TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 15 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 72

Chủ đề: Thơ Tứ Tuyệt

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,398
    Xu
    0

    Mặc định Thơ Tứ Tuyệt

    Được sự đồng ý của bạn Thứ Lang,mk2006 xin post lên để các bạn tham khảo.

    link: http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=45


    Trích dẫn Gửi bởi Thứ Lang Xem bài viết
    BÀI I

    THƠ TỨ TUYỆT

    Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
    Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
    Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
    Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối)

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

    BẢNG LUẬT:

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)

    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ
    Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
    Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
    Để đón giao thừa thỏa ước mơ

    Thứ Lang


    2.
    Dõi mắt tìm ai tận cuối trời
    Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi
    Cay cay giọt lệ sầu chan chứa
    Mộng ước tình ta đã rã rời

    Thứ Lang


    3.
    Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu
    Đôi mình cách trở bởi vì đâu
    Canh tàn khắc lụn hồn tê tái
    Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu

    Thứ Lang


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối)

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

    BẢNG LUẬT:

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Đôi mình cách biển lại ngăn sông
    Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng
    Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm
    Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông

    Thứ Lang


    2.
    Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man
    Mộng ước tình ta đã lụn tàn
    Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích
    Mi buồn lệ ứa mãi không tan

    Thứ Lang


    3.
    Rừng phong nhuộm tím cả khung trời
    Lá úa lìa cành gió cuốn rơi
    Lối cũ đường xưa em đếm bước
    Miên man kỷ niệm đã xa vời

    Sau đây là Luật về Điệu thơ:

    Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.

    Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau:

    1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.

    2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.

    3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ.



    Thứ Lang
    ---QC---
    Mòn mỏi cô liêu ngóng bóng chiều.
    Cung đàn hờ hững những đăm chiêu.
    Mênh mang khói tỏa lao xao sóng.
    Sóng mắt sóng đời sóng liêu xiêu.
    8.9.08


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    dianguc8966,
  3. #2
    gangz's Avatar
    gangz Đang Ngoại tuyến Tiếu Ngạo Giang Hồ Thông Ngữ học đồ
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Đang ở
    Gây gổ trấn
    Bài viết
    5,939
    Xu
    0

    Mặc định

    Làm một bài thơ chuẩn luận trắc vần bằng với ank em

    Nhớ nhớ thương thương một mối tình.
    Đêm về chẳng ngủ nhớ người xinh
    Tương tư tới tận canh hai sáng
    Ngắm ngắm trăng sao nghĩ một mình .
    Lần sửa cuối bởi gangz, ngày 28-07-2008 lúc 13:19.


    Hidden Content


    Thiên Hạ Hội
    QHASD Nr.91:Găng Lên Xử Hết
    Cái Bang Trạm Chủ Thông Tin Trạm
    Phong Lưu Bang - Gangz gây gổ

    Hidden Content

    Hidden Content



  4. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,398
    Xu
    0

    Mặc định

    Sau đây là bài II của thơ Tứ Tuyệt.Xin chân thành cám ơn bạn Thứ Lang đã cho chúng tôi sử dụng bài viết này.

    link : http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=46

    Trích dẫn Gửi bởi Thứ Lang Xem bài viết
    BÀI II

    THƠ TỨ TUYỆT VẦN BẰNG - 2 VẦN

    Thơ Tứ Tuyệt Vần Bằng 2 vần cũng có hai thể:
    - Luật Trắc Vần Bằng.
    - Luật Bằng Vần Bằng.

    Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần.

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần:

    1. THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)

    BẢNG LUẬT:


    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Trước khi đi vào chi tiết của bài Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần, chúng ta thử cùng nhau ngắt bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra thành nhiều bài Tứ Tuyệt để "nghiên cứu" và phân tích.

    Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 5 bài thơ Tứ Tuyệt theo 5 cách như sau:
    - Bài 1: 4 câu đầu (1-4).
    - Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ).
    - Bài 3: 4 câu giữa (3-6).
    - Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ).
    - Bài 5: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu 5-6.

    Thí dụ: bài thơ sau đây:

    THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    Bà Huyện Thanh Quan


    Ngắt ra:

    1.
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

    2.
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    3.
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương

    4.
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    5.
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương


    Nhận xét:

    Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.
    Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
    Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
    Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.
    Bài 5: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.

    Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần.

    Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (còn gọi là đối ngẫu).
    Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường thì chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú thì bắt buộc phải có đối như đã nói trên.

    Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ý (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được.

    Bây giờ trở lại ý chính của bài Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Vì chưa làm thơ Thất Ngôn Bát Cú nên chúng ta chỉ làm thơ Tứ Tuyệt không có đối (tương tự như loại 3 vần mà chúng ta đã làm ở bài 1).

    Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu làm bài thực hành

    BẢNG LUẬT:


    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)


    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Xác pháo còn vương màu mực tím
    Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương
    Nhưng ai lại nỡ quên thề ước
    Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường

    Thứ Lang


    2.
    Đọc áng thơ sầu sa nước mắt
    Nghe lời giã biệt giọt châu rơi
    Trời cao nỡ đoạn tình đôi lứa
    Kẻ nhớ người thương khổ cả đời

    Thứ Lang


    3.
    Yến phượng lìa đàn ai oán thảm
    Uyên ương lẻ bạn ngẩn ngơ sầu
    Đôi ta cách trở ngàn sông núi
    Ngắm mảnh trăng tàn lệ thấm bâu

    Thứ Lang


    4.
    Nếu chẳng cùng em chung lối mộng
    Anh vào cửa Phật nguyện tu hành
    Chuông chiều mõ sớm quên tình lụy
    Gởi lại am thiền mái tóc xanh

    Thứ Lang


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)

    BẢNG LUẬT:

    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.


    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Hè về đỏ thắm màu hoa phượng
    Ánh mắt buồn tênh buổi bãi trường
    Gạt lệ chia tay người mỗi ngã
    Âm thầm cố nén giọt sầu thương

    Thứ Lang


    2.
    Trên sông khói sóng buồn hiu hắt
    Dõi mắt phương trời nhớ cố hương
    Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh
    Thương ai khắc khoải đoạn can trường

    Thứ Lang
    Mòn mỏi cô liêu ngóng bóng chiều.
    Cung đàn hờ hững những đăm chiêu.
    Mênh mang khói tỏa lao xao sóng.
    Sóng mắt sóng đời sóng liêu xiêu.
    8.9.08

  5. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  6. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Đang ở
    Cõi Thiên Thai
    Bài viết
    602
    Xu
    0

    Mặc định

    Thả nổi đường thi ta lã lướt
    Thơ buồn nũng nịu muốn duyên cơ!
    Nhân gian thế phú mênh mông quá
    Luống thẹn câu thề với cõi mơ.!
    Xuân hạ thu đông được một năm
    Bánh hoa hương quả đổi một rằm
    Tiền tài danh đức vinh đời cuộc
    Một thước tình này thỏa em chăng?

  7. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,398
    Xu
    0

    Mặc định

    Tiếp tục Tứ Tuyệt nào, "TỨ TUYỆT VẦN BẰNG CÓ ĐỐI"



    Trích dẫn Gửi bởi Thứ Lang Xem bài viết
    BÀI IV - TỨ TUYỆT VẦN BẰNG CÓ ĐỐI


    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI)

    Chúng ta bắt đầu với Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng có đối:

    A. BẢNG LUẬT 1 (3 vần):

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
    T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)

    Thí dụ:

    Kẻ cuối người đầu một bến Tương
    Cùng nhau thức trọn suốt đêm trường
    Duyên thơ ý hợp lòng lưu luyến
    Nghĩa bút tâm đồng dạ vấn vương

    Thứ Lang


    B. BẢNG LUẬT 2 (2 vần):

    T - T - B - B - B - T - T (đối với câu dưới)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối với câu trên)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)

    Thí dụ:

    Nguyệt lão không se đường chỉ thắm
    Tơ ông chẳng buộc mối dây hường
    Trăng thề đã vỡ làm hai mảnh
    Biển thảm non sầu mãi nhớ thương

    Thứ Lang


    II. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI)

    A. BẢNG LUẬT 1 (3 VẦN):

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)

    Bài thơ thí dụ:

    Chia tay buổi ấy nát can trường
    Gió lạnh ga chiều trắng xóa sương
    Lảnh lót còi tàu tan bóng nguyệt
    Âm u cột khói quyện hàng dương

    Thứ Lang


    B. BẢNG LUẬT 2 (2 VẦN):

    B - B - T - T - B - B - T (đối với câu dưới)
    T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối với câu trên)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)

    Bài thơ thí dụ:

    Nhìn theo mắt tủi tuôn dòng nhớ
    Ngoảnh lại mi sầu ứa giọt thương
    Vẫy vẫy tay chào che ngấn lệ
    Vì đâu mỗi đứa một con đường

    Thứ Lang
    Mòn mỏi cô liêu ngóng bóng chiều.
    Cung đàn hờ hững những đăm chiêu.
    Mênh mang khói tỏa lao xao sóng.
    Sóng mắt sóng đời sóng liêu xiêu.
    8.9.08

    ---QC---


  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 1 của 15 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status