chân dung thật, bất ngờ về các anh hùng Lương Sơn Bạc

    Kỳ 1: Tống Giang mới là kẻ phụ tình, giết vợ


    Tranh cổ Trung Quốc tả cảnh Tống Giang giết vợ


    Trong Thuỷ Hử truyện Tống Giang là một người mẫu mực thương người, đến lúc đã có tuổi mới gặp và cưới Bà Tích và bị người phụ nữ này "cắm sừng" rồi hãm hại. Vì thế Tống Giang mới giết vợ và bỏ trốn. Tống Giang là một nhân vật có thật, tuy nhiên thực tế Tống Giang mới chính là nguyên nhân gây nên thảm kịch-phụ tình người vợ thời thanh mai trúc mã để lập mưu, theo đuổi một người phụ nữ khác. Sau khi vợ cả đánh ghen vợ bé, Tống Giang đã nổi điên giết cả.

    Chán cơm thèm phở

    Thủy Hử là một trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa cùng với Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng. Nghĩa đen của từ Thủy Hử có nghĩa là bến nước- nơi đầu tiên các vị anh hùng hảo hán gặp nhau để hình thành nên quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc nức tiếng. Khởi nguồn của Thủy Hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy Hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Tuy nhiên, dù cho tính xác thực của cốt truyện có như thế nào, thì Thủy Hử vẫn có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người đọc trên khắp thế giới.
    Từ số báo này, Đời sống & Pháp luật sẽ giới thiệu tới bạn đọc một loạt bài về những nhận định khác nhau về một số nhân vật chủ chốt trong tác phẩm Thủy Hử cũng như những bí mật đằng sau cuộc sống của 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc. Đó có thể không phải là những nhận định có tính xác thực cao, cũng có thể là những lời nhận xét trái chiều. Tuy nhiên, dù cho có nhận định thế nào đi chăng nữa tác phẩm Thủy Hử vẫn mang nguyên giá trị tinh thần của nó.
    Theo sử sách Trung Quốc, nguyên mẫu Tống Giang sống vào thế kỷ 12 dưới triều Tống. Tuy nhiên, cuộc đời thật của nhân vật này sử sách đề cập rất ít và không giống những gì được miêu tả trong Thủy Hử- một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Trong Thuỷ Hử, cuộc đời trước khi gia nhập và trở thành vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Tống Giang ít được nhắc tới. Chỉ biết rằng ngay từ khi còn làm quan dưới triều đại nhà Bắc Tống, nhân vật này vẫn được ca ngợi đức tính vị tha và hay giúp đỡ người khác. Tuy nhiên sự vị tha, hay giúp đỡ người nghèo lại xuất phát từ một nguyên nhân khác chứ không phải là bản tính. Đó là cách mà nhân vật này thực hiện nhằm lấy lòng của một người phụ nữ vốn xuất thân từ từng lớp nghèo hèn nhưng lại có nhan sắc hơn người.

    Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, Tống Giang cũng đã từng làm làm thư ký cho một huyện lệnh và có một tấm lòng trung trinh với triều đình. Trước khi gia nhập đội quân phản triều đình, Tống Giang cũng đã có một gia đình với hai người phụ nữ- một thê một thiếp. Cũng giống như mọi gia đình sống trong thời phong kiến khác, mặc dù mang danh nghĩa cưới hai vợ nhưng trên thực tế mọi việc điều hành trong gia đình, Tống Giang đều phải chịu nghe sự sắp đặt của người vợ cả. Đây là một người đàn bà sắc sảo, khéo léo, có tài thu xếp ổn định mọi công việc trong gia đình chồng. Vì thế, với người vợ đảm đang, Tống Giang đã rất yên tâm để toàn tâm toàn ý, gắng sức trong công việc.

    Tống Giang với người vợ cả có thể coi là đôi thanh mai trúc mã. Hai người này quen nhau từ bé và khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng, gia đình hai bên đã tác hợp để đôi trẻ có thể về chung một mái nhà. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đối với quan điểm của các đấng nam nhi đại trượng phu, một vợ là không đủ. Sau vài năm chung sống, tình cờ quen được một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp và dịu dàng, Tống Giang đã mê đắm và suốt ngày lẽo đẽo bên người con gái này. Trong quá trình theo đuổi người vợ thứ hai, được tiếp xúc với những người nghèo khổ, Tống Giang đã động lòng trắc ẩn và luôn đem tiền để từ thiện cho những con người này. Vì thế, ở nơi mà ông làm thư ký huyện lệnh, Tống Giang nổi tiếng là một người có tấm lòng trượng nghĩa.

    Theo những gì dân gian Trung Hoa còn lưu lại, để theo đuổi người vợ thứ hai, vốn là đệ nhất mỹ nhân nức tiếng trong vùng, Tống Giang đã phải mất rất nhiều công sức và trí lực. May mắn cho Tống Giang là vào thời điểm đó, huyện lệnh vừa giam giữ một phạm nhân đánh người gây thương tích, và phạm nhân này lại là người nhà của người con gái xinh đẹp kia. Vì có chút chức quyền trong tay, lại đang mê mẩn người đẹp nên không lâu sau, dưới lệnh của Tống Giang, tên phạm nhân kia được thả tự do. Một lần nữa, cùng với tấm lòng trượng nghĩa của mình, Tống Giang đã ghi điểm trong mắt của mỹ nữ.

    Nghe được thông tin trăng gió của chồng, người vợ cả của Tống Giang đã vô cùng tức giận. Tuy nhiên, đối với thân phận người phụ nữ thấp hèn khi đó, người vợ cả chỉ biết uất hận nhìn chồng mình tằng tịu với một người phụ nữ khác. Cách duy nhất mà người vợ này có thể làm được là cấm tiệt chồng bước chân vào nhà hoặc vào căn phòng hạnh phúc của hai người. Tuy nhiên, đó hẳn không phải là một cách thức trừng phạt hiệu quả vì Tống Giang càng có cớ để đến với người con gái xinh đẹp kia. Một thời gian dài sau đó, Tống Giang đã không về nhà mà ở hẳn với người tình, không thèm đoái hoài gì đến vợ ở nhà.


    Tranh cổ Trung Quốc tả cảnh Tống Giang giết vợ.

    Tuy nhiên, đối với một người đàn ông, một khi đã chán cơm thèm phở thì cũng có những lúc sẽ xuất hiện hiện tượng ngược lại, nghĩa là ngấy phở nhớ cơm và Tống Giang không phải là một ngoại lệ. Nếu người ngoài nhìn vào tình cảnh đó thì ai cũng nghĩ rằng Tống Giang là một kẻ phụ bạc, quên đi ân tình vợ chồng đầu gối tay ấp bao nhiều năm với người vợ cả. Tuy nhiên, Tống Giang không hẳn là một người như vậy. Đã có lúc, Tống rất muốn trở về nhà để cùng đoàn tụ với người vợ thanh mai trúc mã năm nào, nhưng vì danh tiếng của một kẻ sỹ nên Tống Giang không dám đặt chân trở lại chính ngôi nhà của mình.

    Sự thực án mạng của người vợ

    Mặc dù còn thương nhớ người vợ cả nhưng do không còn mặt mũi nào để về nên Tống Giang đành ngậm ngùi chờ đợi cơ hội khác. Cơ may đến khi người vợ cả nhờ người đánh tiếng rằng: "Phụ thân ốm sắp chết, mong phu quân về lo hậu sự". Nghe được thông tin này, Tống Giang đã vội vàng sắp xếp công việc, đồ đạc trở về nhà.

    Khác với hình ảnh của Tống Giang trong Thuỷ Hử truyện- người vợ cả của nguyên mẫu Tống Giang không phải là người lăng nhăng, cắm sừng chồng. Tuy nhiên, do quá uất ức vì chồng bỏ đi theo một người phụ nữ khác nên người đàn bà này đã bày mưu tính kế dạy cho chồng một bài học. Việc gọi Tống Giang trở về nhà do sức khoẻ của người cha là một phần của kế hoạch đó.

    Trong kế hoạch trả thù của người phụ nữ này thì sau khi Tống Giang trở về nhà, bà sẽ tìm "con hồ ly tinh" đã làm mê mẩn chồng mình để dạy cho một bài học. Và mọi việc sau đó được diễn ra đúng theo kế hoạch, người tình của Tống Giang đã được chị cả dạy cho một bài học nhớ đời. Sau khi nghe được tin người tình của mình bị vùi dập tan nát, Tống Giang đã rất tức giận và quay trở về với người tình, mặc cho sự van xin của người vợ cả.

    Tức giận vì sự phụ bạc của chồng, người vợ cả khi đó đã lập mưu để tố cáo chồng với quan phủ. Tội danh mà người vợ này tố chồng chính là làm thơ phản nghịch chống lại triều đình. Trong lần về thăm cha tiếp theo, Tống Giang cũng đã tận mắt chứng kiến người vợ cả của mình thông dâm với một người đàn ông xa lạ. Không những thế nơi diễn ra cuộc hành lạc đó không đâu khác là trong chính căn phòng cũ của hai vợ chồng.

    Phẫn nộ vì cho rằng mình bị cắm sừng, hơn nữa lại bị người vợ cả đe doạ tố cáo với quan phủ về tội làm thơ phản nghịch, trong lúc tức giận, Tống Giang đã ra tay chém chết người vợ cả rồi chạy trốn. Trong suốt hành trình trốn chạy của mình, nhân vật này đã gặp không ít khó khăn nhưng do trước đó ông đã làm nhiều việc trượng nghĩa nên được nhiều người giúp đỡ. Sau này Tống Giang đã gia nhập đội quân phản triều đình nhà Tống.

    Thủy Bình

    Kỳ 2: Bằng chứng Tống Giang giết Tiều Cái để đoạt ngôi

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---
    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    windtran3110,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định

    Kỳ 2: Bằng chứng Tống Giang giết Tiều Cái để đoạt ngôi


    Trong truyện Thuỷ Hử của Thi Nại Am, mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là thủ lĩnh đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái thì Tống Giang có thể đã không trở thành trại chủ của Lương Sơn. Tuy nhiên, đằng sau cái chết vị thủ lĩnh đầu tiên này, nhiều học giả Trung Quốc cho rằng chắc chắn có nhiều uẩn khúc liên quan tới nhân vật kế nhiệm Tống Giang.

    Thảm thiết khóc than, thờ ơ chữa trị

    Theo nhữnh gì tác giả Thi Nại Am nói về cái chết của Tiều Cái bị tướng của Tăng Đầu thị là Sử Văn Cung bắn tên trọng thương trong trận chiến ở trại Tăng Đầu. Sự việc được bắt đầu khi tướng của Tăng Đầu thị là Úc Bảo Tứ đã cướp số ngựa mà Dương Lâm, Thạch Tú, Đoàn Cảnh Trụ mua cho Lương Sơn Bạc, vì tức giận nên Tiều Cái đã dẫn 5.000 binh mã cùng hai mươi vị đầu lĩnh đến trại Tăng Đầu. Bị trọng thương, "khi về đến sơn trại thấy Tiều Cái đã mê mệt, cơm cháo không ăn toàn thân bủng beo rất nhiều nguy hiểm. Tống Giang ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết" (truyện Thủy Hử). Cũng trong phút hấp hối của mình, Tiều Cái đã bẻ tên thề ước là ai bắt được Sử Văn Cung sẽ ngồi chiếc ghế trại chủ.

    Sở dĩ có nghi án này là có một sự mâu thuẫn trong cái chết của thủ lĩnh Tiều Cái. Một chủ thủy trại xuất binh một lần 5.000 binh mã cùng hai mươi đầu lĩnh, lực lượng hùng hậu hùng cứ một góc trời như thế mà khi lâm nguy không ai mời nổi một danh y chữa thương, để đến nỗi phải mất mạng. Nhiều người cho rằng, cái kiểu "ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết" của Tống Giang ấy chẳng khác nào mèo khóc chuột. Chẳng qua là Tống Giang và tay chân thân tín túc trực xung quanh không cho ai đến gần tiếp xúc với Tiều Cái và ngồi canh chờ Tiều Cái chết mà không hề thấy ai tỏ thái độ mời danh y đến điều trị vết thương. Nhưng với bản thân thì Tống Giang lại có cách xử sự khác. Còn nhớ, sau khi leo lên được chức thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc sau cái chết của Tiều Cái, Tống Giang cũng vì khóc lóc thảm thiết mà sinh bệnh. Tuy nhiên khác với trường hợp của Tiều Cái, khi có bệnh, lập tức Tống Giang đã mời các danh y nổi tiếng đến để chữa trị cho mình.

    Diễn kịch để đoạt ngôi trại chủ

    Tống Giang sở dĩ được mời lên Lương Sơn là do Tiều Cái thu dụng. Tống Giang nổi tiếng là người tốt, hay giúp đỡ nhiều người nên tiếng đồn khắp nơi. Đầu tiên là việc Tống Giang báo tin giúp Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng... chạy thoát lên Lương Sơn Bạc. Chuyện là, Hà Đào được lệnh đến báo quan phủ bắt bọn cướp đồ lễ sinh nhật của Sái Kính, may sao lại ngay giờ trưa, quan phủ nghỉ, Hà Đào mới vào quán trà đợi, gặp Tống Giang. Hà Đào vô tình tiết lộ cho Tống Giang biết bọn cướp là Tiều Cái, Ngô Dụng... Tống Giang lừa Hà Đào ngồi đợi, phóng ngựa như bay đến báo tin cho Tiều Cái. Nhờ đó mà Tiều Cái có thời gian thu xếp việc nhà và cùng với các anh em hảo hán thoát thân. Chính vì việc này mà sau khi lên Lương Sơn Bạc, Tiều Cái và Ngô Dụng quyết mời Tống Giang lên tụ nghĩa.
    Cũng có nhiều nghi vấn xung quanh tâm trạng của Tống Giang sau khi Tiều Cái qua đời. "Tống Giang luôn sống trong tâm trạng u uất, sầu thảm, không thiết quan tâm tới bất kỳ việc gì. Suốt ngày anh em trong Lương Sơn chỉ thấy Tống Giang hết leo lên rồi lại xuống núi với vẻ mặt buồn đau và mệt mỏi". Điều này chứng tỏ Tống Giang luôn muốn để các anh em tại Lương Sơn Bạc biết về tâm trạng của mình.

    Tuy nhiên, chỉ không lâu sau đó, bỗng một ngày Tống Giang thay đổi tâm trạng và lấy lại khí thế "hừng hực" bằng cách "khua chiêng gõ trống" đòi trả thù cho Tiều Cái. Tất cả những vẻ u uất, đau thương trước đây dường như tan biến và thay vào đó Tống Giang bỗng bộc lộ sự sốt sắng quá mức. Mặc dù với khí thế đang độ dâng cao như vậy nhưng khi nghe Ngô Dụng nói rằng: "Chưa đến 100 ngày thủ lĩnh chưa nên manh động" thì Tống Giang cũng không hề phản đối. Ai cũng biết rằng, trước khi mất, Tiều Cái có trăng trối lại rằng, nếu ai giết được Sử Văn Cung, trả thù được cho ông thì sẽ được lên làm trại chủ Lương Sơn Bạc. Nhưng đó cũng chỉ là lời nói của một người trước khi chết, vì ai cũng thừa hiểu rằng khi Tiều Cái mất đi, chức trại chủ tất nhiên thuộc về Tống Giang. Nhưng người giết được Sử Văn Cung lại không phải là Tống Giang mà là Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa. Tống Giang "tha thiết" nhường ngôi vị trại chủ cho Lư Tuấn Nghĩa để làm đúng như lời của Tiều Cái. Nhưng Lư Tuấn Nghĩa tự biết làm sao có thể nhận chức vị đó được. Cuối cùng Tống Giang nghĩ ra chuyện hai người chia làm hai phe đi đánh quan quân. Ai giành thắng lợi trước sẽ làm chủ Lương Sơn Bạc.

    Nếu Tống Giang thực tâm bằng mọi giá để thực hiện lời trăng trối của thủ lĩnh Tiều Cái thì khi bày ra chuyện đi đánh thành để nhường ngôi cho Lư Tuấn Nghĩa, Tống Giang phải trì hoãn việc đánh thành hoặc tạo cơ hội để Lư Tuấn Nghĩa có thể giành thắng lợi trước và lên ngôi trại chủ. Nhưng Tống Giang lại ra sức đánh thật mạnh, thật nhanh. Kết quả là Tống Giang giành thắng lợi trước. Vậy nên, có thể hiểu lời trăng trối của Tiều Cái đã bị Tống Giang vô hiệu hoá. Và chức vị trại chủ vẫn thuộc về Tống Giang chứ không phải là Lư Tuấn Nghĩa - người đã thực hiện được lời trăng trối trả thù của Tiều Cái.

    Giả thiết mới về "chủ nhân" mũi tên giết Tiều Cái


    Hoa Vinh - một tâm phúc của Tống Giang
    cũng là nghi can xung quanh
    cái chết của Tiều Cái.
    Cùng nghiên cứu và phân tích về truyện Thủy Hử của Thi Nại Am, đã xuất hiện nhiều đánh giá và nhận định mới về vai trò của Hoa Vinh - một người rất trung thành với Tống Giang trong cái chết của Tiều Cái. Nói trung thành bởi sau này vì "ngu trung", Tống Giang quy hàng triều đình và tự sát theo lệnh vua thì Hoa Vinh cùng Ngô Dụng đã mang xác Tống Giang chôn cất chu đáo, sau đó mới treo cổ tự tử.

    Trong tiểu thuyết Thuỷ Hử, Hoa Vinh là một trong 36 Thiên Cang Tinh, nhân vật này được mọi người kính trọng do lòng trung thành và sự can đảm trong chiến đấu. Hoa Vinh là người có môi đỏ thắm, răng trắng đẹp, mặt khôi ngô và trẻ trung, ngực nở nang, vai rộng. Hoa Vinh có tài bắn tên, có thể bắn đôi lá liễu trong cách xa một 100 bước chân.

    Tống Giang chỉ có một nguyện vọng duy nhất là kêu gọi anh em quy thuận triều đình, nhưng với một đội quân ô hợp và nhiều thành phần bất mãn với triều đình như 108 vị hảo hán Lương Sơn thì dường như nguyện vọng đó "bất khả thi". Trước sự thất vọng của "người anh" Tống Giang, Hoa Vinh đã tìm cách thực hiện nguyện vọng của Tống bằng cách tẩm mũi tên độc và bắn vào Tiều Cái trong trận chiến ở trại Tăng Đầu. Sau khi trận chiến kết thúc, đương nhiên kẻ bắn chết tướng quân của Lương Sơn sẽ phải là tướng quân của kẻ địch chứ không thể là một ai khác.

    THỦY BÌNH
    Kỳ 1: Tống Giang mới là kẻ phụ tình, giết vợ
    Kỳ 3: “Võ Tòng đánh hổ” chỉ là hư cấu

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.

  4. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    windtran3110,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định

    Kỳ 3: “Võ Tòng đánh hổ” là hư cấu



    Võ Tòng, ngoại hiệu Hành giả, là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, một nhân vật nổi tiếng của Thủy Hử truyện. Nhân vật này cũng xuất hiện trong Kim Bình Mai - một phụ bản của Thủy Hử, và một số tác phẩm khác. Mặc dù xuất hiện trong tác phẩm nào, Võ Tòng luôn được xây dựng với hình ảnh là con người trượng nghĩa, dũng cảm và gắn liền với tích tay không đánh chết hổ trên đồi Cảnh Dương (thuộc thành phố Liễu Thành, tỉnh Quảng Đông ngày nay). Tuy nhiên, xung quanh nhân vật này, nhiều người còn hồ nghi vì tính chân thực của những câu chuyện liên quan. Liệu Võ Tòng có thực sự tay không đánh chết hổ và liệu nhân vật này có nguyên mẫu thực ngoài đời hay không?

    Bí mật về nguyên mẫu nhân vật Võ Tòng

    Trong Thủy Hử của Thi Nại Am, Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Gần đây, nhiều nhà sử học của tỉnh này, sau khi tiến hành nghiên cứu đã phát hiện ra một chi tiết vô cùng thú vị: Võ Tòng là một nhân vật có thật trong lịch sử của tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên, đó một con người có tài nhưng không đến mức đặc biệt như trong truyện Thuỷ Hử.

    Hiện nay, trong nhiều tài liệu liên quan đến lịch sử Trung Hoa như Lâm An huyện chí, Tây Hồ đại quan, Hàng Châu phủ chí đều có ghi nhận một quan tri huyện mang tên Võ Tòng. Nhân vật này sống ở thời Bắc Tống (1038-1227) và nổi tiếng trong vùng bởi tính liêm khiết, ưa chính nghĩa, hết lòng với công vịệc. Trong những tài liệu này cũng ghi lại một số đặc điểm của nhân vật này như sau: "Võ Tòng người Hàng Châu, cha mẹ trước đây vốn là một người chuyên đi bán những sản phẩm mỹ nghệ. ông có tướng mạo tráng kiện, mày ngài, ngực nở và đặc biệt có giọng nói rất hào sảng".

    Sử sách cũng ghi lại, sau khi lớn lên và đỗ đạt, Võ Tòng làm tới chức tri huyện Hàng Châu. Để miêu tả diện mạo và tính cách của nhân vật này, sách Hàng Châu phủ chí còn ghi: "Quan tri phủ Hàng Châu- Võ Tòng là người có võ nghệ cao cường, một nhân tài xuất chúng. Khi làm quan tri phủ, Võ Tòng luôn là một quan chức công tâm, không vụ lợi cho bản thân, vì thế được dân chúng vô cùng yêu mến. Tuy nhiên, tai họa đã giáng xuống đầu con người này khi ông đã xử tù con trai của một viên quan cấp cao hơn trong tỉnh. Kết quả là Võ Tòng đã bị bè cánh của viên quan kia hãm hại, vu oan, kết quả là ông bị tước chức và phải đi khỏi huyện Hàng Châu”.

    Người tiếp quản chức tri phủ của huyện Hàng Châu thay cho Võ Tòng là Thái Kim, con trai của Thái sư đương triều. Đây là viên đại gian thần với rất nhiều mưu mô thâm độc và cách thức để tham nhũng tiền bạc của triều đình. Khi lên nhậm chức, dựa vào địa vị của người cha, tên Thái Kim đã đặt ra một loạt những loại sưu thuế mới nhằm hà hiếp, bóc lột tài sản của người dân trong huyện. Dưới sự trị vì của tên tham quan này, dân chúng ở huyện Hàng Châu sống vô cùng khổ cực, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng kêu than và oán trách. Cũng từ khi Thái Kim lên làm huyện lệnh Hàng Châu, dân chúng vùng này đã đặt cho y một biệt danh là Thái Hổ - nhằm biểu lộ sự tàn ác hơn mãnh thú của viên quan này.

    Thấy tình cảnh khốn khó của nhân dân trong huyện, là một người ưa chính nghĩa, Võ Tòng đã không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Sau khi bị mất chức, ông đã nuôi một nỗi hận lớn với bọn tham quan và quyết tâm phải trừ khử bè lũ này, trừ mối nguy hại cho nhân dân trong vùng. Vào một ngày, Võ Tòng giấu một con dao đã được mài nhọn và hiên ngang đi đến tri phủ của huyện lệnh Hàng Châu. Khi tới nơi, Võ Tòng đã hùng dũng bước vào phòng của tên Thái Kim và với sự căm phẫn của người dân Hàng Châu, Võ Tòng đã đâm một nhát chí mạng, kết thúc cuộc đời của viên tham quan khét tiếng.

    Tuy nhiên, sau khi đâm chết viên huyện lệnh, Võ Tòng đã bị bắt và ngay lập tức bị xử tử. Để tưởng nhớ công ơn trừ khử được tham quan, giải họa cho dân chúng, nhân dân trong vùng Hàng Châu đã lập bia thờ Võ Tòng ngay cạnh phần mộ của ông. Sau khi đi qua khu vực này, nghe được câu chuyện của người dân, Thi Nại Am đã lấy một số tình tiết trong câu chuyện có thật về Võ Tòng để xây dựng nên một nhân vật cùng tên trong tác phẩm Thủy Hử nổi danh.

    Tích Võ Tòng giết hổ nhiều chỗ vô lí

    Trong hồi thứ 23 của Thủy Hử, gần như toàn bộ nội dung câu chuyện xoay quanh việc Võ Tòng tay không đánh chết hổ. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích văn học, xoay quanh câu chuyện này cũng có những tình tiết khá vô lý.

    Cụ thể như đoạn viết: "Võ Tòng vội giật lùi lại vào khoảng hai mươi thước, vừa hay khi ấy hai chân trước của cọp ta vồ xoài xuống chỗ đất ở trước mặt Võ Tòng, chàng liền vứt văng gậy ra một bên, rồi vung hai tay ra nắm lấy bờm con hổ mà ấn xuống đất. Hổ ta hết sức cựa dậy, song bị Võ Tòng cũng hết đè xuống, mà giơ gót cẳng nhè giữa mặt con hổ mà rọi lấy rọi để một hồi. Hổ tức mình kêu gầm rít lên, rồi hai chân sau cào đập cào xuống mặt đất, làm cho đống đất đằng sau lõm xuống hẳn như vũng sâu vậy. Mãi sau hổ ta mệt nhoài mệt lử không còn hơi sức nào cự lại được, Võ Tòng liền tay trái giữ chặt lấy bờm ấn xuống đất, rồi rút tay phải ra mà giơ những nắm đấm tay như sắt, hết sức bình sinh, đánh luôn cho năm bảy mươi quả đấm nữa. Hổ ta bị đấm một lúc, vọt máu tươi ra khắp cả mồm mũi và hai mắt, rồi chỉ thở lên hồng hộc, mà lử đi không cựa được".

    Trong đoạn văn này, nhiều người cho rằng có tình tiết khá vô lý. Ai cũng biết rằng hổ rừng có một sức khỏe phi thường và xét về độ dẻo dai thì chúng là vô địch thiên hạ. Tuy nhiên sau khi đọc đoạn miêu tả trên, độc giả có cảm giác sức mạnh của con hổ rừng này chỉ tương đương với một con chó nhỏ. Và việc đánh chết con hổ đầy uy lực và khét tiếng hung hãn của Võ Tòng lại diễn ra vô cùng nhanh gọn và đơn giản.

    Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu thực sự Võ Tòng tay không đánh chết một đối tượng được coi là mạnh nhất trong thế giới động vật? Và nếu như nhân vật này thực sự đánh chết được hổ thì thời gian đích thực là bao lâu hay chỉ trong thời gian ngắn ngủi như vậy?

    Tuy nhiên một số nhà bình luận cũng "bỏ qua" cho Thi Nại Am những tình tiết chưa được thật lôgic này. Họ cho rằng, thực chất Võ Tòng chỉ là nhân vật hư cấu trong một tác phẩm nghệ thuật nên việc ông có đánh chết được hổ như thế nào cũng không quan trọng. Vì đó cũng có thể chỉ là biểu tượng cho sức mạnh của con người, biểu tượng cho mong muốn làm được những việc mà tại thời điểm đó con người chưa thể thực hiện được.

    Còn phần lớn các ý kiến khác cho rằng, có thể Thi Nại Am vì đã nghe câu chuyện của nguyên mẫu Võ Tòng tại Hàng Châu giết chết tên tham quan có biệt danh Thái Hổ để gây dựng nên câu chuyện của Võ Tòng trong Thủy Hử. Việc xây dựng tình tiết Võ Tòng đánh chết hổ cũng có thể mang hàm ý, ước vọng của nhân dân: Dù cho thâm độc hiểm ác như thế nào thì cũng sẽ phải trả giá bởi những người chính nghĩa, quân tử. Với chi tiết mới này, bạn đọc hẳn sẽ hiểu hơn ý nghĩa ẩn trong truyện Thuỷ Hử.

    THUỶ BÌNH

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.

  6. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    windtran3110,
  7. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định Kỳ 4: Võ Tòng giết chị dâu vì yêu?

    Kỳ 4: Võ Tòng giết chị dâu vì yêu?

    Trong những kỳ trước, ĐS&PL đã giới thiệu, Võ Tòng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung hoa. Ngoài tích "tay không đánh hổ trên đồi Cảnh Dương" nhân vật này còn được biết đến nhiều qua chuyện giết chị dâu để trả thù cho anh trai. Theo một số sử sách còn lưu giữ thì ở thành phố Liệu Thành (Quảng Đông) đúng là có một người Phan Kim Liên, cũng có dòng họ Tây Môn. Nhưng chỉ có điều câu chuyện thực tế lại khác...






    Sự thật nguyên mẫu Phan Kim Liên

    Trong hồi thứ 25 của tiểu thuyết Thuỷ Hử, anh trai Võ Tòng tên Võ Đại Lang làm nghề bán bánh hấp, là người lùn, dung mạo xấu xí nhưng có vợ là Phan Kim Liên rất đẹp nhưng cũng rất đa tình. Nhân dịp Võ Tòng về thăm anh, Phan Kim Liên thấy hình dung tuấn kiệt, mấy lần đòi tư thông với Võ Tòng nhưng đều bị cự tuyệt.
    Sau đó Võ Tòng có việc phải đi xa, Phan Kim Liên ở nhà lựa lúc Võ Đại Lang đi bán bánh, tư thông với tên nhà giàu Tây Môn Khánh. Việc bị Võ Đại Lang phát hiện, hai người bày mưu rồi giết hại Võ Đại Lang. Vài ngày sau khi Võ Đại Lang chết, Võ Tòng quay về, nghe tin dữ liền đi báo quan. Nhưng quan sợ uy thế của Tây Môn Khánh, không dám xử. Thế là Võ Tòng, trước tiên tìm tới nhà giết chết Tây Môn Khánh cho hả giận, rồi mới tự mình đi tìm chứng cứ điều tra. Cuối cùng dưới sự chứng kiến của 3 người hàng xóm, Võ Tòng ép Phan Kim Liên khai nhận tội rồi mổ bụng, cắt đầu, đem ruột và đầu lên tế vong linh anh trai mình. Sau vụ này, Võ Tòng bị khép tội giết người, trên đường đi lưu đày, ông trốn thoát, gặp Lỗ Trí Thâm và cả hai cùng ý lên Lương Sơn Bạc.
    Là nhân vật trong tiểu thuyết Thủy Hử của nhà văn Thi Nại Am, và cũng là nhân vật trong truyện Kim Bình Mai của Vương Thế Trinh, sự xuất hiện của nhân vật Phan Kim Liên trong hai tác phẩm nổi tiếng này cũng có nhiều tình tiết khá giống nhau. Vì vậy, rất nhiều người đã đặt câu hỏi: Liệu nhân vật này có nguyên mẫu có thật ở ngoài đời hay không?
    Trong nhiều tài liệu còn ghi nhận được thì Phan Kim Liên là một nhân vật có thật ở ngoài đời. Người phụ nữ này cũng xuất thân từ vùng Dương Cốc tỉnh Quảng Đông. Hiện nay, dòng họ Phan Thị tại vùng Dương Cốc cũng đã nhận Phan Kim Liên chính là bà cô tổ của họ. Trong tư liệu lịch sử "Hương tổ bút ký" được lập ra từ những năm đầu tiên trong triều đại nhà Thanh tại Trung Quốc có ghi nhận: "Phía Tây Bắc ở vùng Dương Cốc có một gia tộc, người dân trong vùng gọi là gia tộc Tây Môn. Đây là một gia tộc lớn và giàu có bậc nhất trong vùng. Trong vùng cũng có dòng họ Phan Thị cũng khá nổi tiếng giàu có. Một lần tại gia tộc Tây Môn có biểu diễn vở kịch Thủy Hử truyện xúc phạm đến dòng họ Phan Thị. Lập tức dòng họ Phan Thị đã nổi cáu cho rằng họ dám xỉ nhục đến bà cô tổ của mình, gây nên vụ xô xát giữa hai bên. Sau đó, vụ xô xát này đã phải lên quan phủ để xử lý. Căn cứ vào tài liệu này, có thể thấy, Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh là nhân vật có thật trong lịch sử".
    Có thể thấy, từ hai nhân vật có thật trong lịch sử này, Thi Nại Am đã hư cấu để trở thành câu chuyện hấp dẫn với người đọc bởi những tình tiết mới.

    Hình tượng gây tranh cãi

    Nhiều tài liệu phân tích về Thủy Hử mặc dù coi hình tượng Phan Kim Liên là nhân vật điển hình cho tính tình lẳng lơ, dâm phụ trong văn học nhưng cũng coi người phụ nữ này là vật hy sinh cho chế độ hôn nhân sắp đặt không tình yêu tại thời phong kiến. Đây cũng là một phụ nữ có số phận bi thảm, đáng thương. Và Phan Kim Liên cũng là hình ảnh tượng trưng cho những người phụ nữ muốn được đến với tình yêu của mình nhưng cuối cùng phải nhận kết quả bi đát- một nhà phân tích đã nói.


    Hình ảnh Võ Tòng giết chị dâu trong phim Tân Thuỷ Hử

    Gần đây nhất, trong bộ phim Tân Thuỷ Hử của đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc- Cúc Giác Lượng, nhân vật Võ Tòng được xây dựng với một chi tiết khá gây sốc: Võ Tòng và chị dâu Phan Kim Liên có tình cảm với nhau. Để giải thích cho chi tiết này, đạo diễn Cúc Giác Lượng cho biết: "Trong bộ phim Tân Thuỷ Hử, những trường đoạn kinh điển như Võ Tòng say rượu đánh Tưởng Môn Thần hay Tây Môn Khánh tư thông với Phan Kim Liên đã quá kinh điển. Không cần miêu tả nhiều người xem cũng cảm nhận được ngữ cảnh, bối cảnh câu chuyện. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, vì vây mọi người cũng tiến bộ thêm cả về tri thức và nhu cầu giải trí. Trong phiên bản mới Tân thủy hử, chúng tôi đã chắt lọc thêm vào rất nhiều yếu tố mới và xem chúng như đại diện tiêu biểu nhất thể hiện mạch ngầm thời đại".
    Cũng theo ý kiến của vị đạo diễn này thì nguyên tác của Thi Nại Am có phần hơi khiên cưỡng. Ai cũng biết rằng, Phan Kim Liên là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và hấp dẫn. Không những thế, đây cũng là người phụ nữ đầu tiên có sự tiếp xúc thân mật với Võ Tòng vì ngay từ khi còn nhỏ nhân vật này đã không có mẹ. Cùng một thời gian dài sinh sống cùng nhà với người anh trai, thường xuyên được tiếp xúc với người phụ nữ đẹp như vậy, việc Võ Tòng có tình cảm với Phan Kim Liên là một điều dễ hiểu. Vì thế trong Tân Thuỷ Hử, chi tiết Võ Tòng phát sinh tình cảm với chị dâu tôi thấy không có gì đáng ngạc nhiên.
    Sau khi bộ phim Tân Thuỷ Hử được công chiếu trại Trung Quốc, chi tiết Võ Tòng yêu chị dâu đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều từ dư luận nước này. Tuy nhiên, đa phần ý kiến này đều không đồng ý với cách xây dựng nhân vật của đạo diễn Cúc Giác Lượng.
    Nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc- Ôn Hào Lượng sau khi xem bộ phim này đã có nhận xét như sau: "Phan Kim Liên có tình cảm với Võ Tòng thì có thể, còn như Võ Tòng có tình cảm với chị dâu mình thì điều này chắc chắn không có". Giải thích cho nhận xét này của mình, nhà biên kịch này cho biết: Sở dĩ Võ Tòng không thể có tình cảm với chị dâu vì đây là một nhân vật có nghĩa khí. Phan Kim Liên vốn là một người đàn bà lẳng lơ và nhục dục cao. Bản chất và tính khí của hai nhân vật này hoàn toàn khác nhau, nên việc phát sinh tình cảm từ phía Võ Tòng hoàn toàn không thể xảy ra. Phải tôn trọng hoàn toàn ý tứ của Thi Nại Am về miêu tả nhân vật cho tới quan hệ tình cảm.
    Tuy nhiên, không chỉ có những ý kiến phản đối với đạo diễn Cúc Giác Lượng, cũng có nhiều luồng dư luận đồng tình cho rằng, việc Võ Tòng và chị dâu Phan Kim Liên yêu nhau hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa, nhiều nguồn dư luận bất nhất của Trung Quốc còn có ý kiến, thực chất nguyên gốc Võ Tòng ở ngoài đời không phải giết chị dâu để trả thù cho anh mà Võ Tòng đã âm mưu đầu độc anh trai để được yêu chị dâu.
    Sở dĩ có những nguồn dư luận này là bởi vì đối với người tráng kiện, oai hùng như Võ Tòng lại để người phụ nữ đẹp như Phan Kim Liên lấy anh trai mình- một người có dung mạo xấu xí là việc khó có thể chấp nhận. Sau khi mối quan hệ bất chính giữa em chồng và chị dâu bị phát hiện, Võ Tòng đã ra tay đầu độc anh trai và chạy trốn. Phan Kim Liên vì biết được chuyện này nên đã báo quan phủ là Tây Môn Khánh nhằm vây bắt Võ Tòng. Do tức giận trước hành động của chị dâu, Võ Tòng đã vu cho Phan Kim Liên có hành vi tư thông bất chính với Tây Môn Khánh và đã ra tay hạ sát. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định không có cơ sở, chỉ là những suy đoán mà nhiều người cho rằng hợp tính lô gíc hơn nguyên tác của Thi Nại Am (!).

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.

  8. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    windtran3110,
  9. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định

    Kỳ 5: Cuộc đời cay đắng của Báo tử đầu Lâm Xung



    Lâm Xung, ngoại hiệu Báo tử đầu là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Trong Thủy Hử, Lâm Xung được khắc hoạ đậm nét, "là một vị quan nhân đầu bịt khăn xanh mình mặc lạc bào tay cầm quạt Tây Xuyên, đầu beo, mắt tròn, hàm én, râu cọp, mình cao tám thước". Tuy nhiên, cuộc đời thực của nhân vật này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.

    Lâm Xung là đồng môn với Nhạc Phi ?

    Cùng với Quan Thắng, Tần Minh, Hô Duyên Chước, Lâm Xung là một trong những người có võ công cao cường nhất Lương Sơn Bạc, có kỹ thuật đánh trường thương cực kỳ điêu luyện. Cuộc đời Lâm Xung trước khi lên Lương Sơn rất éo le: Bị bạn thân là Lục Khiêm phản bội và bị bọn gian thần hãm hại đến thân bại danh liệt mất hết nhà cửa vợ bị giết chết! Lâm Xung vốn có thù sâu với Cao Cầu, nhưng lần nào cũng không giết được Cao Cầu. Một lần nghĩa quân Lương Sơn bắt được Cao Cầu, được Lỗ Trí Thâm báo tin Lâm Xung rất lấy làm vui mừng mang đao định giết chết hắn nhưng bị Tống Giang ngăn cản không cho giết, Lâm Xung lấy làm uất hận thổ huyết! Sau khi đánh bại Phương Lạp, Lâm Xung bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc. Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời.
    Để nói về cuộc đời được miêu tả là vị giáo đầu từng chỉ huy 80 vạn cấm quân tại Đông Kinh này, người ta có thể đúc kết một câu là: Cuộc đời bi tráng của một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất cùng mối thù mang vào cõi thiên thu. Xoay quanh về nhân vật Lâm Xung, đã có rất nhiều tài liệu ghi rằng đó chỉ là một nhân vật hư cấu, không có thực ngoài đời. Tuy nhiên, cũng có tài liệu lại ghi rằng: Lâm Xung với anh hùng dân tộc Trung Quốc- Nhạc Phi đã từng là đồng môn và có chung một vị sư phụ có tên Chu Đồng.

    Nhạc Phi (1103 - 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần. Trong một số tài liệu đến nay vẫn còn ghi lại, Nhạc Phi chính là đồ đệ của chân truyền Thiếu Lâm- Chu Đồng. Chu Đồng cũng đã từng ra làm tướng dưới thời vua Tống Huy Tông nhà bắc Tống- Trung Quốc. Tuy nhiên do chán ghét thói xu nịnh của đám tham quan và sự bất tài của hoàng đế nên ông từ quan về quê mở lớp dạy võ Thiếu Lâm.

    Theo những gì sử sách Trung Hoa còn ghi lại thì: "Chu Đồng có hai đồ đệ có tài nghệ hơn người có tên: Lư Tuấn Nghĩa và Lâm Xung. Lư Tuấn Nghĩa khi trưởng thành do gia đình giàu có nên không có tham vọng làm quan. Lâm Xung sau một thời gian làm quan trong triều cũng trở về quê, thay thế Chu Đồng tiếp nhận trường dạy Võ Lâm khi thầy Chu già yếu.

    Nhạc Phi là đồ đệ sau này của Chu Đồng, cùng với Lư Tuấn Ngữ và Lâm Xung, nhân vật này cũng là một môn đồ có võ công cao cường. Tuy nhiên, so với võ nghệ của Lư Tuấn Nghĩa và Lâm Xung thì võ công của Nhạc Phi chưa đạt tầm.

    Nghi án Lâm Xung yêu Hổ Tam Nương

    Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn hùng cứ một phương, ít người nhắc đến 3 vị phụ nữ hiếm hoi - những người thổi luồng gió mới mẻ vào các vị hảo hán vốn chỉ mang nặng mối thù sâu đậm với triều đình nhà Tống. Cũng trong 3 vị anh hùng là nữ giới này, ít ai nhắc tới mối tình thầm kín giữa đệ nhất mỹ nhân Lương Sơn Bạc- Nhất Trượng Thanh Hổ Tam Nương và người có võ công cao cường nhất Lương Sơn- Báo tử đầu Lâm Xung. Chuyện tình giữa cặp trai tài gái sắc này sẽ kết thúc có hậu nếu như không có sự can thiệp thô bạo từ Tống Giang.

    Trước khi bị Lâm Xung bắt sống và trở thành người của Lương Sơn Bạc, Hổ Tam Nương đã có đính ước hôn sự với công tử thứ ba của nhà họ Chúc. Mặc dù hai gia đình chưa có ngày giờ chính thức cho hôn sự này, nhưng Hổ Tam Nương đã từng nói với phụ thân của mình rằng: "Dù chết cũng không nghe theo sự sắp đặt". Từ tình tiết này cho thấy, Hổ Tam Nương là một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, không chịu sự dàn xếp của người khác đối với cuộc đời của mình.

    Trong hồi thứ 47 của Thuỷ Hử truyện, khi Hổ Tam Nương xuất quân và tiến đánh quân Lương Sơn, chính cô đã là người đánh bại và bắt sống Vương Nụy Hổ- người sau này đã trở thành chồng cô do sự sắp đặt của Tống Giang. Sau trận đánh này, Hổ Tam Nương đã biết rằng họ Vương vừa lùn vừa háo sắc đó không thể là đối thủ của cô trên trận địa. Chỉ đến khi có sự ra tay của Lâm Xung, một trong những người có võ nghệ cao cường nhất Lương Sơn thì Hổ Tam Nương mới chịu khuất phục.

    Mặc dù sau khi bị bắt, Hổ Tam Nương có một mối thù sâu nặng với Lâm Xung, nhưng khi đã lên Lương Sơn và gia nhập đội quân của 108 vị anh hùng hảo hán, nhân vật này lại luôn tỏ ra nhẹ nhàng và ân cần khi tiếp xúc với Báo tử đầu. Khác với khí thế hừng hực của một võ tướng khi xuất quân, trở về Lương Sơn với cuộc sống thường nhật, Lâm Xung luôn tỏ ra là một nhân vật điềm đạm, chung thuỷ và là một chính nhân quân tử so với những nhân vật khác trong các anh hùng hảo hán. Và như vậy, sự cảm phục, ngưỡng mộ Lâm Xung- một chính nhân quân tử của Lương Sơn từ người con gái mang tên Hổ Tam Nương là một điều dễ hiểu.

    Theo những gì Thi Nại Am miêu tả trong Thuỷ Hử, khi lên Lương Sơn, vì còn nặng lòng với người vợ đã khuất núi, Lâm Xung hầu như ngày nào cũng ngắm trăng và tưởng nhớ tới cố nhân của mình. Điều này đã khiến cho Hổ Tam Nương cảm thấy có một sự cảm thông và kính phục với tấm lòng chung thuỷ của Lâm Xung dành cho vợ. Khi lên Lương Sơn, hàng ngày được tiếp xúc với vị Giáo đầu- thủ lĩnh của hơn 80 vạn cấm quân, vừa cảm nhận được tấm lòng của một người đàn ông chung thuỷ, Hổ Tam Nương đã nhận thấy có những rung cảm khác lạ đối với Lâm Xung. Hơn nữa, cặp đôi Lâm Xung- Hổ Tam Nương sẽ được cho là xứng đôi vừa lứa nếu như được Tống Giang kết hợp. Một bên Lâm Xung là trai tài, một bên Hổ Tam Nương là nữ sắc, cả hai bên đều đơn thân khi gia nhập nghĩa quân Lương Sơn Bạc, nếu như được chung một mái nhà thì không có gì phải bàn cãi.. Tuy nhiên, sự đời không đơn giản như nhiều người nghĩ.

    Mặc dù là một nữ tướng nhưng cũng giống như những người con gái khác cùng thời, việc biểu lộ cảm xúc yêu đương trước với một nam giới được coi là... cấm kỵ. Chính vì thế, cuộc đời của Hổ Tam Nương đã có bước ngoặt mới khi bị Tống Giang ép gả cho kẻ bại trận dưới tay cô trước đây- Vương Nụy Hổ.
    Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng: "Sở dĩ Thi Nại Am cho Hổ Tam Nương kết hôn với Vương Nụy Hổ cũng chỉ nói lên một hiện tượng xã hội đương thời: Trong chế độ phong kiến Trung Hoa cũ, dù cho có tài sắc thế nào nhưng thân phận người phụ nữ vẫn luôn bị coi là thấp hèn. Họ có thể trở thành món đồ trao đổi trong các cuộc thương lượng chính trị của giới đàn ông.

    THỦY BÌNH

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.

    ---QC---


  10. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    xuantung,
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status